Bạn thường nói gì trong buổi đầu gặp gỡ. Muốn để lại ấn tượng tốt trong mắt đối phương, hãy để câu chuyện diễn ra một cách tự nhiên xung quanh các chủ đề dưới đây:
1. Người trong gia đình
Bạn nên nói gì trong buổi hẹn hò đầu tiên? Nói về cha mẹ có thích hợp không? Nếu cha mẹ chàng đang ly thân hoặc ly hôn thì chẳng phải bạn đang tự đưa mình vào tình huốn khó xử. Bạn nên chọn chủ đề liên quan đến anh chi em trong gia đình chàng, để giúp bạn hiểu hơn về đối phương và phá bỏ bầu không khí căng thẳng. Hơn nữa việc tìm hiểu về thành viên trong gia đình cho thấy bạn đang có cảm tình với chàng và dễ dàng chiếm được sự tin tưởng của đối phương
2. Ước mơ thuở nhỏ
Đây là một chủ đề khá lý thú, nhẹ nhàng, gia tăng sự thoải mái và tình cảm giữa hai người. Nhưng bạn không nên cướp lời hoặc nói một thôi một hồi mà không cho đối phương cơ hội bày tỏ hồi ức của mình. Cuộc nói chuyện càng vui vẻ chứng tỏ đối phương đang dành rất nhiều thiện cảm cho bạn.
3. Danh lam thắng cảnh
Bạn đã từng đi qua những địa điểm du lịch hay danh lam thắng cảnh thú vị nào? Ai cũng rất sẵn lòng trả lời câu hỏi này của bạn. Để gợi mở câu chuyện, hãy mời chàng giới thiếu thêm về địa danh mình đã ghé qua, công việc của bạn là chú tâm lắng nghe câu chuyện và góp nhặt một vài câu trầm trồ, đối phương sẽ nhanh chóng nảy sinh tình cảm tốt về bạn. Hãy chủ động hỏi chàng còn muốn đi đến địa danh nào, nếu có bạn rất sẵn lòng là người đồng hành nhiệt tình. Dũng cảm nói “Mình cũng rất muốn đi”. Nếu có cơ hội chúng ta cùng đi có được không? Chàng sẽ rất vui vẻ chấp nhận lời mời của bạn. Nói đến chủ đề này bạn sẽ hiểu hơn kiến thức cuộc sống và sở thích cá nhân của đối phương.
4. Món ăn yêu thích
Nếu hai người hẹn gặp tại quán ăn hoặc bar thì chủ đề quanh những món ăn hai người yêu thích là sự lựa chọn thích hợp nhất. Nói đến ẩm thực bạn không chỉ hiểu hơn về khẩu vị của đối phương, mà còn không lo hai người sẽ không có chủ đề nói chuyện. Nếu chàng biết làm vài món sở trường thì cơ hội khen ngợi đang chờ đợi bạn. “Chỉ nghe anh/ em đã muốn ăn lắm rồi, khi nào anh/ em cho mình thưởng thức tài nghệ nhé”. Cho dù đối phương biết bạn đang cung phụng nhưng họ rất sẵn lòng đón nhận.
5. Sở thích cá nhân
Những câu hỏi xung quanh sở thích ca hát, khiêu vũ, âm nhạc, thể thao… là chủ đề không nên bỏ qua nếu bạn không muốn biết về sở thích của đối phuơng. Hãy để anh/ cô ấy thể thiện khả năng của bản thân, mọi việc sẽ trở nên thú vị hơn nhiều.
6. Kế hoạch trong tương lai
Nói về cuộc sống đã qua thời sinh viên hay mong muốn học tiếp cũng có thể là những chủ đề khá hấp dẫn. Nhưng nếu đối phương không tỏ ra hào hứng tốt nhất bạn nên chuyển sang một chủ đề khác ví như công việc hiện tại.
7. Tình hình công việc
Bạn đã tốt nghiệp đại học và làm việc một thời gian thì công việc là chủ đề khá tốt cho cuộc gặp đầu. Nhưng bạn cần khống chế sự chủ động của mình, đừng để đối phương nói không ngừng về câu chuyện nhỏ nhặt xung quanh cuộc sống và công việc, họ càng nói càng bực mình còn bạn càng nghe càng nản. Tuy nhiên thông qua thái độ của họ với công việc bạn sẽ phán đoán được họ là người chỉ biết đến công việc hay biết phân chia cuộc sống gia đình và công việc.
8. Bạn bè xung quanh
Hãy nói về những người bạn của họ, có thể bạn chưa từng gặp mặt nhưng không cần quá lo lắng bởi đối phương rất vui vẻ khi bàn tới những người bạn của mình. Đây là cơ hội tốt để bạn hiểu hơn về cô/ anh ấy và người xung quanh họ. Bạn có muốn tiếp tục mối quan hệ với cô/ anh ấy. Hãy bắt đầu từ những người bạn của họ.
9. Tuyệt đối không nhắc về tình cũ
Tuyệt đối không nên hỏi về tình cũ của đối phương nếu họ không chủ động lên tiếng trước. Rất có thể người cũ chưa hoàn toàn xoá khỏi tâm trí hoặc cô/ anh ấy đang ở một giai đoạn khó khăn của tình cảm. Sẽ là hoàn toàn sai lầm nếu bạn cho rằng việc an ủi, đồng cảm với đối phương khi nói về tình cũ là cách tốt để chiếm được cảm tình của họ, hành động này thường có tác dụng ngược lại.
1. Người trong gia đình
Bạn nên nói gì trong buổi hẹn hò đầu tiên? Nói về cha mẹ có thích hợp không? Nếu cha mẹ chàng đang ly thân hoặc ly hôn thì chẳng phải bạn đang tự đưa mình vào tình huốn khó xử. Bạn nên chọn chủ đề liên quan đến anh chi em trong gia đình chàng, để giúp bạn hiểu hơn về đối phương và phá bỏ bầu không khí căng thẳng. Hơn nữa việc tìm hiểu về thành viên trong gia đình cho thấy bạn đang có cảm tình với chàng và dễ dàng chiếm được sự tin tưởng của đối phương
2. Ước mơ thuở nhỏ
Đây là một chủ đề khá lý thú, nhẹ nhàng, gia tăng sự thoải mái và tình cảm giữa hai người. Nhưng bạn không nên cướp lời hoặc nói một thôi một hồi mà không cho đối phương cơ hội bày tỏ hồi ức của mình. Cuộc nói chuyện càng vui vẻ chứng tỏ đối phương đang dành rất nhiều thiện cảm cho bạn.
3. Danh lam thắng cảnh
Bạn đã từng đi qua những địa điểm du lịch hay danh lam thắng cảnh thú vị nào? Ai cũng rất sẵn lòng trả lời câu hỏi này của bạn. Để gợi mở câu chuyện, hãy mời chàng giới thiếu thêm về địa danh mình đã ghé qua, công việc của bạn là chú tâm lắng nghe câu chuyện và góp nhặt một vài câu trầm trồ, đối phương sẽ nhanh chóng nảy sinh tình cảm tốt về bạn. Hãy chủ động hỏi chàng còn muốn đi đến địa danh nào, nếu có bạn rất sẵn lòng là người đồng hành nhiệt tình. Dũng cảm nói “Mình cũng rất muốn đi”. Nếu có cơ hội chúng ta cùng đi có được không? Chàng sẽ rất vui vẻ chấp nhận lời mời của bạn. Nói đến chủ đề này bạn sẽ hiểu hơn kiến thức cuộc sống và sở thích cá nhân của đối phương.
4. Món ăn yêu thích
Nếu hai người hẹn gặp tại quán ăn hoặc bar thì chủ đề quanh những món ăn hai người yêu thích là sự lựa chọn thích hợp nhất. Nói đến ẩm thực bạn không chỉ hiểu hơn về khẩu vị của đối phương, mà còn không lo hai người sẽ không có chủ đề nói chuyện. Nếu chàng biết làm vài món sở trường thì cơ hội khen ngợi đang chờ đợi bạn. “Chỉ nghe anh/ em đã muốn ăn lắm rồi, khi nào anh/ em cho mình thưởng thức tài nghệ nhé”. Cho dù đối phương biết bạn đang cung phụng nhưng họ rất sẵn lòng đón nhận.
5. Sở thích cá nhân
Những câu hỏi xung quanh sở thích ca hát, khiêu vũ, âm nhạc, thể thao… là chủ đề không nên bỏ qua nếu bạn không muốn biết về sở thích của đối phuơng. Hãy để anh/ cô ấy thể thiện khả năng của bản thân, mọi việc sẽ trở nên thú vị hơn nhiều.
6. Kế hoạch trong tương lai
Nói về cuộc sống đã qua thời sinh viên hay mong muốn học tiếp cũng có thể là những chủ đề khá hấp dẫn. Nhưng nếu đối phương không tỏ ra hào hứng tốt nhất bạn nên chuyển sang một chủ đề khác ví như công việc hiện tại.
7. Tình hình công việc
Bạn đã tốt nghiệp đại học và làm việc một thời gian thì công việc là chủ đề khá tốt cho cuộc gặp đầu. Nhưng bạn cần khống chế sự chủ động của mình, đừng để đối phương nói không ngừng về câu chuyện nhỏ nhặt xung quanh cuộc sống và công việc, họ càng nói càng bực mình còn bạn càng nghe càng nản. Tuy nhiên thông qua thái độ của họ với công việc bạn sẽ phán đoán được họ là người chỉ biết đến công việc hay biết phân chia cuộc sống gia đình và công việc.
8. Bạn bè xung quanh
Hãy nói về những người bạn của họ, có thể bạn chưa từng gặp mặt nhưng không cần quá lo lắng bởi đối phương rất vui vẻ khi bàn tới những người bạn của mình. Đây là cơ hội tốt để bạn hiểu hơn về cô/ anh ấy và người xung quanh họ. Bạn có muốn tiếp tục mối quan hệ với cô/ anh ấy. Hãy bắt đầu từ những người bạn của họ.
9. Tuyệt đối không nhắc về tình cũ
Tuyệt đối không nên hỏi về tình cũ của đối phương nếu họ không chủ động lên tiếng trước. Rất có thể người cũ chưa hoàn toàn xoá khỏi tâm trí hoặc cô/ anh ấy đang ở một giai đoạn khó khăn của tình cảm. Sẽ là hoàn toàn sai lầm nếu bạn cho rằng việc an ủi, đồng cảm với đối phương khi nói về tình cũ là cách tốt để chiếm được cảm tình của họ, hành động này thường có tác dụng ngược lại.