Kinh nghiệm sử dụng tủ lạnh

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
15
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
Kinh nghiệm sử dụng tủ lạnh tốt cho [url="http://phunuvn.net/categories/suc-khoe-doi-song.21/"]sức khỏe[/URL] của bạn.
Để đồ sống lẫn đồ chín, không gói kín thực phẩm khi cất, cả tháng không vệ sinh tủ hay bỏ đi các đồ không dùng đến... sẽ biến tủ lạnh thành ổ chứa vi khuẩn của gia đình bạn.

Thạc sĩ Doãn Tường Vi, trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 cho biết, những thói quen như mua thịt ở chợ đựng trong túi nilong về quẳng luôn vào tủ lạnh, ngay cạnh hộp sữa chua hay bát đựng thịt ăn thừa bữa trước; rồi trứng mang ở chợ về cất ngay vào tủ... khá phổ biến trong các gia đình. Thực tế, trong tủ lạnh vẫn là vòng tuần hoàn, dễ nhiễm khuẩn chéo. Nguy cơ ngộ độc có thể xuất phát từ tủ nếu không biết cách bảo quản.

"Thịt sống, trứng dập, sữa (đã mở, không đậy kín) là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Vì thế, nếu tùy tiện có gì cũng tống vào tủ lạnh, bạn có thể biến nơi bảo quản thức ăn thành ổ vi khuẩn, gây bệnh", bác sĩ nói.


929649_tulanh-JPG-1370593212_500x0.jpg



[TD="class: Image"]Sử dụng tủ lạnh đúng cách để bảo quản thực phẩm tốt cho gia đình. Ảnh minh họa: VL.


Theo bà, thực phẩm dù sống hay chín cần được cho vào túi hay hộp kín trước khi để vào tủ lạnh. Đồ sống và chín cần để ở các ngăn riêng biệt.
Đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín. Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, ngăn mát chỉ nên để 1-2 ngày.
Nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, tốt nhất cứ 2-3 ngày một lần, nếu lỡ để đồ ăn, nước từ thực phẩm rớt ra tủ lạnh thì cần lau sạch ngay. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra đồ trong tủ lạnh, sử dụng những đồ dễ hỏng trước, loại bỏ các thực phẩm không thể dùng được nữa.
Với rau, dùng rau ăn lá trước vì dễ nát, hỏng, củ quả dùng sau. Đồ ăn cũng vậy, cái gì dễ ôi thiu ăn trước, chẳng hạn như cá, hoặc nếu chưa muốn dùng ngay nên rán hoặc kho qua rồi cất, sẽ kéo dài được thời gian bảo quản hơn. Trứng đã dập cần bỏ ra ngoài, chế biến luôn. Lòng đỏ trứng là môi trường dể vi khuẩn phát triển.
Một số lưu ý khi bảo quản một số loại thực phẩm cụ thể:
Sản phẩm từ sữa
Để phô mai, sữa chua, sữa uống và kem trong các vật chứa khi đưa vào tủ lạnh. Nếu đã đổ sữa tươi ra cốc hay bát, bạn không nên đổ lại vào bình hay chai đựng ban đầu rồi mang cất. Thay vào đó, đậy chặt miệng bát hay cốc bằng màng bọc nilong.
Khi bảo quản sữa tươi, những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần bạn rót ra.
Rau quả
Bảo quản quả và rau ở ngăn riêng biệt và trữ theo cùng loại như: táo với táo, cà rốt với cà rốt... Trái cây và rau quả phả các khí gas khác nhau vì thế nếu để chung loại này có thể khiến loại kia nhanh hỏng hơn.
Trữ quả và rau khô trong các túi nilong đục lỗ hay các túi nhựa hở để duy trì môi trường không bị ẩm nhưng vẫn cho phép không khí lưu thông. Rửa rau, quả rồi để ráo hẳn nước trước khi cất vào tủ lạnh vì sự ẩm ướt có thể làm chúng dễ mốc và thối nhanh hơn.
Những đồ ăn thừa
Trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong.
Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn. (Một số bào tử vi khuẩn tồn tại trong quá trình nấu nướng và có thể sinh sôi nếu thức ăn ở nhiệt độ phòng lâu). Nên trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt.
Không nhồi nhét quá đầy tủ lạnh. Không khí lạnh cần được lưu thông để giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.
Thời gian bảo quản thực phẩm an toàn trong ngăn mát và ngăn đá tủ lạnh:


Loại thực phẩm
Trữ lạnh (4 độ C)
Trữ đông (-18 độ C)


Trứng tươi
3-5 tuần
Không cấp đông


Sữa tươi
Đã mở
Chưa mở

2-3 ngày
Theo hạn sử dụng
Không cấp đông


Thịt lợn xông khói
7 ngày
1 tháng


Nước sốt chưa nấu
1-2 ngày
1-2 tháng


Thịt lợn, bò, cừu tươi sống
3-5 ngày
6-12 tháng


Tôm, sò điệp, mực, nghêu, trai (đã bỏ vỏ)
1-2 ngày
3-6 tháng


Gia cầm tươi sống
1-2 ngày
6-12 tháng


Trai, hến, cua, tôm hùm, hàu tươi sống
2-3 ngày
2-3 tháng


Động vật có vỏ đã nấu chín
3-4 ngày
3 tháng



Theo VnE
 

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
15
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
Trả lời: Kinh nghiệm sử dụng tủ lạnh

Tôi không đi chợ thường xuyên nên hay mua thực phẩm trữ trong tủ lạnh. Vậy trứng gà, vịt trữ được thời gian bao lâu trong tủ lạnh?

Ông Hồ Đức Hải, trưởng phòng Kinh doanh, Công ty TNHH Ba Huân, TPHCM cho biết: Tốt nhất không nên để trứng quá 30 ngày trong tủ lạnh kể từ ngày trứng được đóng gói bán. Nếu bạn mua trứng ở ngoài chợ thì nên dùng trứng trong vòng 7 ngày kể từ ngày mua để đảm bảo chất lượng trứng còn tốt.

images601302_1.jpg




Ảnh minh họa



Trứng để trong tủ lạnh muốn biết bị hỏng hay không bạn có thể nhìn màu sắc quả trứng, nếu trứng có màu sậm khác với trứng màu thì trứng đã có hiện tượng hỏng.

Cũng có thể nhận biết bằng cách đặt quả trứng vào một bát nước lạnh đầy, quan sát quả trứng. Nếu trứng tươi sẽ chìm xuống đáy bát và nằm yên ở đáy; Trứng hơi cũ (khoảng 1 tuần) sẽ nằm dưới đáy nhưng hơi bồng bềnh. Nếu quả trứng thăng bằng ở trạng thái quay phần nhọn xuống dưới và đầu to hơn của quả trứng quay lên phía trên thì trứng này đã được để khoảng 3 tuần. Nếu trứng nổi trên bề mặt nước thì trứng đã hỏng, không nên ăn nữa.

Cũng có thể ngửi mùi trứng. Khi trứng đã được đập ra bạn có thể kiểm tra bằng cách nhận biết mùi. Các vi khuẩn sẽ phá hỏng các protein trong lòng trắng trứng và tạo ra khí gas. Thứ khí này có mùi rất khó chịu và thường được gọi là "mùi trứng thối".
Theo Bee.net.vn
 

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
15
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
Mắc bệnh vì tủ lạnh

Rất nhiều người đã bị tiêu chảy cấp, thậm chí ngộ độc thực phẩm vì ăn đồ trữ trong tủ lạnh, nhất là về mùa hè.

Với suy nghĩ, tủ lạnh sẽ diệt được vi khuẩn và làm cho thức ăn không bị ôi thiu đã khiến nhiều người đổ bệnh vì dùng đồ ăn để lâu trong tủ lạnh. Theo bác sĩ Vũ Thị Thanh, Phó phòng Dinh dưỡng điều trị, Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, thức ăn chín chỉ nên để trong tủ lạnh 1 - 2 ngày, nếu để lâu hơn sẽ biến chất, gây hại cho sức khỏe.

Thủ phạm ít ngờ

Chị Phạm Thị H. (ngụ Hà Nội) hay có thói quen lưu trữ thức ăn trong tủ lạnh để tiện nấu nướng. Một lần, khi chế biến thức ăn, chị dùng lại quả trứng bị vỡ vỏ và để lâu trong tủ lạnh với suy nghĩ thức ăn đã được bảo quản trong tủ lạnh nên sẽ đảm bảo vệ sinh. Sau khi ăn, chị đau bụng, buồn nôn và bị tiêu chảy, đi khám bác sĩ, chị mới biết nguyên nhân khiến chị bị tiêu chảy chính là quả trứng đã bị hỏng.

images547611_1299034603_3.jpg



Không nên để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh.


Khác với chị H., vợ chồng anh Trần Văn A. (ngụ Văn Quán, Hà Nội) vừa mới sinh con được ít lâu nên đón mẹ ở quê lên trông con giúp. Sau mỗi bữa ăn, mẹ anh chị thường có thói quen cất đồ ăn thừa trong tủ lạnh để ngày hôm sau dùng. Ai dè, chỉ vì tiếc đĩa thịt rán bỏ dở từ hôm trước mà cụ bị đau bụng. “Chúng tôi cũng nhiều lần nhắc nhưng cụ cho là lãng phí. Đến lần này, chúng tôi phải phân tích mẹ bị đau bụng phải uống thuốc kháng sinh tốn tiền trăm ngàn, còn đắt hơn đĩa thịt cụ mới chịu nghe” , anh A. nói.

Thạc sĩ Ngô Thị Thanh Hải, Phó trưởng khoa Nội II, Bệnh viện Xanh Pôn, cho biết số bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp phải nhập viện do sử dụng thực phẩm để lâu trong tủ lạnh không phải là hiếm. Đặc biệt là mùa hè - mùa hay dễ mắc các bệnh về tiêu chảy cấp.

Tủ lạnh không thể diệt vi khuẩn

Theo bác sĩ Hải, việc đồ ăn có đảm bảo vệ sinh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vi khuẩn ở thức ăn, tủ lạnh, đồ đựng có sạch sẽ không? Nhiều người thường cho rằng đồ ăn để trong tủ lạnh thì yên tâm vì vi khuẩn sẽ không thể sống được, lúc nào cần chỉ việc lấy ra ăn. Nhưng thực ra, vi khuẩn trong tủ lạnh không hề bị tiêu diệt mà chỉ tạm thời “ngủ đông”, khi ra khỏi tủ lạnh gặp điều kiện nhiệt độ bình thường hoặc nhiệt độ của cơ thể con người, sẽ “tỉnh giấc”.

Vì vậy, thức ăn chín chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh 1 - 2 ngày, còn thức ăn sống để trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 24 giờ phải chế biến ngay, không nên để quá lâu bởi dưới tác dụng của nhiệt độ, thức ăn chỉ sau vài giờ là đã bị biến chất. Trước khi cho vào tủ lạnh, phải bọc thực phẩm lại bằng nilông kín để tránh lây nhiễm lẫn nhau, đồng thời cũng hạn chế được mùi trong tủ lạnh. Cần để riêng thức ăn sống và thức ăn chín. Với thức ăn để trong tủ lạnh cần đun, chế biến lại trước khi sử dụng. Tốt nhất là các bà nội trợ chỉ nên mua thức ăn vừa đủ cho một bữa, tránh để thức ăn lâu ngày trong tủ lạnh.



Thông thường khi bị tiêu chảy bệnh nhân hay dùng các loại thuốc có tác dụng cầm đại tiện như berberin… Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng với các trường hợp nhẹ. Hơn nữa các loại thuốc này cầm được tiêu chảy nhưng thực ra vi khuẩn vẫn còn trong ruột không được thải ra ngoài nên nguy cơ gây nhiễm độc vẫn cao.



Theo Lan Hương
Đất Việt
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom