➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Một thanh niên bị tai nạn giao thông nằm bất tỉnh ngay giữa đường phố. Từng dòng người qua lại nhưng không ai dừng xe để đưa nạn nhân đi cấp cứu. Sự thờ ơ, vô cảm với nỗi đau người khác dường như trở thành chuyện quá đỗi bình thường (!?).
Lạnh lùng nhìn người TNGT
Mới đây nhất là vụ tai nạn xảy ra trên tuyến đường Phan Bội Châu (TP. Quảng Ngãi) vào khoảng 18h, chiều ngày 20/8. Một thanh niên điều khiển xe máy mang biển số 76V9 - 3140 bị ngã xuống đường. Vụ tai nạn làm người thanh niên điều khiển xe máy bất tỉnh ngay giữa đường. Lúc đó, nhiều người qua đường xúm lại quan sát nhưng không ai đưa người bị nạn đi cấp cứu. Chỉ đến khi người nhà nạn nhân đến hiện trường, người thanh niên đó mới được đưa đi cấp cứu.
Đây cũng chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp mà sự thơ ơ, vô cảm thể hiện rõ nét trong xã hội hiện nay.
Cách đây hơn 1 tháng, ngày 10/7, một vụ tai nạn tương tự cũng xảy ra tại TP.HCM. Một thanh niên khi đang chạy xe máy trên QL1A theo hướng cầu vượt Linh Xuân về trường ĐH Nông Lâm (phường Linh Trung, quận Thủ Đức-TP.HCM) thì bất ngờ ngã xe, té xuống đường nằm thoi thóp.
Mặc dù lúc này có rất đông phương tiện qua lại nhưng ai cũng nhìn qua rồi lạnh lùng bỏ đi để mặc người bị nạn. Sau đó, một người bán nước đã cầu cứu người đi đường dừng lại phụ giúp đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng tất cả đều từ chối rồi phóng xe bỏ đi.
Hơn nửa giờ sau, có 2 thanh niên đi đường dừng lại và đưa nạn nhân vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức cấp cứu, đồng thời liên hệ báo tin cho người thân nam thanh niên bị nạn.
Theo dõi thông tin về hai vụ tai nạn trên, nhiều độc giả phẫn nộ trước thái độ thờ ơ, vô cảm của người đi đường. Tuy nhiên, nhiều người đã từng chứng kiến những vụ tai nạn tương tự thì cho rằng, đó là "chuyện thường ngày ở huyện", và rằng sự thờ ơ đó cũng có lý do.
Bạn đọc ở địa chỉ critic@crt.com cho rằng: “Người đáng trách ở đây không phải là người đi đường, có chăng phải trách bệnh viện! Rất nhiều trường hợp đưa người đi cấp cứu, thì một là bị giữ lại để cùng chịu trách nhiệm truớc khi người nhà đến, hai là viện lý do không cứu vì chưa có ai bảo lãnh. Rồi còn rất nhiều thủ tục lằng nhằng mà từ làm ơn sẽ thành mắc oán! Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, nói qua nói lại, không thể nói những người đi đường là sai được!".
Đồng tình với ý kiến trên, bạn đọc ở địa chỉ thienhung195@yahoo.com cho rằng, nguyên nhân sâu xa là do bệnh viện gây rắc rối cho người cứu: “Có lẽ không phải người dân thờ ơ, mà chính các thủ tục của bệnh viện mới là nguyên nhân khiến người ta vô cảm. Tôi đã từng vài lần cứu người giữa đêm khuya nhưng khi đưa đến bệnh viện, tôi bị bệnh viện gây khó dễ. Tôi phải làm mọi thủ tục và đóng tiền viện phí thì mới cho nạn nhân nhập viện. Trong khi lúc đó tôi là sinh viên thì tiền đâu mà đóng. Tôi còn phải ở lại cả đêm ở bệnh viện vì bác sĩ yêu cầu như thế”. Bạn Thienhung kết luận: "Nếu bạn bị hành xử như thế, bạn có muốn cứu người không. Cứu người là hành động đáng trân trọng nhưng thủ tục sau đó mới là vấn đề".
