Sử dụng bình nước nóng sao cho bền, tiết kiệm điện và an toàn là điều mà không phải gia đình nào cũng biết. Nếu nhà bạn có bình nước nóng thì nên tham khảo bài viết sau nhé.
Nhiều gia đình vẫn luôn bật bình nước nóng suốt cả ngày, trong khi đó, theo lời khuyên của kĩ thuật viên ngành điện, chỉ nên bật bình nước nóng trước khi tắm từ 5 đến phút và nên tắt bình trước khi tắm.
Với công suất tiêu thụ từ 1.500 – 5.000 Watt, các loại bình nước nóng chiếm tới gần 20% điện năng tiêu thụ trong gia đình. Trong lúc giá điện tính lũy tiến một cách đắt đỏ như hiện nay, sử dụng bình nước nóng hợp lí sẽ giúp cho các hộ gia đình tiết kiệm đáng kể tiền điện, không chỉ vậy, sản phẩm này sẽ tăng độ bền lên gấp nhiều lần.
Trên thị trường hiện có khá nhiều loại bình nước nóng khác nhau, như: loại bình nước nóng trực tiếp; bình nước nóng gián tiếp; bình nước nóng tức thời sử dụng gas; bình nước nóng sử dụng bơm nhiệt (gián tiếp),…Ngoài ra còn có loại bình nước nóng sử dụng bằng năng lượng mặt trời.
Nhiều hộ gia đình vẫn có thói quen bật bình nước nóng cả ngày
Với loại bình nước nóng trực tiếp, thường có dung tích nhỏ, chỉ khoảng 1 lít; sử dụng sợi đốt điện công suất từ 3,0-5,0 kW. Loại bình này không trữ được nước nóng . Nước lạnh chảy trực tiếp qua bình và được làm nóng bằng dây đốt chỉ sau vài giây. Do kích thước nhỏ gọn nên loại sản phẩm này phù hợp với không gian chật hẹp.
Loại bình nước nóng gián tiếp sử dụng sợi đốt có công suất từ 1,5-2,5 kW. Bình chứa nước của sản phẩm này có kích cỡ lớn, từ 15 đến 60 lít, có thể trữ nước nóng sau một ngày. Thời gian đun nóng nước khoảng từ 5- 10 phút.
Sản phẩm này có kích thước lớn, do đó cần phải lắp đặt chắc chắn do khá nặng. Theo một số kĩ thuật viên tư vấn, sản phẩm này khá phù hợp với hầu hết các hộ gia đình, đặc biệt, nếu sử dụng bồn tắm thì máy nước nóng gián tiếp sẽ là lựa chọn khá phù tốt.
Bình nước nóng sử dụng bơm nhiệt (gián tiếp), sử dụng công nghệ bơm nhiệt, từ 1,5 – 3 kW, dung tích bình chứa thường lớn hơn 100 lít. Loại này khá phù hợp với gia đình đông người.
Nhiều hộ gia đình vẫn có thói quen bật bình nước nóng cả ngày
Loại bình nước nóng tức thời sử dụng gas thường có dung tích nhỏ, không trữ được nước nóng; loại này cấp nước nóng tức thời khi mở vòi.
Sau một thời gian đã sử dụng, nhiều người tiêu dùng cho biết, loại này dùng khá bất tiện và không an toàn. Đặc biệt, khi thời tiết lạnh, dùng nước nóng từ loại bình này không đạt được độ nóng cần thiết khi tắm. Lắp đặt loại bình nước nóng tức từ cũng khá phức tạp, do phải có ống cấp gas và thoát khí thải.
Theo tư vấn của các kĩ thuật viên, người tiêu dùng nên chọn mua loại bình và dung tích phù hợp với tập quán và nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, để tăng độ bền, tiết kiệm điện…người tiêu dùng cần lưu ý một số cách sử dụng và bảo dưỡng bình nước nóng. Theo đó, nên cài đặt nhiệt độ trong khoảng 36 độ C đến 40 độ C.
Nhiều gia đình khi sử dụng, thường chỉ biết bật nước nóng và dùng, hoàn toàn không chú ý nhiều tới thông số này.
Một lưu ý khác, chỉ bật nước nóng trước khi tắm từ 5 đến 10 phút và nên tắt bình trước khi tắm; Với loại bình nước nóng tức thời, nên mở vòi vừa đủ, trách lưu lượng sử dụng quá cao.Nếu nguồn nước cấp đủ áp lực thì không cần dùng bơm tăng áp.
Các nhà sản xuất cũng đưa ra khuyến cáo, người sử dụng nên kiểm tra que thử cặn trong bình nước nóng (loại bình nước nóng gián tiếp) định kỳ 6 tháng/lần, súc và xả cặn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nên thay bình mới nếu bình đã quá cũ, bám nhiều cặn.
Trong một số trường hợp bình nước nóng lại không nóng, các kĩ thuật viên đã đưa ra một số nguyên nhân: do mất nguồn; hỏng bo mạch điều khiển; hỏng thanh điện trở đốt nóng; nút canh chỉnh nhiệt bị hỏng; đối với loại máy nước nóng trực tiếp, có thể là bơm áp lực quá nhanh khiến nước không kịp làm nóng; đối với các loại bình nước nóng gián tiếp, do sử dụng quá công suất…
Trong một số trường hợp người tiêu dùng có thể tự kiểm tra đến khắc phục, như: kiểm tra dây dẫn đến máy xem có bị đứt hay không. Đối với các trường hợp không nóng do áp lực nước quá mạnh khiến thanh điện trở không kịp đốt nóng, người tiêu dùng cần chỉnh lại lượng nước và bơm áp lực.
