7 sai lầm khi sử dụng điện thoại di động

nguyenquynh010906

New member
User ID
14802
Tham gia
23 Tháng năm 2013
Bài viết
226
Điểm tương tác
1
Địa chỉ
vũng tàu
Đồng
0
7 sai lầm khi sử dụng điện thoại di động
37-7-sai-lam-sd-dien-thoai.jpg

Là sản phẩm khoa học công nghệ viễn thông cao trong thời đại thông tin, ngày nay điện thoại di động đã đi vào mọi lĩnh vực công tác và đời sống của chúng ta.

Khi sử dụng, điện thoại di động sẽ nhận và phát tín hiệu thông qua sóng điện từ cao tần. Sóng bức xạ của điện thoại di động không những gây tổn hại cho thần kinh, máu, hệ thống miễn dịch và mắt của chúng ta, mà còn ảnh hưởng tới hệ sinh dục và sự trưởng thành phôi thai. Vì vậy, sử dụng điện thoại di động một cách đúng đắn là điều cực kỳ quan trọng. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người vẫn có một số sai lầm khi sử dụng điện thoại di động, làm tăng thêm tác hại của nó đối với con người.

1, Đeo điện thoại di động trước ngực hoặc eo lưng: Khoảng cách giữa điện thoại di động và cơ thể sẽ quyết định mức độ hấp thu sóng bức xạ. Vì vậy, người sử dụng và điện thoại di động cần phải giữ một khoảng cách nhất định. Chuyên gia y học chỉ rõ, đối với những người mắc các loại bệnh về tim mạch, không nên đeo điện thoại di động trước ngực. Ngoài ra, nếu thường xuyên đeo điện thoại di động ở phần eo hoặc phần bụng, có thể sẽ ảnh hưởng tới chức năng sinh dục. Biện pháp khá an toàn là để điện thoại di động trong túi xách, có thể để ở ngăn ngoài của túi, để đảm bảo bắt được tín hiệu tốt.

2, Nghe điện thoại một bên tai trong thời gian dài: Nghiên cứu chứng tỏ, bị tác động bởi sóng bức xạ điện thoại di động liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến não. Chuyên gia đề nghị, không nên nghe điện thoại di động quá lâu, có thể sử dụng điện thoại cố định hoặc tai nghe. Nếu buộc phải nói chuyện trực tiếp bằng điện thoại di động trong thời gian dài, thì nên cách từ 1-2 phút đổi tai nghe một lần.

3, Để điện thoại di động ở tai khi gọi điện thoại: Khi chờ kết nối, sóng bức xạ sẽ tăng lên rõ rệt. Lúc đó, bạn nên để điện thoại di động cách xa não bộ, cứ cách khoảng 5 giây mới lại nhận nghe.

4, Sử dụng điện thoại di động khi lái xe: Khi lái xe, không nên nghe điện thoại di động vì sẽ khiến người lái xe mất tập trung, gây mất an toàn giao thông. Nếu cần thiết phải sử dụng thì nên đeo tai nghe. 5, Gọi các cuộc điện thoại “bí mật”: Đối với các cuộc gọi có nội dung bí mật riêng tư, nhiều người thích đứng ở góc nhà nghe điện thoại. Nhưng thông thường, tín hiệu điện thoại ở góc nhà khá kém, vì vậy, sẽ khiến sóng bức xạ của điện thoại di động tăng lên ở mức độ nhất định. Cũng nguyên lý như vậy, ở những nơi kín như trong thang máy v.v, bạn cũng phải cẩn thận khi sử dụng điện thoại di động.

6, Tín hiệu càng kém, càng để sát điện thoại vào tai: Khi tín hiệu của điện thoại di động bị kém đi, nhiều người theo bản năng sẽ càng để điện thoại sát vào tai. Nhưng theo nguyên lý của điện thoại di động, trong tình huống tín hiệu kém, điện thoại di động sẽ tự động tăng tần suất phát sóng điện từ, khiến sóng bức xạ tăng rõ rệt. Nếu lúc đó để điện thoại di động sát tai quá, thì lượng bức xạ ảnh hưởng đến não bộ sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

7, Đi đi lại lại liên tục: Một số người có thói quen đi đi lại lại khi gọi điện thoại, nhưng lại không biết rằng di chuyển liên tục như vậy sẽ khiến việc bắt tín hiệu không ổn định, lúc mạnh lúc yếu. Từ đó gây ra tần suất phát sóng cao không cần thiết trong thời gian ngắn

 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom