Trong bất kỳ mối quan hệ nào, giao tiếp cũng là nhu cầu kết nối tình cảm con người. Qua đó, đôi bên mới có cơ hội thấu hiểu, thông cảm cho tâm tư và đáp ứng mong ước, nguyện vọng của nhau.
Phát điên vì chồng “im như thóc”
Vắng lặng, buồn tẻ là cảm giác mà chị Hương thấy mỗi khi bước chân từ cơ quan về nhà với chồng. Anh Trường là người chồng tốt, cũng giúp đỡ vợ trong những công việc gia đình nhưng chị chán anh bởi anh quá kiệm lời.
Ngày yêu nhau chị hạnh phúc lắm, oai lắm vì được tiếng “át vía được thằng bé” – bạn bè chị trêu thế. Bởi anh hiền chỉ lắng nghe mà chẳng nói. Rồi chị cũng rung rinh khoái chí khi bạn bè bảo chồng hiền là sướng, sau này tha hồ chiều chuộng mình mà mình thích làm gì thì làm.
Nhưng đến tận bây giờ, mặc dù anh vẫn hiền, vẫn bị át vía đều đặn nhưng chị chán đến tận cổ mỗi khi phải độc thoại trong nhà.
Chị than thở, lấy bao gương “anh hàng xóm điểm 10” ra đe nẹt: “Anh xem, có ông chồng nào như anh không? Về nhà là im im cầm chổi quét nhà chẳng nói chuyện với vợ câu nào? Anh Tú nhà bên kia kìa, mồm mép tép nhảy, thế mới vui chứ. Nhà cửa thế mới rộn ràng chứ?”.
Thấy anh chẳng nói gì, chị lại quát ầm lên: "Đồ con cóc, con cóc có khi mở miệng nói nhiều hơn anh”.
Bữa tối là bữa cơm duy nhất cả nhà sum vầy cùng nhau, vậy mà cả bữa cơm anh chỉ cắm cúi ăn xong rồi đứng dậy, chị có nói chuyện gì, anh cũng chỉ ừ hữ cho qua, không bàn luận gì thêm:
Một anh chồng dù có ít lời đến mấy nhưng nếu được “gãi đúng chỗ ngứa” thì anh ấy cũng sẵn lòng “diễn thuyết” với vợ. (Ảnh minh họa)
Chị mở màn: "Hôm nay công việc của anh thế nào, mệt không ạ?".
Anh đáp gọn lỏn: "Bình thường".
"Cuối tuần này, phòng em có thêm nhân sự mới. Nghe nói là một anh chàng vô cùng đẹp trai", chị nói.
"Thế à!"
"Cuối tuần này vợ chồng mình ra ngoài ăn nhé?", chị bực bội nói tiếp.
Anh bảo: "Ừ!"
"Anh ăn cơm xong rồi à? Anh ăn na nhé, bà ngoại vừa đem sang cho, ngọt lắm", chị ngọt nhẹ.
Anh buông thõng một câu: "Ừ!"
Anh chẳng buồn hỏi thêm vợ câu nào. Và bữa ăn lúc nào cũng diễn ra trong “sự im lặng của bầy cừu” như thế.
Anh chị chưa có con nên giờ cứ về nhà chị chẳng biết nói chuyện cùng ai mỗi lúc rảnh rỗi. Nhiều lúc Hương muốn kể chuyện cơ quan, chuyện bên nội, bên ngoại với chồng nhưng anh chỉ đáp qua quýt, nghe câu chuyện đến 3 lần vẫn chẳng nhập tâm khiến chị “phát ngán”, quay ra ôm gối ngủ.
Rồi có ngày chị đọc trên báo có vụ bố mà ít nói thì sau con bị di truyền. Chị lo lắng, đứng ngồi không yên.
Trong nhà có chuyện lớn nhỏ cần bàn bạc, anh cũng chỉ nói một câu, chẳng bàn đến câu thứ hai. Nếu chị dỗi, lỳ ra xem ai thắng thì y như rằng người thua luôn là chị bởi anh chẳng bao giờ mở miệng trước.
Có hôm chị gặp trục trặc trong công việc, chị mệt mỏi chỉ muốn về nhà than thở với chồng nhưng khi nhìn mặt chồng thôi là chị lại im lặng, chẳng nói được câu nào.
Buồn chán, chị tìm đến bạn bè, điện thoại, “chát chít” trên mạng để quên đi cảm giác cô đơn một mình. Và rồi chị đã gặp một người đàn ông biết nghe chị nói, chia sẻ, chuyện trò cùng.
Chồng chị vẫn vô tâm không nhận ra chị dạo này có chút thay đổi, chăm chút đến ngoại hình hơn, hay cười một mình hơn và cũng chẳng buồn nói chuyện với anh nữa.
Rồi một ngày, anh buồn bã khi nghe vợ nói: "Chúng mình chia tay đi! Em không thể chung sống với 'một con cóc' như anh...".