“Tại sao ở Việt nam mình giờ nhiều người vô cảm thế? Xin thưa: Cũng nhiều người không vô cảm đâu, nhưng họ không muốn tự mang hoạ vào thân. Bao nhiêu tấm gương đã dạy họ như vậy, nào là giúp người bị nạn xong bị quy chụp thành người gây tai nạn, nào là giúp người bị nạn nhưng lại gặp kẻ bất lương dàn cảnh để ăn vạ. Nhẹ hơn chút là bị cơ quan công quyền làm khó dễ. Nói chung là họ mất lòng tin, nên không muốn vì cứu người mà lại phải mang hoạ vào thân”, Bạn đọc ở địa chỉ bang@yahoo.com giải thích.
Bạn đọc ở địa chỉ lananh14986@gmail.com kể lại vụ bé Duyệt Duyệt. “Chúng ta còn chưa quên, dạo tháng 10/2011, báo chí đăng tải hình ảnh bé gái Duyệt Duyệt 2 tuổi, người Trung Quốc bị một xe ô tô tông phải và cán lên phần gần đầu của bé. Lúc này bé Duyệt Duyệt còn cử động được, tài xế cho xe dừng lại vài giây rồi thản nhiên cho xe chạy tiếp và bánh xe sau lại nghiến nát một phần thân thể bé gái. Chỉ vài phút sau, lại thêm một chiếc xe tải nhỏ tiếp tục cán nát đôi chân Duyệt Duyệt. Bé nằm bất động trên vũng máu. Chỉ trong 7 phút ngắn ngủi, có đến 18 người đi đường nhìn thấy, nhưng thản nhiên bỏ đi một cách vô tâm như không hề có chuyện gì xảy ra. Phải đến người thứ 19, bà Trần Hiền Muội, một người nghèo khổ, chuyên đi nhặt rác, mới trở thành người đầu tiên cứu bé Duyệt Duyệt. Bất cứ ai xem đoạn video clip này đều thảng thốt, nghẹn ngào. Bài báo đã nhận được nhiều bình luận gay gắt từ phía độc giả, lên án thái độ thờ ơ, vô cảm của người đi đường. Nhưng khi một sự việc tương tự xảy ra ở Việt Nam thì người đi đường ứng xử ra sao?”.
Cũng có người cho rằng, sự thờ ơ vô cảm bắt nguồn từ tệ nạn xã hội. Bạn đọc hoangtucoc0810@yahoo.com chia sẻ: “Tôi cũng hay đi đường và cũng thường gặp những chuyện như vậy. Bản thân tôi cũng rất muốn đưa người bị nạn vào bệnh viện nhưng không thể. Nếu tôi đưa người bị nạn đi thì ai trông xe của tôi. Ở ngoài đường sơ ý là mất tài sản dù cho trị giá chỉ 500 nghìn thôi. Người dân ở tại đó thấy mà không cứu thì quả là đáng trách. Tôi cũng từng rơi vào trường hợp gặp người bị nạn nhưng chỉ biết gọi người dân gần đó chạy ra cứu. Trong lòng rất muốn cứu nhưng tôi sợ mất tài sản lắm. Tôi chỉ mong sao người dân gần hiện trường cứu người bị nạn, xem người bị nạn như là bạn của mình. Những người đi đường nếu đi chung 2 người cũng nên xem lại và hãy sống vì tấm lòng nhân ái.
Bạn đọc ở địa chỉ chu_thoong92@yahoo.com cho rằng, không phải cứ thấy người bị nạn mà vội vàng đưa lên xe máy cấp cứu đã là tốt: "Khi có người bị tai nạn, nếu để họ nằm yên (trong mọi tư thế), họ sẽ không bị sốc , trong thời gian đó, chờ xe cứu thương tới. Còn nếu vực họ dậy ngay, có thể nguy hiểm tới tính mạng".
Đồng tình với quan điểm trên, bạn đọc ở địa chỉ trungnguyen@yahoo.com.vn nói: "Nếu như không biết cách sơ cứu ban đầu thì nên gọi cấp cứu 115. Đừng có mà chạy vào bế nạn nhân lên không khéo lại là giết họ. Nếu nạn nhân có bị chấn thương cột sống cổ, cột sống thắt lưng, gãy xương đùi, không biết cách sơ cứu ban đầu mà cho lên xe đi thì có thể họ bị tổn thương nặng hơn và có thể làm nạn nhân tử vong".
Một số người cho rằng, sự thờ ơ, vô cảm với người bị nạn là biểu hiện của tâm lý “người ngoài cuộc”. Những người ngoài cuộc vẫn muốn giúp đỡ người khác nhưng họ sợ bị phiền lụy, sợ trách nhiệm. Biết đâu người bị nạn say rượu, nghiện ngập hay bị bệnh truyền nhiễm? Đi cứu giúp người lỡ bị “ăn vạ”, bị lây bệnh thì sao? Tệ hơn nữa, nếu người ta chết, mình có thể vào tù… Và sự thờ ơ của người này sẽ làm tăng thêm sự thờ ơ của người khác, sẽ tạo thành một đám đông lãnh cảm trước sinh mạng và nỗi đau đồng loại. Nhưng chỉ cần một người đứng ra, dấn thân quyết liệt, kích hoạt người khác, người bị nạn có thể nhanh chóng được cứu giúp.
Tuy nhiên, nhiều độc giả cũng cho rằng, đó chỉ là cách hành xử của một số người chứ không phải tất cả người Việt Nam đều như vậy.
“Đó chỉ là sự vô tình của một số người vào thời điểm đó thôi, chứ không phải là sự vô cảm. Mọi người đừng nhìn vào hiện tượng cụ thể để đánh giá xã hội”, độc giả tại địa chỉ Minhminh148@yahoo.com viết.
Lạnh lùng nhìn người TNGT
Mới đây nhất là vụ tai nạn xảy ra trên tuyến đường Phan Bội Châu (TP. Quảng Ngãi) vào khoảng 18h, chiều ngày 20/8. Một thanh niên điều khiển xe máy mang biển số 76V9 - 3140 bị ngã xuống đường. Vụ tai nạn làm người thanh niên điều khiển xe máy bất tỉnh ngay giữa đường. Lúc đó, nhiều người qua đường xúm lại quan sát nhưng không ai đưa người bị nạn đi cấp cứu. Chỉ đến khi người nhà nạn nhân đến hiện trường, người thanh niên đó mới được đưa đi cấp cứu.
Đây cũng chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp mà sự thơ ơ, vô cảm thể hiện rõ nét trong xã hội hiện nay.
Cách đây hơn 1 tháng, ngày 10/7, một vụ tai nạn tương tự cũng xảy ra tại TP.HCM. Một thanh niên khi đang chạy xe máy trên QL1A theo hướng cầu vượt Linh Xuân về trường ĐH Nông Lâm (phường Linh Trung, quận Thủ Đức-TP.HCM) thì bất ngờ ngã xe, té xuống đường nằm thoi thóp.
Mặc dù lúc này có rất đông phương tiện qua lại nhưng ai cũng nhìn qua rồi lạnh lùng bỏ đi để mặc người bị nạn. Sau đó, một người bán nước đã cầu cứu người đi đường dừng lại phụ giúp đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng tất cả đều từ chối rồi phóng xe bỏ đi.
Hơn nửa giờ sau, có 2 thanh niên đi đường dừng lại và đưa nạn nhân vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức cấp cứu, đồng thời liên hệ báo tin cho người thân nam thanh niên bị nạn.
Theo dõi thông tin về hai vụ tai nạn trên, nhiều độc giả phẫn nộ trước thái độ thờ ơ, vô cảm của người đi đường. Tuy nhiên, nhiều người đã từng chứng kiến những vụ tai nạn tương tự thì cho rằng, đó là "chuyện thường ngày ở huyện", và rằng sự thờ ơ đó cũng có lý do.
Vụ tai nạn trên QL 1A (phường Linh Trung, quận Thủ Đức-TP.HCM) vào ngày 10/7. Người đi đường chỉ đứng nhìn người bị nạn nằm bất động
Bỏ mặc nạn nhân vì sợ… rước họaBạn đọc ở địa chỉ critic@crt.com cho rằng: “Người đáng trách ở đây không phải là người đi đường, có chăng phải trách bệnh viện! Rất nhiều trường hợp đưa người đi cấp cứu, thì một là bị giữ lại để cùng chịu trách nhiệm truớc khi người nhà đến, hai là viện lý do không cứu vì chưa có ai bảo lãnh. Rồi còn rất nhiều thủ tục lằng nhằng mà từ làm ơn sẽ thành mắc oán! Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, nói qua nói lại, không thể nói những người đi đường là sai được!".
