Tắc ống dẫn trứng gây vô sinh và thai ngoài tử cung
Vì sao tắc ống dẫn trứng gây vô sinh và thai ngoài tử cung? Nhiễm khuẩn ở cổ tử cung và vòi trứng được coi là một trong số nguyên nhân gây hiếm muộn hay gặp nhiều nhất.
Riêng bệnh lý ở vòi trứng có thể gây hiếm muộn bao gồm:
+ Tắc vòi trứng, có thể do nhiễm khuẩn hoặc do lạc nội mạc tử cung và chiếm tỷ lệ khoảng 40 - 50% và thường được phát hiện bằng chụp tử cung - vòi trứng.
+ Tổn thương lành tính ở vòi trứng thường không thể hiện triệu chứng gì nhưng có thể sờ nắn thấy khi khám phụ khoa, nhiều khi tình cờ phát hiện trong lúc mổ vì một bệnh lý khác ở vùng tiểu khung. Những hình thái bệnh lý ở vòi trứng cũng có thể làm cho phụ nữ bị hiếm muộn.
+ Điều trị nội khoa hiếm muộn do tắc vòi trứng (bơm hơi vòi trứng hoặc dùng thuốc kháng viêm corticoid bơm vào vòi trứng kết hợp với kháng sinh) có thể giải quyết được 8 - 10% số trường hợp, số còn lại cần phải điều trị bằng phẫu thuật (vi phẫu thuật được thực hiện dưới kính hiển vi để có thể nối 2 đầu vòi trứng...) hoặc qua soi ổ bụng, soi buồng tử cung để gỡ dính, lấy nhân dưới niêm mạc tử cung, cắt vách ngăn tử cung...
+ Vòi trứng bị nhiễm khuẩn có thể để lại di chứng là sẹo và tắc vòi nên nhiều khi trứng đã gặp tinh trùng ở vòi trứng nhưng không thể di chuyển về tử cung để làm tổ mà phát triển ngay tại vòi trứng, gây thai ngoài tử cung. Nhưng vòi trứng không phải là nơi thích hợp để thai phát triển, không thể giãn to theo sự tăng trưởng của thai, vì thế gây cảm giác đau và có thể vỡ. Nếu vỡ vòi trứng thì là một biến chứng chảy máu nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong nếu không được mổ kịp thời và được truyền máu.
Vì sao tắc ống dẫn trứng gây vô sinh và thai ngoài tử cung? Nhiễm khuẩn ở cổ tử cung và vòi trứng được coi là một trong số nguyên nhân gây hiếm muộn hay gặp nhiều nhất.
+ Tắc vòi trứng, có thể do nhiễm khuẩn hoặc do lạc nội mạc tử cung và chiếm tỷ lệ khoảng 40 - 50% và thường được phát hiện bằng chụp tử cung - vòi trứng.
+ Tổn thương lành tính ở vòi trứng thường không thể hiện triệu chứng gì nhưng có thể sờ nắn thấy khi khám phụ khoa, nhiều khi tình cờ phát hiện trong lúc mổ vì một bệnh lý khác ở vùng tiểu khung. Những hình thái bệnh lý ở vòi trứng cũng có thể làm cho phụ nữ bị hiếm muộn.
+ Điều trị nội khoa hiếm muộn do tắc vòi trứng (bơm hơi vòi trứng hoặc dùng thuốc kháng viêm corticoid bơm vào vòi trứng kết hợp với kháng sinh) có thể giải quyết được 8 - 10% số trường hợp, số còn lại cần phải điều trị bằng phẫu thuật (vi phẫu thuật được thực hiện dưới kính hiển vi để có thể nối 2 đầu vòi trứng...) hoặc qua soi ổ bụng, soi buồng tử cung để gỡ dính, lấy nhân dưới niêm mạc tử cung, cắt vách ngăn tử cung...
+ Vòi trứng bị nhiễm khuẩn có thể để lại di chứng là sẹo và tắc vòi nên nhiều khi trứng đã gặp tinh trùng ở vòi trứng nhưng không thể di chuyển về tử cung để làm tổ mà phát triển ngay tại vòi trứng, gây thai ngoài tử cung. Nhưng vòi trứng không phải là nơi thích hợp để thai phát triển, không thể giãn to theo sự tăng trưởng của thai, vì thế gây cảm giác đau và có thể vỡ. Nếu vỡ vòi trứng thì là một biến chứng chảy máu nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong nếu không được mổ kịp thời và được truyền máu.