Cùng cảnh có chồng ngậm hột thị là chị Hoa, anh mắc bệnh “ngại nói”. “Có khách đến nhà là ông ấy chạy ngay xuống bếp tìm vợ. Chứ không, ông ấy cũng chỉ tiếp khách theo kiểu mở cửa rồi nhìn nhau. Cả chủ cả khách cùng chán luôn”, chị kết luận.
“Chồng mình chẳng có hứng thú trò chuyện nên giờ ăn cơm rất tẻ nhạt. Ngoài âm thanh của tiếng nhai, nuốt thức ăn thì cũng chỉ có thêm tiếng động do bát đũa chạm vào nhau” – chị nói tiếp.
Để phá vỡ không khí ảm đạm của vợ chồng son (chưa vướng bận con cái), cứ đến giờ cơm là chị lại nhanh tay bật tivi.
Lúc mới cưới, nghĩ chồng mệt mỏi nên chán không buồn nói, chị kiên nhẫn chờ. Thế mà, đến vài tháng sau, chồng vẫn lạnh te như thế.
Làm gì với "anh chồng cóc"?
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, chuyện gia tâm lý Nguyễn Giang (trung tâm tư vấn TY-TD thành phố Hà Nội) cho biết: Việc vợ chồng ít giao tiếp với nhau tuy không trực tiếp phá hoại hạnh phúc gia đình nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn.
Sự tẻ nhạt và xa cách sẽ làm hao mòn tình cảm vợ chồng một cách từ từ. Vợ chồng rơi vào vòng luẩn quẩn: ít trò chuyện nên sinh ra thói quen chán nhau, lại chính vì chán nhau cho nên vợ chồng càng ít trò chuyện.
Hoặc chính vì vợ chồng ít giao tiếp nên không có cơ hội hiểu nhau, lại vì không thông cảm được cho nhau nên cả hai hình thành suy nghĩ “chẳng nói cho xong”…
Nhiều người vợ mắc sai lầm khi suy diễn “ít nói vậy chắc anh ấy hết yêu vợ” rồi sinh ra chán ghét, oán trách chồng…
- Trong trường hợp này, người vợ nên tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục:
Nếu đó là tính cách riêng của chồng thì người vợ nên dung hòa và tôn trọng chồng. Người vợ nên khơi gợi những chủ đề khiến chồng hứng thú và quan tâm để tăng cơ hội giao tiếp với nhau.
Một anh chồng dù có ít lời đến mấy nhưng nếu được “gãi đúng chỗ ngứa” thì anh ấy cũng sẵn lòng “diễn thuyết” với vợ.
Phát điên vì chồng “im như thóc”
Vắng lặng, buồn tẻ là cảm giác mà chị Hương thấy mỗi khi bước chân từ cơ quan về nhà với chồng. Anh Trường là người chồng tốt, cũng giúp đỡ vợ trong những công việc gia đình nhưng chị chán anh bởi anh quá kiệm lời.
Ngày yêu nhau chị hạnh phúc lắm, oai lắm vì được tiếng “át vía được thằng bé” – bạn bè chị trêu thế. Bởi anh hiền chỉ lắng nghe mà chẳng nói. Rồi chị cũng rung rinh khoái chí khi bạn bè bảo chồng hiền là sướng, sau này tha hồ chiều chuộng mình mà mình thích làm gì thì làm.
Nhưng đến tận bây giờ, mặc dù anh vẫn hiền, vẫn bị át vía đều đặn nhưng chị chán đến tận cổ mỗi khi phải độc thoại trong nhà.
Chị than thở, lấy bao gương “anh hàng xóm điểm 10” ra đe nẹt: “Anh xem, có ông chồng nào như anh không? Về nhà là im im cầm chổi quét nhà chẳng nói chuyện với vợ câu nào? Anh Tú nhà bên kia kìa, mồm mép tép nhảy, thế mới vui chứ. Nhà cửa thế mới rộn ràng chứ?”.
Thấy anh chẳng nói gì, chị lại quát ầm lên: "Đồ con cóc, con cóc có khi mở miệng nói nhiều hơn anh”.
Bữa tối là bữa cơm duy nhất cả nhà sum vầy cùng nhau, vậy mà cả bữa cơm anh chỉ cắm cúi ăn xong rồi đứng dậy, chị có nói chuyện gì, anh cũng chỉ ừ hữ cho qua, không bàn luận gì thêm:
Một anh chồng dù có ít lời đến mấy nhưng nếu được “gãi đúng chỗ ngứa” thì anh ấy cũng sẵn lòng “diễn thuyết” với vợ. (Ảnh minh họa)
Chị mở màn: "Hôm nay công việc của anh thế nào, mệt không ạ?".
Anh đáp gọn lỏn: "Bình thường".
"Cuối tuần này, phòng em có thêm nhân sự mới. Nghe nói là một anh chàng vô cùng đẹp trai", chị nói.
"Thế à!"
"Cuối tuần này vợ chồng mình ra ngoài ăn nhé?", chị bực bội nói tiếp.
Anh bảo: "Ừ!"
"Anh ăn cơm xong rồi à? Anh ăn na nhé, bà ngoại vừa đem sang cho, ngọt lắm", chị ngọt nhẹ.
Anh buông thõng một câu: "Ừ!"
Anh chẳng buồn hỏi thêm vợ câu nào. Và bữa ăn lúc nào cũng diễn ra trong “sự im lặng của bầy cừu” như thế.
Anh chị chưa có con nên giờ cứ về nhà chị chẳng biết nói chuyện cùng ai mỗi lúc rảnh rỗi. Nhiều lúc Hương muốn kể chuyện cơ quan, chuyện bên nội, bên ngoại với chồng nhưng anh chỉ đáp qua quýt, nghe câu chuyện đến 3 lần vẫn chẳng nhập tâm khiến chị “phát ngán”, quay ra ôm gối ngủ.
Rồi có ngày chị đọc trên báo có vụ bố mà ít nói thì sau con bị di truyền. Chị lo lắng, đứng ngồi không yên.
Trong nhà có chuyện lớn nhỏ cần bàn bạc, anh cũng chỉ nói một câu, chẳng bàn đến câu thứ hai. Nếu chị dỗi, lỳ ra xem ai thắng thì y như rằng người thua luôn là chị bởi anh chẳng bao giờ mở miệng trước.
Có hôm chị gặp trục trặc trong công việc, chị mệt mỏi chỉ muốn về nhà than thở với chồng nhưng khi nhìn mặt chồng thôi là chị lại im lặng, chẳng nói được câu nào.
Buồn chán, chị tìm đến bạn bè, điện thoại, “chát chít” trên mạng để quên đi cảm giác cô đơn một mình. Và rồi chị đã gặp một người đàn ông biết nghe chị nói, chia sẻ, chuyện trò cùng.
Chồng chị vẫn vô tâm không nhận ra chị dạo này có chút thay đổi, chăm chút đến ngoại hình hơn, hay cười một mình hơn và cũng chẳng buồn nói chuyện với anh nữa.
Rồi một ngày, anh buồn bã khi nghe vợ nói: "Chúng mình chia tay đi! Em không thể chung sống với 'một con cóc' như anh...".
Cùng cảnh có chồng ngậm hột thị là chị Hoa, anh mắc bệnh “ngại nói”. “Có khách đến nhà là ông ấy chạy ngay xuống bếp tìm vợ. Chứ không, ông ấy cũng chỉ tiếp khách theo kiểu mở cửa rồi nhìn nhau. Cả chủ cả khách cùng chán luôn”, chị kết luận.
“Chồng mình chẳng có hứng thú trò chuyện nên giờ ăn cơm rất tẻ nhạt. Ngoài âm thanh của tiếng nhai, nuốt thức ăn thì cũng chỉ có thêm tiếng động do bát đũa chạm vào nhau” – chị nói tiếp.
Để phá vỡ không khí ảm đạm của vợ chồng son (chưa vướng bận con cái), cứ đến giờ cơm là chị lại nhanh tay bật tivi.
Lúc mới cưới, nghĩ chồng mệt mỏi nên chán không buồn nói, chị kiên nhẫn chờ. Thế mà, đến vài tháng sau, chồng vẫn lạnh te như thế.
Làm gì với "anh chồng cóc"?
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, chuyện gia tâm lý Nguyễn Giang (trung tâm tư vấn TY-TD thành phố Hà Nội) cho biết: Việc vợ chồng ít giao tiếp với nhau tuy không trực tiếp phá hoại hạnh phúc gia đình nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn.
Sự tẻ nhạt và xa cách sẽ làm hao mòn tình cảm vợ chồng một cách từ từ. Vợ chồng rơi vào vòng luẩn quẩn: ít trò chuyện nên sinh ra thói quen chán nhau, lại chính vì chán nhau cho nên vợ chồng càng ít trò chuyện.
Hoặc chính vì vợ chồng ít giao tiếp nên không có cơ hội hiểu nhau, lại vì không thông cảm được cho nhau nên cả hai hình thành suy nghĩ “chẳng nói cho xong”…
Nhiều người vợ mắc sai lầm khi suy diễn “ít nói vậy chắc anh ấy hết yêu vợ” rồi sinh ra chán ghét, oán trách chồng…
- Trong trường hợp này, người vợ nên tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục:
Nếu đó là tính cách riêng của chồng thì người vợ nên dung hòa và tôn trọng chồng. Người vợ nên khơi gợi những chủ đề khiến chồng hứng thú và quan tâm để tăng cơ hội giao tiếp với nhau.
Một anh chồng dù có ít lời đến mấy nhưng nếu được “gãi đúng chỗ ngứa” thì anh ấy cũng sẵn lòng “diễn thuyết” với vợ.