Chedauxanh
New member
Giờ cũng không phải mùa cưới nhưng ai cũng biết là để chuẩn bị cho một đám cưới - sự kiện trong đại nhất trong đời thì phải mất rất nhiều tháng, có khi đến cả năm. Nhân chuyên mục về ẩm thực bốn phương mình cũng muốn nhiều chị em (nhất là những chị em đang lên kế hoạch tổ chức đám cưới) có thêm những thông tin về các loại bánh dùng trong lễ cưới hỏi. Bài dưới cũng là sưu tầm thôi nhưng hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu và trân trọng hơn ý nghĩa của chúng. Mà hơn nữa là những loại bánh này cũng có thể dùng để ăn hoặc làm quà biếu trong những dịp bình thường được nữa nhé.
Đám cưới Việt Nam dù theo phong cách truyền thống hay hiện đại luôn không thể thiếu những chiếc bánh cưới ngọt ngào. Trong ngày ăn hỏi, nhà trai phải tỉ mẩn chuẩn bị từng mâm tráp đựng bánh cốm, bánh phu thê mang tới nhà gái. Tới ngày thành hôn, bánh cưới theo kiểu gato là chi tiết không thể thiếu trong nghi thức cắt bánh cưới. Mỗi chiếc bánh dù khác nhau, nhưng đều mang ý nghĩa cầu chúc cho đôi uyên ương có một cuộc sống ngọt ngào, hạnh phúc.
1. Bánh phu thê
Bánh phu thê có ở cả 3 miền và là vật phẩm phổ biến, không thể thiếu trong ngày cưới. Ở miền Bắc, bánh có hình tròn, được nhuộm đỏ, nhuộm vàng bằng phẩm màu tự nhiên, rồi gói trong giấy bóng kính, tạo thành khuôn hình tròn trịa. Ngược lại, bánh phu thê ở miền Trung và miền Nam khác về màu sắc cũng như kiểu dáng. Bánh có màu trắng, được gói trong những chiếc hộp vuông vức làm từ lá dừa.
"Phu thê" trong tiếng Hán có nghĩa là "vợ chồng", tượng trưng cho ước vọng về sự thủy chung, son sắt, bền chặt trong tình yêu. Bánh phu thê ở miền Bắc có hình tròn, hình ảnh của bầu trời, tượng trưng cho cực dương.
Ở miền Trung và miền Nam, chiếc bánh vợ chồng là sự hài hòa của đất trời, thể hiện triết lý âm dương đồng thuận. Phần nhân được đặt trọn trong phần bột đã dàn mỏng thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình nghĩa phu thê. Triết lý ngũ hành thể hiện qua năm màu có trong bánh: màu trắng của bột lọc và cơm dừa, màu vàng của nhân đỗ, màu đen của hạt vừng, màu xanh của lá và màu đỏ của lạt buộc hay chữ hỷ trang trí trên bành. Điều này thể hiện sự hài hòa của trời đất, sự kết hợp hoàn hảo của vợ chồng.
2. Bánh cốm
Đây là loại bánh luôn có mặt trong các mâm tráp ăn hỏi ở đám cưới miền Bắc. Do yếu tố khí hậu, địa lý, chỉ các tỉnh miền Bắc mới có cốm, nên bánh cốm vì thế thường gặp ở đồng bằng sông Hồng, từ miền Trung trở vào không phổ biến loại bánh này.
Nếu bánh phu thê hình tròn là hình bầu trời, tượng trưng cho cực dương, thì bánh cốm có hình tròn là hình bầu trời, tượng trưng cho cực dương. Ngày cưới có âm, có dương sẽ tạo nên sự thịnh vượng, ấm no và hạnh phúc cho cô dâu chú rể sau này. Bởi vậy, hai món truyền thống, bánh cốm và bánh phu thê vẫn luôn đi cùng nhau, bên cạnh những thứ bánh cưới hiện đại và đắt tiền ngày nay. Trong ngày cưới, bánh cốm được gói trong giấy bóng kính rồi đặt trong hộp vuông, khi kết thành tráp tạo nên vẻ đẹp cho mâm sính lễ.
3. Bánh cưới hiện đại
Đám cưới hiện nay, ngoài lễ vật là các loại bánh truyền thống thì bánh kem nhiều tầng cũng được cô dâu chú rể chăm chú lựa chọn và không thể thiếu trong nghi thức cưới. Nó không chỉ mang tính chất trang trí mà còn thể hiện cá tính của đôi uyên ương cũng như chúc phúc cho cô dâu chú rể thêm gắn bó qua màn cắt bánh cưới.
Đôi uyên ương sẽ cùng cắt bánh cưới với ý nghĩa tượng trưng cho sự đồng lòng, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống tương lai. Nhiều người cũng cho rằng, bánh cưới thể hiện mong muốn của mọi người, cầu chúc cho tình yêu của đôi uyên ương luôn ngọt ngào như chiếc bánh. Hiện nay, ở miền Nam, nhiều gia đình chú rể cũng chọn bánh gato để làm lễ vật đem tới nhà gái trong ngày ăn hỏi hay đón dâu. Điều này thể hiện sự tiếp thu nét phương Tây và kết hợp hài hòa với phong tục cưới hỏi truyền thống.
Đám cưới Việt Nam dù theo phong cách truyền thống hay hiện đại luôn không thể thiếu những chiếc bánh cưới ngọt ngào. Trong ngày ăn hỏi, nhà trai phải tỉ mẩn chuẩn bị từng mâm tráp đựng bánh cốm, bánh phu thê mang tới nhà gái. Tới ngày thành hôn, bánh cưới theo kiểu gato là chi tiết không thể thiếu trong nghi thức cắt bánh cưới. Mỗi chiếc bánh dù khác nhau, nhưng đều mang ý nghĩa cầu chúc cho đôi uyên ương có một cuộc sống ngọt ngào, hạnh phúc.
1. Bánh phu thê
Bánh phu thê có ở cả 3 miền và là vật phẩm phổ biến, không thể thiếu trong ngày cưới. Ở miền Bắc, bánh có hình tròn, được nhuộm đỏ, nhuộm vàng bằng phẩm màu tự nhiên, rồi gói trong giấy bóng kính, tạo thành khuôn hình tròn trịa. Ngược lại, bánh phu thê ở miền Trung và miền Nam khác về màu sắc cũng như kiểu dáng. Bánh có màu trắng, được gói trong những chiếc hộp vuông vức làm từ lá dừa.
"Phu thê" trong tiếng Hán có nghĩa là "vợ chồng", tượng trưng cho ước vọng về sự thủy chung, son sắt, bền chặt trong tình yêu. Bánh phu thê ở miền Bắc có hình tròn, hình ảnh của bầu trời, tượng trưng cho cực dương.
Ở miền Trung và miền Nam, chiếc bánh vợ chồng là sự hài hòa của đất trời, thể hiện triết lý âm dương đồng thuận. Phần nhân được đặt trọn trong phần bột đã dàn mỏng thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình nghĩa phu thê. Triết lý ngũ hành thể hiện qua năm màu có trong bánh: màu trắng của bột lọc và cơm dừa, màu vàng của nhân đỗ, màu đen của hạt vừng, màu xanh của lá và màu đỏ của lạt buộc hay chữ hỷ trang trí trên bành. Điều này thể hiện sự hài hòa của trời đất, sự kết hợp hoàn hảo của vợ chồng.
Đây là loại bánh luôn có mặt trong các mâm tráp ăn hỏi ở đám cưới miền Bắc. Do yếu tố khí hậu, địa lý, chỉ các tỉnh miền Bắc mới có cốm, nên bánh cốm vì thế thường gặp ở đồng bằng sông Hồng, từ miền Trung trở vào không phổ biến loại bánh này.
Nếu bánh phu thê hình tròn là hình bầu trời, tượng trưng cho cực dương, thì bánh cốm có hình tròn là hình bầu trời, tượng trưng cho cực dương. Ngày cưới có âm, có dương sẽ tạo nên sự thịnh vượng, ấm no và hạnh phúc cho cô dâu chú rể sau này. Bởi vậy, hai món truyền thống, bánh cốm và bánh phu thê vẫn luôn đi cùng nhau, bên cạnh những thứ bánh cưới hiện đại và đắt tiền ngày nay. Trong ngày cưới, bánh cốm được gói trong giấy bóng kính rồi đặt trong hộp vuông, khi kết thành tráp tạo nên vẻ đẹp cho mâm sính lễ.
Đám cưới hiện nay, ngoài lễ vật là các loại bánh truyền thống thì bánh kem nhiều tầng cũng được cô dâu chú rể chăm chú lựa chọn và không thể thiếu trong nghi thức cưới. Nó không chỉ mang tính chất trang trí mà còn thể hiện cá tính của đôi uyên ương cũng như chúc phúc cho cô dâu chú rể thêm gắn bó qua màn cắt bánh cưới.
Đôi uyên ương sẽ cùng cắt bánh cưới với ý nghĩa tượng trưng cho sự đồng lòng, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống tương lai. Nhiều người cũng cho rằng, bánh cưới thể hiện mong muốn của mọi người, cầu chúc cho tình yêu của đôi uyên ương luôn ngọt ngào như chiếc bánh. Hiện nay, ở miền Nam, nhiều gia đình chú rể cũng chọn bánh gato để làm lễ vật đem tới nhà gái trong ngày ăn hỏi hay đón dâu. Điều này thể hiện sự tiếp thu nét phương Tây và kết hợp hài hòa với phong tục cưới hỏi truyền thống.
(Theo ngoisao.net)