Theo Tiến Vinh
Vnmedia/Megafun
Nhiều gia đình vẫn luôn bật bình nước nóng suốt cả ngày, trong khi đó, theo lời khuyên của kĩ thuật viên ngành điện, chỉ nên bật bình nước nóng trước khi tắm từ 5 đến phút và nên tắt bình trước khi tắm.
Với công suất tiêu thụ từ 1.500 – 5.000 Watt, các loại bình nước nóng chiếm tới gần 20% điện năng tiêu thụ trong gia đình. Trong lúc giá điện tính lũy tiến một cách đắt đỏ như hiện nay, sử dụng bình nước nóng hợp lí sẽ giúp cho các hộ gia đình tiết kiệm đáng kể tiền điện, không chỉ vậy, sản phẩm này sẽ tăng độ bền lên gấp nhiều lần.
Trên thị trường hiện có khá nhiều loại bình nước nóng khác nhau, như: loại bình nước nóng trực tiếp; bình nước nóng gián tiếp; bình nước nóng tức thời sử dụng gas; bình nước nóng sử dụng bơm nhiệt (gián tiếp),…Ngoài ra còn có loại bình nước nóng sử dụng bằng năng lượng mặt trời.
Nhiều hộ gia đình vẫn có thói quen bật bình nước nóng cả ngày
Với loại bình nước nóng trực tiếp, thường có dung tích nhỏ, chỉ khoảng 1 lít; sử dụng sợi đốt điện công suất từ 3,0-5,0 kW. Loại bình này không trữ được nước nóng . Nước lạnh chảy trực tiếp qua bình và được làm nóng bằng dây đốt chỉ sau vài giây. Do kích thước nhỏ gọn nên loại sản phẩm này phù hợp với không gian chật hẹp.
Loại bình nước nóng gián tiếp sử dụng sợi đốt có công suất từ 1,5-2,5 kW. Bình chứa nước của sản phẩm này có kích cỡ lớn, từ 15 đến 60 lít, có thể trữ nước nóng sau một ngày. Thời gian đun nóng nước khoảng từ 5- 10 phút.
Sản phẩm này có kích thước lớn, do đó cần phải lắp đặt chắc chắn do khá nặng. Theo một số kĩ thuật viên tư vấn, sản phẩm này khá phù hợp với hầu hết các hộ gia đình, đặc biệt, nếu sử dụng bồn tắm thì máy nước nóng gián tiếp sẽ là lựa chọn khá phù tốt.
Bình nước nóng sử dụng bơm nhiệt (gián tiếp), sử dụng công nghệ bơm nhiệt, từ 1,5 – 3 kW, dung tích bình chứa thường lớn hơn 100 lít. Loại này khá phù hợp với gia đình đông người.
Nhiều hộ gia đình vẫn có thói quen bật bình nước nóng cả ngày
Loại bình nước nóng tức thời sử dụng gas thường có dung tích nhỏ, không trữ được nước nóng; loại này cấp nước nóng tức thời khi mở vòi.
Sau một thời gian đã sử dụng, nhiều người tiêu dùng cho biết, loại này dùng khá bất tiện và không an toàn. Đặc biệt, khi thời tiết lạnh, dùng nước nóng từ loại bình này không đạt được độ nóng cần thiết khi tắm. Lắp đặt loại bình nước nóng tức từ cũng khá phức tạp, do phải có ống cấp gas và thoát khí thải.
Theo tư vấn của các kĩ thuật viên, người tiêu dùng nên chọn mua loại bình và dung tích phù hợp với tập quán và nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, để tăng độ bền, tiết kiệm điện…người tiêu dùng cần lưu ý một số cách sử dụng và bảo dưỡng bình nước nóng. Theo đó, nên cài đặt nhiệt độ trong khoảng 36 độ C đến 40 độ C.
Nhiều gia đình khi sử dụng, thường chỉ biết bật nước nóng và dùng, hoàn toàn không chú ý nhiều tới thông số này.
Một lưu ý khác, chỉ bật nước nóng trước khi tắm từ 5 đến 10 phút và nên tắt bình trước khi tắm; Với loại bình nước nóng tức thời, nên mở vòi vừa đủ, trách lưu lượng sử dụng quá cao.Nếu nguồn nước cấp đủ áp lực thì không cần dùng bơm tăng áp.
Các nhà sản xuất cũng đưa ra khuyến cáo, người sử dụng nên kiểm tra que thử cặn trong bình nước nóng (loại bình nước nóng gián tiếp) định kỳ 6 tháng/lần, súc và xả cặn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nên thay bình mới nếu bình đã quá cũ, bám nhiều cặn.
Trong một số trường hợp bình nước nóng lại không nóng, các kĩ thuật viên đã đưa ra một số nguyên nhân: do mất nguồn; hỏng bo mạch điều khiển; hỏng thanh điện trở đốt nóng; nút canh chỉnh nhiệt bị hỏng; đối với loại máy nước nóng trực tiếp, có thể là bơm áp lực quá nhanh khiến nước không kịp làm nóng; đối với các loại bình nước nóng gián tiếp, do sử dụng quá công suất…
Trong một số trường hợp người tiêu dùng có thể tự kiểm tra đến khắc phục, như: kiểm tra dây dẫn đến máy xem có bị đứt hay không. Đối với các trường hợp không nóng do áp lực nước quá mạnh khiến thanh điện trở không kịp đốt nóng, người tiêu dùng cần chỉnh lại lượng nước và bơm áp lực.
Theo Tiến Vinh
Vnmedia/Megafun