nguyenquynh010906
New member
10 điều cần tránh trong giáo dục khi trẻ mắc lỗi
Để hiểu được tâm lý trẻ con và giáo dục chúng một cách đúng đắn không phải cha mẹ nào cũng biết. Sau đây là 10 điều cần tránh trong việc giáo dục khi trẻ mắc lỗi.
1. Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ không nên mắng nhiếc, sỉ vả trẻ. Không nên nói những câu như "mày là đồ ngu, đồ bỏ đi", vì như vậy sẽ khiến các em tự ti.
2. Không nên dọa nạt trẻ, kiểu như "Con mà học dốt sẽ bị bắt ra một hòn đảo hoang không có người", hoặc "bán cho bọn buôn người"... Như vậy sẽ khiến các em bị hoang tưởng, sợ hãi, dẫn đến tinh thần bất an.
3. Khi phê bình một trẻ em đã có sự hiểu biết thì tốt nhất nên trao đổi, phê bình khi em đó chỉ có một mình. Tuyệt đối không nên để trẻ bị "mất mặt" trước bạn bè, bởi sẽ làm tổn thương đến lòng tự tôn của chúng.
4. Trước khi phê bình con trẻ, nên có những nhận xét về ưu điểm, rồi mới chỉ ra khuyết điểm. Như vậy trẻ mới cảm phục lời nhận xét của người lớn và vui vẻ tiếp thu lời phê bình đó.
5. Không nên quá cường điệu những thiếu sót của trẻ, điều cốt yếu là chỉ ra cách cho chúng sửa chữa.
6. Khi trẻ mắc lỗi, không được uy hiếp, ép buộc trẻ nhận lỗi. Khi đó bố mẹ cần bình tĩnh, nhằm tránh cho trẻ bị oan.
7. Không nên phê bình trẻ một cách miên man, lặp đi lặp lại mà cần nói ngắn gọn, rõ ràng để trẻ dễ nhập tâm.
8. Phê bình phải kịp thời, khi trẻ có thiếu sót gì phải lập tức phê bình ngay. Nếu để quá lâu rồi mới phê bình thì hậu quả sẽ không tốt.
9. Giữa bố mẹ, tuyệt đối không nên "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Cùng một khuyết điểm mà người thì trách mắng, người thì xuề xoà, coi như không có gì. Như vậy sẽ không sửa chữa sai lầm triệt để, thậm chí còn tạo thành "ô dù" để trẻ dựa dẫm.
10. Và điều cuối cùng là không nên nghĩ rằng, chỉ phê bình một lần là mọi việc đều xong xuôi, tốt đẹp cả. Nếu trẻ lại mắc sai lầm thì phải kiên trì thuyết phục, yêu cầu chúng sửa chữa.
Để hiểu được tâm lý trẻ con và giáo dục chúng một cách đúng đắn không phải cha mẹ nào cũng biết. Sau đây là 10 điều cần tránh trong việc giáo dục khi trẻ mắc lỗi.
1. Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ không nên mắng nhiếc, sỉ vả trẻ. Không nên nói những câu như "mày là đồ ngu, đồ bỏ đi", vì như vậy sẽ khiến các em tự ti.
2. Không nên dọa nạt trẻ, kiểu như "Con mà học dốt sẽ bị bắt ra một hòn đảo hoang không có người", hoặc "bán cho bọn buôn người"... Như vậy sẽ khiến các em bị hoang tưởng, sợ hãi, dẫn đến tinh thần bất an.
3. Khi phê bình một trẻ em đã có sự hiểu biết thì tốt nhất nên trao đổi, phê bình khi em đó chỉ có một mình. Tuyệt đối không nên để trẻ bị "mất mặt" trước bạn bè, bởi sẽ làm tổn thương đến lòng tự tôn của chúng.
4. Trước khi phê bình con trẻ, nên có những nhận xét về ưu điểm, rồi mới chỉ ra khuyết điểm. Như vậy trẻ mới cảm phục lời nhận xét của người lớn và vui vẻ tiếp thu lời phê bình đó.
5. Không nên quá cường điệu những thiếu sót của trẻ, điều cốt yếu là chỉ ra cách cho chúng sửa chữa.
6. Khi trẻ mắc lỗi, không được uy hiếp, ép buộc trẻ nhận lỗi. Khi đó bố mẹ cần bình tĩnh, nhằm tránh cho trẻ bị oan.
7. Không nên phê bình trẻ một cách miên man, lặp đi lặp lại mà cần nói ngắn gọn, rõ ràng để trẻ dễ nhập tâm.
8. Phê bình phải kịp thời, khi trẻ có thiếu sót gì phải lập tức phê bình ngay. Nếu để quá lâu rồi mới phê bình thì hậu quả sẽ không tốt.
9. Giữa bố mẹ, tuyệt đối không nên "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Cùng một khuyết điểm mà người thì trách mắng, người thì xuề xoà, coi như không có gì. Như vậy sẽ không sửa chữa sai lầm triệt để, thậm chí còn tạo thành "ô dù" để trẻ dựa dẫm.
10. Và điều cuối cùng là không nên nghĩ rằng, chỉ phê bình một lần là mọi việc đều xong xuôi, tốt đẹp cả. Nếu trẻ lại mắc sai lầm thì phải kiên trì thuyết phục, yêu cầu chúng sửa chữa.