6 tháng đầu hôn nhân được coi là thời kỳ trăng mật của tất cả các cặp đôi. Tại thời điểm này, những người trong cuộc thường mù quáng trong tình yêu bởi không thể nhìn thấy những khiếm khuyết của nhau. Nhưng không phải suốt chặng đường dài sau này, bạn sẽ nuôi dưỡng hôn nhân bằng tình yêu mù quáng như giai đoạn đầu.
Vì vậy, tốt nhất hãy cảnh giác với những thách thức có thể đe dọa cuộc hôn nhân của bạn bằng cách giữ đôi mắt và đôi tai luôn mở. Khi có một nền tảng hôn nhân vững chắc thì cuộc sống vợ chồng bạn mới có tương lai lâu dài.
Dưới đây là 1 số lưu ý quan trọng mọi người cần biết khi bắt đầu bước vào cuộc hôn nhân của mình:
Hãy là chính mình
Không nên bắt đầu cuộc hôn nhân của bạn bằng cách tạo những ấn tượng sai lệch trong mắt người bạn đời. Có thể trong thời gian đầu, ấn tượng tốt đẹp đó sẽ có ảnh hưởng tích cực đến người sống chung với bạn, nhưng về lâu dài, nó lại phản tác dụng. Điều quan trọng là bạn luôn thể hiện được cá tính, con người thật của mình với người chung sống để họ dần học được cách thích ứng với các thói quan, sở thích... của bạn.
Sẵn sàng thay đổi
Giữ cá tính của mình là yếu tố vô cùng quan trọng đối với hôn nhân. Tuy nhiên, trong khi không được đánh mất mình thì bạn cũng luôn cần giữ tâm lý cởi mở, sẵn sàng thay đổi trong trường hợp cần thiết.
Thỏa hiệp và điều chỉnh chính là chìa khóa cho một cuộc hôn nhân thành công. Các chuyên gia tâm lý cho rằng không nên có tư tưởng nặng nề đối với việc thay đổi. Khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân, hãy coi sự thay đổi là khả năng thích ứng của bạn trước cuộc sống.
Không giữ ác cảm trong lòng
Khi bắt đầu cuộc sống vợ chồng, bạn cần phải học cách cho qua và tha thứ. Không bao giờ nên giữ lại trong lòng cảm giác thù hận, ác cảm hoặc có suy nghĩ chờ đợi đến thời điểm thích hợp sẽ giải quyết vấn đề khúc mắc mình đang gặp phải với người bạn đời. Đối với các cuộc hôn nhân đang ở giai đoạn nền tảng thì chính những ác cảm, thù hận đó tạo thành vết nứt của hôn nhân mà về lâu dài, nó dễ dàng dẫn đến sự đổ vỡ.
Luôn nói sự thật
Ngay từ những ngày đầu tiên bước vào cuộc sống gia đình, một trong những lưu ý bạn cần nắm rõ đó là luôn luôn nói sự thật cho người bạn đời của mình biết. Sau này, khi đã sống bên nhau nhiều năm, bạn sẽ nhận ra cuộc hôn nhân của mình không gặp phải phiền toái nào liên quan đến chuyện hai người từng nói dối nhau.
Ảnh minh họa.
Nhờ sự tư vấn của một cặp đôi kết hôn trước
Hãy tìm kiếm trong số bạn bè của mình một cặp đôi thân thiết, gần gũi với vợ chồng bạn nhất để học hỏi kinh nghiệm làm vợ/làm chồng. Nhưng cần lưu ý là cặp đôi đó phải cùng thế hệ với vợ chồng bạn và đã kết hôn trước bạn từ 3 - 5 năm. Họ sẽ có nhiều kinh nghiệm cũng như sự tư vấn cần thiết để bạn cùng với bạn đời xây dựng cuộc hôn nhân của mình đi đúng hướng.
Đối xử tốt với gia đình chồng
Bước vào hôn nhân nghĩa là bạn không chỉ bước vào mối quan hệ với một người mới mà là bắt đầu mối quan hệ mới với cả gia đình, họ hàng nhà chồng. Đây luôn được coi là mối quan hệ phức tạp và vô cùng nhạy cảm. Muốn "đương đầu" với nó, ngay khi bắt đầu làm dâu, bạn không nên gieo thêm rắc rối cho mối quan hệ này.
Cụ thể là không nên đẩy bản thân vào một cuộc đối đầu trực tiếp hoặc hành xử khó chịu đối với bất cứ thành viên nào trong gia đình chồng. Những người trong gia đình chồng hoàn toàn thể tác động tiêu cực đến cuộc hôn nhân của bạn một khi họ không có thiện cảm với bạn.
Dù sao mối quan hệ với nhà chồng cũng là mối quan hệ lâu dài, nó song hành suốt cuộc hôn nhân của bạn nên ngay từ đầu, bạn nên cố gắng xây dựng một mối liên kết thân mật, gần gũi và tốt đẹp với toàn thể gia đình chồng.
Không "xâm chiếm" không gian của chồng
Chỉ vì đã kết hôn không có nghĩa là bạn nên sống với từng phút, từng giây trong cuộc sống của chồng mình. Lưu ý cần thiết cho những ai vừa bắt đầu cuộc sống hôn nhân đó là không dính chặt lấy người phối ngẫu. Đổi lại, bạn nên tạo những không gian riêng để chồng mình thoải mái, tự do làm những gì anh ấy thích. Có như thế, bạn cũng được tận hưởng những phút giây riêng tư cho sở thích cá nhân mình.
Vị tha
Các chuyên gia tâm lý luôn luôn khuyên chúng ta nên giữ lòng vị tha trong đời sống hôn nhân. Khi bạn càng sống tốt, cởi mở và sẵn lòng tha thứ thì bạn sẽ càng cảm thấy cuộc sống của mình tốt hơn. Chẳng quan trọng là bạn sẽ nhận lại được bao nhiêu song lòng vị tha thực sự là đức tính cần thiết cho mọi cuộc hôn nhân vững bền.
Lên kế hoạch cho tương lai
Đừng biến mình thành một kẻ ngốc nghếch khi sống hôm nay mà không biết ngày mai sẽ ra sao. Tốt hơn hết bạn nên vạch rõ các kế hoạch tương lai liên quan đến bản thân và hai vợ chồng ngay từ ngày đầu tiên của hôn nhân. Bạn cần biết chính xác con đường mà hai người đang đồng hành cùng nhau là gì, rẽ về đâu và đích đến thế nào?
Suy nghĩ trước, phản ứng sau
Phản ứng tiêu cực trong lúc nóng giận, hồ đồ có thể "niêm phong" số phận cuộc hôn nhân của bạn. Vì vậy, khi cuộc hôn nhân vẫn còn ở giai đoạn mới mẻ, hãy học cách suy nghĩ 10 lần trước khi bộc lộ sự phản ứng của mình cho đối tác biết. Làm như vậy, bạn không những không làm tổn thương đối tác mà còn tránh được việc hủy hoại cuộc hôn nhân của mình ngay khi nó mới khởi đầu.
Vì vậy, tốt nhất hãy cảnh giác với những thách thức có thể đe dọa cuộc hôn nhân của bạn bằng cách giữ đôi mắt và đôi tai luôn mở. Khi có một nền tảng hôn nhân vững chắc thì cuộc sống vợ chồng bạn mới có tương lai lâu dài.
Dưới đây là 1 số lưu ý quan trọng mọi người cần biết khi bắt đầu bước vào cuộc hôn nhân của mình:
Hãy là chính mình
Không nên bắt đầu cuộc hôn nhân của bạn bằng cách tạo những ấn tượng sai lệch trong mắt người bạn đời. Có thể trong thời gian đầu, ấn tượng tốt đẹp đó sẽ có ảnh hưởng tích cực đến người sống chung với bạn, nhưng về lâu dài, nó lại phản tác dụng. Điều quan trọng là bạn luôn thể hiện được cá tính, con người thật của mình với người chung sống để họ dần học được cách thích ứng với các thói quan, sở thích... của bạn.
Sẵn sàng thay đổi
Giữ cá tính của mình là yếu tố vô cùng quan trọng đối với hôn nhân. Tuy nhiên, trong khi không được đánh mất mình thì bạn cũng luôn cần giữ tâm lý cởi mở, sẵn sàng thay đổi trong trường hợp cần thiết.
Thỏa hiệp và điều chỉnh chính là chìa khóa cho một cuộc hôn nhân thành công. Các chuyên gia tâm lý cho rằng không nên có tư tưởng nặng nề đối với việc thay đổi. Khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân, hãy coi sự thay đổi là khả năng thích ứng của bạn trước cuộc sống.
Không giữ ác cảm trong lòng
Khi bắt đầu cuộc sống vợ chồng, bạn cần phải học cách cho qua và tha thứ. Không bao giờ nên giữ lại trong lòng cảm giác thù hận, ác cảm hoặc có suy nghĩ chờ đợi đến thời điểm thích hợp sẽ giải quyết vấn đề khúc mắc mình đang gặp phải với người bạn đời. Đối với các cuộc hôn nhân đang ở giai đoạn nền tảng thì chính những ác cảm, thù hận đó tạo thành vết nứt của hôn nhân mà về lâu dài, nó dễ dàng dẫn đến sự đổ vỡ.
Luôn nói sự thật
Ngay từ những ngày đầu tiên bước vào cuộc sống gia đình, một trong những lưu ý bạn cần nắm rõ đó là luôn luôn nói sự thật cho người bạn đời của mình biết. Sau này, khi đã sống bên nhau nhiều năm, bạn sẽ nhận ra cuộc hôn nhân của mình không gặp phải phiền toái nào liên quan đến chuyện hai người từng nói dối nhau.
Ảnh minh họa.
Nhờ sự tư vấn của một cặp đôi kết hôn trước
Hãy tìm kiếm trong số bạn bè của mình một cặp đôi thân thiết, gần gũi với vợ chồng bạn nhất để học hỏi kinh nghiệm làm vợ/làm chồng. Nhưng cần lưu ý là cặp đôi đó phải cùng thế hệ với vợ chồng bạn và đã kết hôn trước bạn từ 3 - 5 năm. Họ sẽ có nhiều kinh nghiệm cũng như sự tư vấn cần thiết để bạn cùng với bạn đời xây dựng cuộc hôn nhân của mình đi đúng hướng.
Đối xử tốt với gia đình chồng
Bước vào hôn nhân nghĩa là bạn không chỉ bước vào mối quan hệ với một người mới mà là bắt đầu mối quan hệ mới với cả gia đình, họ hàng nhà chồng. Đây luôn được coi là mối quan hệ phức tạp và vô cùng nhạy cảm. Muốn "đương đầu" với nó, ngay khi bắt đầu làm dâu, bạn không nên gieo thêm rắc rối cho mối quan hệ này.
Cụ thể là không nên đẩy bản thân vào một cuộc đối đầu trực tiếp hoặc hành xử khó chịu đối với bất cứ thành viên nào trong gia đình chồng. Những người trong gia đình chồng hoàn toàn thể tác động tiêu cực đến cuộc hôn nhân của bạn một khi họ không có thiện cảm với bạn.
Dù sao mối quan hệ với nhà chồng cũng là mối quan hệ lâu dài, nó song hành suốt cuộc hôn nhân của bạn nên ngay từ đầu, bạn nên cố gắng xây dựng một mối liên kết thân mật, gần gũi và tốt đẹp với toàn thể gia đình chồng.
Không "xâm chiếm" không gian của chồng
Chỉ vì đã kết hôn không có nghĩa là bạn nên sống với từng phút, từng giây trong cuộc sống của chồng mình. Lưu ý cần thiết cho những ai vừa bắt đầu cuộc sống hôn nhân đó là không dính chặt lấy người phối ngẫu. Đổi lại, bạn nên tạo những không gian riêng để chồng mình thoải mái, tự do làm những gì anh ấy thích. Có như thế, bạn cũng được tận hưởng những phút giây riêng tư cho sở thích cá nhân mình.
Vị tha
Các chuyên gia tâm lý luôn luôn khuyên chúng ta nên giữ lòng vị tha trong đời sống hôn nhân. Khi bạn càng sống tốt, cởi mở và sẵn lòng tha thứ thì bạn sẽ càng cảm thấy cuộc sống của mình tốt hơn. Chẳng quan trọng là bạn sẽ nhận lại được bao nhiêu song lòng vị tha thực sự là đức tính cần thiết cho mọi cuộc hôn nhân vững bền.
Lên kế hoạch cho tương lai
Đừng biến mình thành một kẻ ngốc nghếch khi sống hôm nay mà không biết ngày mai sẽ ra sao. Tốt hơn hết bạn nên vạch rõ các kế hoạch tương lai liên quan đến bản thân và hai vợ chồng ngay từ ngày đầu tiên của hôn nhân. Bạn cần biết chính xác con đường mà hai người đang đồng hành cùng nhau là gì, rẽ về đâu và đích đến thế nào?
Suy nghĩ trước, phản ứng sau
Phản ứng tiêu cực trong lúc nóng giận, hồ đồ có thể "niêm phong" số phận cuộc hôn nhân của bạn. Vì vậy, khi cuộc hôn nhân vẫn còn ở giai đoạn mới mẻ, hãy học cách suy nghĩ 10 lần trước khi bộc lộ sự phản ứng của mình cho đối tác biết. Làm như vậy, bạn không những không làm tổn thương đối tác mà còn tránh được việc hủy hoại cuộc hôn nhân của mình ngay khi nó mới khởi đầu.