➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
nguyenquynh010906
New member
Bí ẩn những người sống trên 250 tuổi.
Thế giới có những người tu luyện có thể sống rất lâu. Đó có thể là các đạo sỹ yoga, có thể là các bậc thầy khí công, cũng có thể là những tu sỹ khổ hạnh trên núi cao rừng sâu, hoặc một số cao tăng, một số linh mục Cơ đốc giáo, vv… sống lâu hàng mấy trăm năm. Nhiều cuộc nghiên cứu nghiêm túc đã được tiến hành, nhưng kết quả cuối cùng của các nghiên cứu đó phần lớn là không được phép công bố rộng rãi, vì chúng quá kỳ lạ và đã làm giới khoa học quá lúng túng.
Có những người thuộc giới tu luyện sống không cần ăn uống trong nhiều năm (hiện tượng này giới tu luyện gọi là tịch cốc), ví dụ có thể kể đến người tu thuộc Thiên chúa giáo như Lidwina ở Schiedam, Elizabeth ở Rent, Catherine ở Siena, Dominica Lazarri, vv…, đạo sỹ yoga Prahlad Jani, nhiều người tu Đạo tại Trung Quốc,…
Devraha Baba đặt chân lên đầu Balram Jakhar để ban phước Đạo sỹ yoga Devraha Baba cũng là một người như vậy. Devraha Baba sống bên cạnh dòng sông Yamuna tại Mathura, Ấn Độ. Ông ở trong một chiếc chòi gỗ cao hơn 3,5m. Người ta thường thấy ông cởi trần và chỉ mặc độc nhất một chiếc khố cũ rách. Ông không bao giờ ăn. Ông cho biết rằng ông có thể đồng thời có mặt tại 2 nơi cùng một lúc (phân thân). Người ta đã từng quan sát thấy ông ngồi xếp bằng dưới mặt nước suốt hơn nửa giờ đồng hồ mà không cần thở. Từ thân thể ông tỏa ra một dạng năng lượng ấm áp và nhân từ nào đó. Đã có rất nhiều người thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội và từ khắp nơi trên thế giới mến mộ danh tiếng lẫy lừng của ông và kéo đến viếng thăm. Ông được nhiều chính trị gia cấp cao của Ấn Độ kính nể. Bà Indira và thánh Gandhi cũng đã từng viếng thăm Devraha Baba. Nhiều vị thủ tướng, các đạo sỹ yoga, thầy tu, vv… đều đã từng viếng thăm chiếc chòi gỗ của Devraha Baba trong suốt lịch sử.
Người ta nói rằng Devraha Baba đã sống hơn 700 năm. Do con số đó quá lớn và khó tin, nên nhiều người thường dựa vào cây gia phả của gia đình nhà Devraha Baba để ước đoán tuổi của ông, và theo đó thì ông ít nhất là 250 tuổi. Devraha Baba được mệnh danh là “Vị đạo sỹ yoga không có tuổi”. Tiến sỹ Rajendra Prashad, vị tổng thống đầu tiên của Ấn Độ đã xác nhận điều này. Ông cho biết cá nhân ông có thể làm chứng về việc Devraha Baba ít nhất là 150 tuổi. Ông nói khi ông 13 tuổi cha ông đã từng dẫn ông đến viếng thăm Baba, bản thân cha ông đã từng viếng thăm Devraha Baba từ khi còn bé và khi ấy Devraha Baba đã rất già. Một luật sư Tòa thượng thẩm thành phố Allahabad cho biết rằng 7 thế hệ gia đình ông đã từng quỳ dưới chân của Devraha Baba. Devraha Baba còn biết trước ngày giờ mà ông rũ bỏ thế gian, 5 năm trước khi điều đó xảy ra.
Ở phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ là những nơi văn hóa tiền sử được bảo tồn tốt nhất. Khí công và yoga có rất nhiều điểm chung, và chúng đều được truyền lại từ những thời kỳ văn minh tiền sử hết sức xa xưa. Yoga hay khí công đều chính là tu luyện.
Lý Thanh Vân (Li Ching Yun 李清雲: 1677 – 6/5/1933)
Lý Thanh Vân vào năm 250 tuổi
(Ảnh của tướng quân Dương Sâm chụp năm 1927). Lý Thanh Vân là chuyên gia thảo dược, lão võ sư kiêm cố vấn chiến thuật, đồng thời cũng là một bậc thầy khí công danh tiếng lẫy lừng Trung Quốc thời đó Lý Thanh Vân từ khi còn trẻ đã chuyên môn sưu tầm thu thập thảo dược và các bí quyết trường sinh. Vào năm 1749 khi đã 71 tuổi, ông gia nhập quân đội ở huyện Khai, trở thành thầy dạy võ thuật kiêm chuyên gia cố vấn chiến thuật.
Vào năm 1927, ông nhận lời mời của tướng Dương Sâm (Trung Hoa dân quốc) tới huyện Vạn làm khách trong nhà. Tướng Dương Sâm hết sức ấn tượng và khâm phục tài nghệ của Lý Thanh Vân. Tấm ảnh chụp bên trên chính là chụp tại huyện Vạn năm đó.
Sau khi trở về, Lý Thanh Vân nói với người nhà: “Tôi đã làm xong những việc mà tôi cần phải làm, tôi sắp sửa trở về nhà (tạ thế)”. Quả thật sau đó một thời gian ngắn, ông tịch.
Vào năm 1933, sự ra đi của Lý Thanh Vân đã được báo chí khắp thế giới đưa tin, bao gồm cả những tờ báo uy tín nhất thế giới đương thời như tạp chí Time và New York Times. Người ta nói rằng ông đã từng chôn cất 23 đời vợ và đang chung sống với đời vợ thứ 24 của mình, một người phụ nữ 60 tuổi. Lúc đó, ông đã có 180 người con cháu cả thảy, trải dài suốt 11 thế hệ. Móng tay bàn tay phải ông dài đến khoảng 15cm. Tuy nhiên trông bề ngoài ông như mới khoảng 60 tuổi. Sau ngày ông mất, Đại tướng quân Dương Sâm của Trung Hoa dân quốc đã có một bài viết mang tựa đề “Câu chuyện có thật về một người đàn ông 250 tuổi”, trong đó mô tả “Lý Thanh Vân mắt rất sáng, cao khoảng 2m, bước chân mạnh mẽ, nước da hồng hào đầy sức sống”.
Thời báo New York Times vào năm 1928 ghi rằng nhiều người già gần nơi Lý Thanh Vân sinh sống cho hay ông nội của họ đã biết ông Lý Thanh Vân từ lúc còn nhỏ, và khi ấy ông Lý đã lớn tuổi rồi.
Giáo sư Hồ Trung Khiêm của trường Đại học Thành Đô vào năm 1930 đã phát hiện ra “giấy chứng sinh” của Hoàng gia cũng như những bức thư chúc thọ của các Hoàng đế nhà Thanh, cho thấy rõ Lý Thanh Vân được sinh ra vào năm 1677 (năm Khang Hy thứ 17) tại huyện Kỳ Giang tỉnh Tứ Xuyên. Vào các năm 1827 và 1877 hoàng gia nhà Thanh đã cử hành lễ mừng thọ 150 tuổi và 200 tuổi cho ông một cách long trọng.
Đại sư Thái Cực Quyền Lưu Đại là một trong số các đệ tử của ông Lý Thanh Vân. Trong cuốn tự truyện của mình, Lưu Đại cho biết Sư phụ ông vào năm 130 tuổi lên núi tìm thuốc thì gặp được một vị cao nhân. Vị cao nhân 500 tuổi đã truyền thụ cho Lý Thanh Vân môn võ Bát Quái Chưởng và một bộ pháp tu luyện. Đó là nguyên nhân Lý Thanh Vân trường thọ đến như thế.
Nhiều nền văn hóa cổ truyền trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Quốc… đều kể về những vị tu luyện yoga hoặc đạo sỹ hoặc thầy tu sống lâu hàng mấy trăm năm hay thậm chí mấy nghìn năm. Quyển sách Bible cũng kể về những người thượng cổ xa xưa có tuổi thọ hàng trăm năm. Quyển hồi ký “Các bậc Chân Sư Yogi Ấn Độ” của đạo sư Yogananda, hay “Hành trình về phương Đông” của tiến sỹ Blair T. Spalding do Nguyên Phong dịch,… đều có kể về những ví dụ điển hình....
Thế giới có những người tu luyện có thể sống rất lâu. Đó có thể là các đạo sỹ yoga, có thể là các bậc thầy khí công, cũng có thể là những tu sỹ khổ hạnh trên núi cao rừng sâu, hoặc một số cao tăng, một số linh mục Cơ đốc giáo, vv… sống lâu hàng mấy trăm năm. Nhiều cuộc nghiên cứu nghiêm túc đã được tiến hành, nhưng kết quả cuối cùng của các nghiên cứu đó phần lớn là không được phép công bố rộng rãi, vì chúng quá kỳ lạ và đã làm giới khoa học quá lúng túng.
Có những người thuộc giới tu luyện sống không cần ăn uống trong nhiều năm (hiện tượng này giới tu luyện gọi là tịch cốc), ví dụ có thể kể đến người tu thuộc Thiên chúa giáo như Lidwina ở Schiedam, Elizabeth ở Rent, Catherine ở Siena, Dominica Lazarri, vv…, đạo sỹ yoga Prahlad Jani, nhiều người tu Đạo tại Trung Quốc,…
Devraha Baba đặt chân lên đầu Balram Jakhar để ban phước
Người ta nói rằng Devraha Baba đã sống hơn 700 năm. Do con số đó quá lớn và khó tin, nên nhiều người thường dựa vào cây gia phả của gia đình nhà Devraha Baba để ước đoán tuổi của ông, và theo đó thì ông ít nhất là 250 tuổi. Devraha Baba được mệnh danh là “Vị đạo sỹ yoga không có tuổi”. Tiến sỹ Rajendra Prashad, vị tổng thống đầu tiên của Ấn Độ đã xác nhận điều này. Ông cho biết cá nhân ông có thể làm chứng về việc Devraha Baba ít nhất là 150 tuổi. Ông nói khi ông 13 tuổi cha ông đã từng dẫn ông đến viếng thăm Baba, bản thân cha ông đã từng viếng thăm Devraha Baba từ khi còn bé và khi ấy Devraha Baba đã rất già. Một luật sư Tòa thượng thẩm thành phố Allahabad cho biết rằng 7 thế hệ gia đình ông đã từng quỳ dưới chân của Devraha Baba. Devraha Baba còn biết trước ngày giờ mà ông rũ bỏ thế gian, 5 năm trước khi điều đó xảy ra.
Tu luyện khí công trái ngược hẳn với rèn luyện thể dục; về động tác không yêu cầu vận động mạnh mẽ, nếu có động tác cũng là ‘hoãn mạn viên’, chậm rãi vô cùng, thậm chí bất động, tĩnh chỉ hẳn lại. Như mọi người đã biết phương pháp thiền định, tĩnh chỉ hẳn lại, tốc độ nhịp tim cũng chậm lại, tuần hoàn máu cũng như hết thảy mọi thứ đều giảm xuống chậm lại. Ấn Độ có rất nhiều thầy yoga, có thể ngồi toạ trong nước hàng mấy ngày liền, chôn xuống đất mấy ngày liền, hoàn toàn làm cho bản thân họ tĩnh chỉ hẳn lại, thậm chí cả nhịp tim cũng được khống chế vững chắc. Chẳng hạn tế bào người ta một ngày phân tách một lần, thì những người tu luyện ấy làm cho tế bào thân thể người ta hai ngày phân tách một lần, một tuần phân tách một lần, nửa tháng phân tách một lần, thậm chí thời gian lâu hơn nữa, như thế họ đã kéo dài sinh mệnh của họ. Đây là công pháp chỉ tu tính không tu mệnh, nó cũng có thể đạt đến điểm này, cũng có thể kéo dài sinh mệnh bản thân. Có người nghĩ: sinh mệnh của người ta, đời của người ta chẳng phải đã định [trước] rồi ư? [Ai] không tu mệnh thì làm sao sống [lâu hơn] được? Đúng thế, vì tầng của người tu luyện đã đột phá tam giới nên [mới] có thể kéo dài [sinh mệnh] được, nhưng từ bề ngoài mà nhìn thì trông già cỗi phi thường.
Có nhiều ghi chép trong lịch sử Trung Quốc về những vị Đạo sỹ sống lâu hàng trăm hàng ngàn năm. Tuy nhiên trường hợp được kiểm chứng rõ ràng cụ thể, nổi tiếng khắp thế giới, là trường hợp của Lý Thanh Vân.
Lý Thanh Vân (Li Ching Yun 李清雲: 1677 – 6/5/1933)
Lý Thanh Vân vào năm 250 tuổi
(Ảnh của tướng quân Dương Sâm chụp năm 1927). Lý Thanh Vân là chuyên gia thảo dược, lão võ sư kiêm cố vấn chiến thuật, đồng thời cũng là một bậc thầy khí công danh tiếng lẫy lừng Trung Quốc thời đó
Vào năm 1927, ông nhận lời mời của tướng Dương Sâm (Trung Hoa dân quốc) tới huyện Vạn làm khách trong nhà. Tướng Dương Sâm hết sức ấn tượng và khâm phục tài nghệ của Lý Thanh Vân. Tấm ảnh chụp bên trên chính là chụp tại huyện Vạn năm đó.
Sau khi trở về, Lý Thanh Vân nói với người nhà: “Tôi đã làm xong những việc mà tôi cần phải làm, tôi sắp sửa trở về nhà (tạ thế)”. Quả thật sau đó một thời gian ngắn, ông tịch.
Vào năm 1933, sự ra đi của Lý Thanh Vân đã được báo chí khắp thế giới đưa tin, bao gồm cả những tờ báo uy tín nhất thế giới đương thời như tạp chí Time và New York Times. Người ta nói rằng ông đã từng chôn cất 23 đời vợ và đang chung sống với đời vợ thứ 24 của mình, một người phụ nữ 60 tuổi. Lúc đó, ông đã có 180 người con cháu cả thảy, trải dài suốt 11 thế hệ. Móng tay bàn tay phải ông dài đến khoảng 15cm. Tuy nhiên trông bề ngoài ông như mới khoảng 60 tuổi. Sau ngày ông mất, Đại tướng quân Dương Sâm của Trung Hoa dân quốc đã có một bài viết mang tựa đề “Câu chuyện có thật về một người đàn ông 250 tuổi”, trong đó mô tả “Lý Thanh Vân mắt rất sáng, cao khoảng 2m, bước chân mạnh mẽ, nước da hồng hào đầy sức sống”.
Thời báo New York Times vào năm 1928 ghi rằng nhiều người già gần nơi Lý Thanh Vân sinh sống cho hay ông nội của họ đã biết ông Lý Thanh Vân từ lúc còn nhỏ, và khi ấy ông Lý đã lớn tuổi rồi.
Đại sư Thái Cực Quyền Lưu Đại là một trong số các đệ tử của ông Lý Thanh Vân. Trong cuốn tự truyện của mình, Lưu Đại cho biết Sư phụ ông vào năm 130 tuổi lên núi tìm thuốc thì gặp được một vị cao nhân. Vị cao nhân 500 tuổi đã truyền thụ cho Lý Thanh Vân môn võ Bát Quái Chưởng và một bộ pháp tu luyện. Đó là nguyên nhân Lý Thanh Vân trường thọ đến như thế.
Nhiều nền văn hóa cổ truyền trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Quốc… đều kể về những vị tu luyện yoga hoặc đạo sỹ hoặc thầy tu sống lâu hàng mấy trăm năm hay thậm chí mấy nghìn năm. Quyển sách Bible cũng kể về những người thượng cổ xa xưa có tuổi thọ hàng trăm năm. Quyển hồi ký “Các bậc Chân Sư Yogi Ấn Độ” của đạo sư Yogananda, hay “Hành trình về phương Đông” của tiến sỹ Blair T. Spalding do Nguyên Phong dịch,… đều có kể về những ví dụ điển hình....