Đau bao tử nên ăn gì và nên kiêng gì?

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
15
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
Đau bao tử nên ăn gì? Đau dạ dày nên kiêng gì?
Đau bao tử là bệnh hầu như người lớn ai cũng từng bị. Việc ăn uống như thế nào là mối quan tâm hàng đầu của những ai đang bị cơn đau hành hạ.


801367809314_daday.jpg

Ảnh minh họa

Đau dạ dày nên ăn gì?


Những thức ăn mềm cũng thường được bác sĩ khuyên nên dùng đối với người bị đau dạ dày. Người mệt cũng chỉ làm được việc nhẹ, huống hồ cái bao tử. Cho nên, một khi dạ dày đã đau, tránh cho nó phải làm việc nhiều, việc nặng cũng là giúp nó nhanh chóng hồi phục. Bạn có thể dùng những món như cháo, súp, bánh giò, hoặc thậm chí gặp lúc đau bao tử cấp, đừng ngại ngần quay lại thời kỳ ăn… bột.

Các loại bột ngũ cốc, bột mè đen, bột gạo lứt… dùng để ăn sáng sẽ rất phù hợp. Hoặc nếu muốn “Tây” hơn một tí, có thể dùng các món như khoai tây nghiền trộn với chút phô mai, hoặc ngũ cốc (cereal) trộn sữa tươi.

Ngoài việc ăn mềm, cũng cần chú ý đến độ thô của thức ăn. Nên băm nhỏ hoặc nghiền nhuyễn, để nếu có lười biếng trệu trạo cho qua thì dạ dày cũng không phải làm việc quá sức. Nếu không băm sẵn thực phẩm thì khi ăn, cần chú ý nhai thật kỹ, để hàm răng làm bớt việc cho cái dạ dày khó tính đang cần chiều chuộng.
Để tránh cho dạ dày phải căng mình lên làm việc một lúc, nên chia nhỏ lượng thức ăn ra thành nhiều bữa một ngày, có thể từ 5-6 bữa trở lên. Không để đói nhưng cũng không ăn quá no. Mỗi bữa nên cách nhau khoảng 2-3 tiếng.

Một món có vẻ rất bổ dưỡng và cũng thường được khuyên dùng khi đau bao tử là sữa. Tuy nhiên, nên biết cách dùng sữa để tránh tác dụng ngược. Khi uống sữa, nên nhấm nháp thêm ít bánh quy hoặc bánh mì để thêm tinh bột “tráng” dạ dày. Nếu không, lượng acid do dạ dày tiết ra để tiêu hóa sữa không có gì để “thấm” sẽ lại tấn công vào thành dạ dày làm bạn đau xé.
Biết cách “nương” theo cái dạ dày đau, bạn sẽ thấy mắc bệnh này cũng không đến nỗi trầm trọng lắm. Chỉ cần theo một số nguyên tắc, tránh để dạ dày phải làm việc quá sức hay tăng tiết acid là bạn sẽ “chung sống với lũ” một cách hiền hòa, an lành

14dau_da_day_an_gi.jpg


Đau dạ dày không nên ăn gì?

Nếu bạn thường xuyên bị chứng đau bụng sau khi ăn thì tốt hơn hết nên giảm thiểu ăn các thức ăn rắn. Có một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa và do đó, bạn nên tránh hoặc ăn với số lượng hạn chế. Một số loại thực phẩm dưới đây được coi là không tốt cho dạ dày và nên tránh hoặc ăn với số lượng vừa phải:

- Các loại rau như bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, cải Brussels


- Trái cây như táo, dưa hấu cũng không tốt cho dạ dày.

- Cả hai loại hạt tiêu đỏ và hạt tiêu đen gây kích ứng trong ruột. Vì vậy, bạn nên tránh xa chúng.


- Gia vị thực phẩm và thực phẩm chiên thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tiêu hóa và nên được bỏ qua để làm cho dạ dày tốt hơn.

- Trái cây có múi, các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như hành, cà phê, sô cô la và rượu cần tuyệt đối không ăn tránh tình trạng đau bụng dưới. Điều này là bởi vì, tất cả các chất này có xu hướng làm thư giãn các cơ bắp phía trên của dạ dày, và có thể làm cho cơn đau trầm trọng thêm. Ngoài ra, các loại thức ăn có độ acid cao như cà muối, dưa chua, giấm, mẻ… hoặc trái cây vị chua như cam, xoài xanh, ổi… cũng cần tránh. Chưa cần có các loại acid từ ngoài đưa vào này, bao tử bạn cũng đã “trầy trụa” tơi tả rồi.
Một số loại thức ăn có vẻ “lành”, nhưng cũng khiến người đau dạ dày phải nhăn mặt, đơn giản vì nó tạo hơi và khiến dạ dày đau hơn, ấy là chưa kể người bệnh sẽ liên tục bị ợ chua, khó chịu. Đó là các loại đậu đỗ, hoặc hành sống, tiêu tỏi…

Một thứ tưởng chừng như không liên quan gì đến dạ dày nhưng vẫn cần tránh, đó là thuốc lá. Thuốc lá khiến các vết lở loét có khuynh hướng sâu hơn và khó lành. Các “vết thương” trong dạ dày đương nhiên cũng không tránh khỏi quy luật này. Các ông cũng cần “xa lánh” các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày, như bia rượu. Điều này đồng nghĩa với các loại thức ăn cay khác như ớt, gừng, sả… cũng là món “kỵ” đối với người đau dạ dày.
Cách tốt nhất là tự rút ra những gì tốt và dễ chịu cho bạn nhất, nếu lỡ dạ dày bị đau. “Chỉ cần theo một số nguyên tắc, tránh để dạ dày phải làm việc quá sức hay tăng tiết acid nhiều là bạn sẽ “chung sống với lũ” một cách hiền hòa, an lành”

Chế độ ăn cho người đau dạ dày cấp:


  • Giai đoạn 1: Nhịn ăn trong 24-48 giờ. Chỉ uống nước khoáng với lượng vừa phải, tránh khát và mất nước. Khi bạn đói, dạ dày sẽ không bị kích thích tiết acid, không làm vết thương loét thêm.
  • Giai đoạn 2: Sau thời gian nhịn, nên ăn súp nấu với rau thịt nghiền, uống sữa hoặc ăn kem. Mỗi lần ăn khoảng 100ml; ăn nhiều lần cách nhau 2-3 giờ. Nên ăn 6 bữa/ngày, sau đó ăn các loại như cơm nếp, bánh mì, thịt cá nghiền nát.
  • Giai đoạn 3: Vẫn ăn 5-6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu nhừ. Khi không còn các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống như bình thường.
Những người có thói quen ăn rất nhanh dễ bị đau bụng sau khi ăn bất cứ thứ gì. Do đó, cần nhai kĩ trước thức ăn trước khi nuốt. Các vấn đề căng thẳng cũng góp phần làm xuất hiện cơn đau dạ dày, thậm chí làm cho nặng hơn. Tất cả những gì chúng ta phải làm là xác định những nguyên nhân cụ thể để điều trị phù hợp
Theo suckhoe365
 

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
15
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
Trả lời: Đau bao tử nên ăn gì và nên kiêng gì?

Đau dạ dày (đau bao tử) nên kiêng ăn gì là điều mà tất cả những ai bị đau dạ dày đều quan tâm hàng đầu. Nhiều người do chưa có kiến thức nên đã ăn không đúng cách, kiêng cữ quá đáng. Điều này không những không giúp chữa bệnh mà còn làm cơn đau dạ dày tiến triển nặng thêm.

dau-da-day-dau-bao-tu-nen-kieng-an-gi-y-duoc-3651.jpg

Người mắc bệnh đau dạ dày không nên ăn quá nhiều

Việc ăn kiêng đúng cách sẽ không chỉ giúp bạn không bị những cơn đau dạ dày hành hạ mà còn hỗ trợ bạn trong việc điều trị bệnh đau dạ dày. Sau đây là một số thực phẩm người bị đau dạ dày nên kiêng hoặc hạn chế tối đa:

- Thực phẩm quá mát hoặc lạnh, nóng sôi: Như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò… Nếu phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Cũng cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C – 30°C.

- Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ: Như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn… Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.

- Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn… Các loại nước trái cây có acid, nước có gas… Đặc biệt cần lưu ý không nên ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, nho… sau khi ăn hải sản vì không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn gây khó tiêu vì các loại quả này có chứa axít nên khi tiếp xúc với protein có trong hải sản sẽ hình thành chất lắng đọng, dẫn đến khó tiêu, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn mửa.

- Hạn chế các chất kích thích: Như rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, hạt tiêu, ớt, gừng khô, các loại thực phẩm nướng; món ăn xào rán nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp sườn, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn; cũng nên hạn chế bột ngọt vì đó là một loại acid.