Mất tiền, nhập viện vì cứu người TNGT
"Cách đây 2 năm, Tập đoàn GM cử tôi về Việt Nam công tác. Trên đường đi công tác từ Hà Nội về Hải Phòng, tôi gặp một trường hợp tai nạn giao thông. Tại hiện trường lúc đó, người
phụ nữ
đã chết, còn em nhỏ bị thương nặng. Thấy thế, tôi bế em bé cùng lái xe của tôi đi vào bệnh viện cấp cứu. Sau đó, tập đoàn tôi bị phạt 400 ngàn USD vì lý do tôi vắng mặt trong cuộc họp giải trình về chất lượng xe đang lưu hành tại Việt Nam; Gia đình nạn nhân còn tưởng lái xe của tôi gây tai nạn, hậu quả là, hai thầy trò bị trận đòn phải vào nằm viện; Xe của tôi còn bị giữ 1 tháng để phục vụ việc điều tra. Đến khi được
gia đình
và cơ quan công an xác minh là tôi không có tội thì tôi đã phải nhận nhiệm vụ sang Thái Lan để công tác. Vì vậy, đặt trường hợp của tôi, liệu các bạn có dạy con mình ra đường gặp người bị nạn có nên cứu giúp không?”.Bạn đọc ở địa chỉ zviethanzhai@gmail.com
Đồng tình với ý kiến trên, bạn đọc ở địa chỉ thienhung195@yahoo.com cho rằng, nguyên nhân sâu xa là do bệnh viện gây rắc rối cho người cứu: “Có lẽ không phải người dân thờ ơ, mà chính các thủ tục của bệnh viện mới là nguyên nhân khiến người ta vô cảm. Tôi đã từng vài lần cứu người giữa đêm khuya nhưng khi đưa đến bệnh viện, tôi bị bệnh viện gây khó dễ. Tôi phải làm mọi thủ tục và đóng tiền viện phí thì mới cho nạn nhân nhập viện. Trong khi lúc đó tôi là sinh viên thì tiền đâu mà đóng. Tôi còn phải ở lại cả đêm ở bệnh viện vì bác sĩ yêu cầu như thế”. Bạn Thienhung kết luận: "Nếu bạn bị hành xử như thế, bạn có muốn cứu người không. Cứu người là hành động đáng trân trọng nhưng thủ tục sau đó mới là vấn đề".
“Tại sao ở Việt nam mình giờ nhiều người vô cảm thế? Xin thưa: Cũng nhiều người không vô cảm đâu, nhưng họ không muốn tự mang hoạ vào thân. Bao nhiêu tấm gương đã dạy họ như vậy, nào là giúp người bị nạn xong bị quy chụp thành người gây tai nạn, nào là giúp người bị nạn nhưng lại gặp kẻ bất lương dàn cảnh để ăn vạ. Nhẹ hơn chút là bị cơ quan công quyền làm khó dễ. Nói chung là họ mất lòng tin, nên không muốn vì cứu người mà lại phải mang hoạ vào thân”, Bạn đọc ở địa chỉ bang@yahoo.com giải thích.
Bạn đọc ở địa chỉ lananh14986@gmail.com kể lại vụ bé Duyệt Duyệt. “Chúng ta còn chưa quên, dạo tháng 10/2011, báo chí đăng tải hình ảnh bé gái Duyệt Duyệt 2 tuổi, người Trung Quốc bị một xe ô tô tông phải và cán lên phần gần đầu của bé. Lúc này bé Duyệt Duyệt còn cử động được, tài xế cho xe dừng lại vài giây rồi thản nhiên cho xe chạy tiếp và bánh xe sau lại nghiến nát một phần thân thể bé gái. Chỉ vài phút sau, lại thêm một chiếc xe tải nhỏ tiếp tục cán nát đôi chân Duyệt Duyệt. Bé nằm bất động trên vũng máu. Chỉ trong 7 phút ngắn ngủi, có đến 18 người đi đường nhìn thấy, nhưng thản nhiên bỏ đi một cách vô tâm như không hề có chuyện gì xảy ra. Phải đến người thứ 19, bà Trần Hiền Muội, một người nghèo khổ, chuyên đi nhặt rác, mới trở thành người đầu tiên cứu bé Duyệt Duyệt. Bất cứ ai xem đoạn video clip này đều thảng thốt, nghẹn ngào. Bài báo đã nhận được nhiều bình luận gay gắt từ phía độc giả, lên án thái độ thờ ơ, vô cảm của người đi đường. Nhưng khi một sự việc tương tự xảy ra ở Việt Nam thì người đi đường ứng xử ra sao?”.
Cũng có người cho rằng, sự thờ ơ vô cảm bắt nguồn từ tệ nạn xã hội. Bạn đọc hoangtucoc0810@yahoo.com chia sẻ: “Tôi cũng hay đi đường và cũng thường gặp những chuyện như vậy. Bản thân tôi cũng rất muốn đưa người bị nạn vào bệnh viện nhưng không thể. Nếu tôi đưa người bị nạn đi thì ai trông xe của tôi. Ở ngoài đường sơ ý là mất tài sản dù cho trị giá chỉ 500 nghìn thôi. Người dân ở tại đó thấy mà không cứu thì quả là đáng trách. Tôi cũng từng rơi vào trường hợp gặp người bị nạn nhưng chỉ biết gọi người dân gần đó chạy ra cứu. Trong lòng rất muốn cứu nhưng tôi sợ mất tài sản lắm. Tôi chỉ mong sao người dân gần hiện trường cứu người bị nạn, xem người bị nạn như là bạn của mình. Những người đi đường nếu đi chung 2 người cũng nên xem lại và hãy sống vì tấm lòng nhân ái.
Vụ tai nạn xảy ra trên tuyến đường Phan Bội Châu (TP. Quảng Ngãi) vào khoảng 18h, chiều ngày 20/8. Nhiều người hiếu kì đứng xem người bị nạn nhưng không đưa đi cấp cứu (Ảnh: ANTĐ)
Một số độc giả cho rằng, sự nhiệt tình cộng với thiếu hiểu biết có thể gây tai họa.Bạn đọc ở địa chỉ chu_thoong92@yahoo.com cho rằng, không phải cứ thấy người bị nạn mà vội vàng đưa lên xe máy cấp cứu đã là tốt: "Khi có người bị tai nạn, nếu để họ nằm yên (trong mọi tư thế), họ sẽ không bị sốc , trong thời gian đó, chờ xe cứu thương tới. Còn nếu vực họ dậy ngay, có thể nguy hiểm tới tính mạng".
Đồng tình với quan điểm trên, bạn đọc ở địa chỉ trungnguyen@yahoo.com.vn nói: "Nếu như không biết cách sơ cứu ban đầu thì nên gọi cấp cứu 115. Đừng có mà chạy vào bế nạn nhân lên không khéo lại là giết họ. Nếu nạn nhân có bị chấn thương cột sống cổ, cột sống thắt lưng, gãy xương đùi, không biết cách sơ cứu ban đầu mà cho lên xe đi thì có thể họ bị tổn thương nặng hơn và có thể làm nạn nhân tử vong".
Một số người cho rằng, sự thờ ơ, vô cảm với người bị nạn là biểu hiện của tâm lý “người ngoài cuộc”. Những người ngoài cuộc vẫn muốn giúp đỡ người khác nhưng họ sợ bị phiền lụy, sợ trách nhiệm. Biết đâu người bị nạn say rượu, nghiện ngập hay bị bệnh truyền nhiễm? Đi cứu giúp người lỡ bị “ăn vạ”, bị lây bệnh thì sao? Tệ hơn nữa, nếu người ta chết, mình có thể vào tù… Và sự thờ ơ của người này sẽ làm tăng thêm sự thờ ơ của người khác, sẽ tạo thành một đám đông lãnh cảm trước sinh mạng và nỗi đau đồng loại. Nhưng chỉ cần một người đứng ra, dấn thân quyết liệt, kích hoạt người khác, người bị nạn có thể nhanh chóng được cứu giúp.
Tuy nhiên, nhiều độc giả cũng cho rằng, đó chỉ là cách hành xử của một số người chứ không phải tất cả người Việt Nam đều như vậy.
“Đó chỉ là sự vô tình của một số người vào thời điểm đó thôi, chứ không phải là sự vô cảm. Mọi người đừng nhìn vào hiện tượng cụ thể để đánh giá xã hội”, độc giả tại địa chỉ Minhminh148@yahoo.com viết.