- Hạn chế các loại gia vị có tính kích thích: như hành, tỏi, ớt, tiêu… đồ ăn quá mặn (mắm, tương, chao…) thường làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau.

- Một số loại củ, rễ: Như măng, sắn vì chúng có một hàm lượng axit cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày

- Nước có ga và nước ép trái cây:
Trong 2 loại đồ uống này đều có nhiều đường fructose. Có khoảng 30% số người trưởng thành không thể hấp thụ tốt chất fructose, từ đó gây chứng khó chịu dạ dày.

- Đồ ăn, đồ uống lạnh:
Ăn quá nhiều đồ lạnh khiến thân nhiệt giảm, làm ảnh hưởng đến tác dụng của men tiêu hoá và quá trình bài tiết dịch vị. Do đó, khi ăn tốt nhất nên dùng đồ uống nóng. Đồ uống lạnh chỉ nên uống giữa 2 bữa ăn.

- Cà phê:
Cà phê có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch vị dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hoá hoặc nồng độ axit trong dạ dày quá cao. Đặc biệt những người bị loét dạ dày nên ít uống cà phê. Các loại đồ uống có chứa cafein cũng nên hạn chế.

- Tinh chất bạc hà
: Tinh chất trong cây bạc hà sẽ làm lỏng các cơ co khít ở thực quản, khiến nồng độ axit gia tăng. Không nên ăn nhiều bất kỳ loại thực phẩm nào có chứa bạc hà như trà bạc hà, kẹo bạc hà hay kẹo cao su có hương vị bạc hà.

- Chế phẩm từ sữa:
Những người không tiêu hoá được lactose khi ăn các chế phẩm từ sữa sẽ gây khó chịu dạ dày. Có thể chọn sữa chua, pho mát cứng, hoặc sữa có hàm lượng lactose thấp để sử dụng.

- Trứng luộc chưa chín hoặc luộc quá kỹ:
Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên rán hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.

- Các loại nấm
: Người bệnhđau dạ dày – tá tràng không nên ăn tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc, nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị phân hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.

- Thực phẩm nhiều dầu:
Các thực phẩm nhiều dầu như thực phẩm chiên rán dễ gây kích thích và làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Bởi các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao rất khó tiêu hoá, nên cơ thể sẽ tự động bài tiết ra nhiều dịch vị. Tương tự, việc ăn quá nhiều cũng gây ra hiện tượng tự bài tiết quá nhiều dịch vị trong cơ thể.

- Súp-lơ (bông cải):
Trong súp-lơ có nhiều chất xơ hoà tan chỉ bị phân giải trong đại tràng, và tạo ra nhiều thể khí sau khi phân giải. Đồng thời, hoa lơ cũng chứa nhiều chất đường sinh khí giống các loại đậu.

- Cà chua: Cà chua có tính axit mạnh, dễ khiến dạ dày sản sinh nhiều dịch vị. Do đó, ăn nhiều cà chua sẽ dẫn đến hiện tượng như nồng độ axit trong dạ dày tăng cao, nóng ruột…Các loại tương cà chua cũng có tính chất tương tự.

- Sôcôla:
Trong sôcôla có lượng lớn theobromine, có thể làm lỏng cơ co khít ở thực quản, khiến dịch vị dễ bị trào ngược lên thực quản.

Lời khuyên:


Ngoài việc hạn chế và ăn kiêng các loại thực phẩm như trên thì người bị đau dạ dày cũng cần thực hiện một số điều sau trong sinh hoạt:

- Người mắc bệnh đau dạ dày không nên ăn quá nhiều. Bạn nên chia khẩu phần ra làm 4-6 bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa đều đặn. Khi ăn nên nhai kỹ, nhai chậm để thức ăn được xử lý, giảm tải cho dạ dày.
- Việc suy nghĩ nhiều, lo lắng, căng thẳng cũng làm bệnh đau dạ dày tiến triển trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên lưu ý để tránh các tác nhân này.

Nguồn: Y Dược 365 (TH)
 

lethuy7414

New member
User ID
93553
Tham gia
15 Tháng bảy 2015
Bài viết
96
Điểm tương tác
0
Tuổi
34
Đồng
0
nên kiêng các thức ăn nhiều dầu mỡ thức ăn cay nóng, thức ăn có nhiều gia vị, những thức ăn này khiến dạ dày làm việc quá sức, nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả cung cấp các chất xơ
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom