Nắng nóng, phòng tránh các bệnh mùa hè thường gặp cho trẻ

nguyenquynh010906

New member
User ID
14802
Tham gia
23 Tháng năm 2013
Bài viết
226
Điểm tương tác
1
Địa chỉ
vũng tàu
Đồng
0
Nắng nóng, phòng tránh các bệnh mùa hè thường gặp cho trẻ

Thời tiết nắng nóng, kèm theo khói, bụi ô nhiễm môi trường khiến cho trẻ dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, tiêu chảy cấp, sốt cao do vi rút, thủy đậu, bệnh ngoài da… Do vậy, các trường mầm non, các bậc cha mẹ cần biết cách phòng tránh một số bệnh mùa hè cho trẻ.


cac-benh-nang-nong---Vien-N.gif
Mùa hè, trẻ dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, tiêu chảy cấp, sốt cao do vi rút...(Ảnh minh họa:Đỗ Thoa)
Viêm đường hô hấp trên Các bác sỹ nhi khoa cho rằng, vào hè, trẻ thường hay bị viêm đường hô hấp trên là do thời tiết quá nóng bức, sử dụng quạt nhiều, dẫn đến khô vùng hầu miệng khiến các chất nhờn, nhầy bảo vệ vùng họng bị khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp. Triệu chứng thường gặp ở trẻ là sổ mũi, ho, sốt, thở khò khè, đau họng; nặng hơn có thể gây áp xe thành họng, viêm họng do liên cầu… Do đó, khi trời nắng nóng, các bậc phụ huynh cần quan tâm chăm sóc trẻ, hạn chế không cho trẻ ra ngoài khi trời nắng, nhất là lúc nắng gay gắt. Không cho quạt xoáy thẳng vào trẻ khi trẻ chơi hoặc đang nằm ngủ. Không cho trẻ ở trong phòng máy lạnh có nhiệt độ chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Tránh đưa trẻ đến chỗ đông người, khi ra đường cần đeo khẩu trang, mặc quần áo chống nắng nhưng phải thoáng mát. Đặc biệt, cha mẹ không nên dùng kháng sinh tùy tiện; nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống đủ chất; làm thông thoáng đường thở bằng cách làm sạch đờm nhớt ở vùng mũi họng của trẻ. Giúp trẻ giảm ho và đau họng bằng thuốc nam (mật ong, lá húng chanh, quất hấp). Nếu bệnh nặng hơn nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Tiêu chảy cấp Bệnh tiêu chảy là đi tiêu phân lỏng nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ. Riêng trẻ sơ sinh bú mẹ, có thể đi tiêu 5-6 lần trong ngày. Ở trẻ dưới 3 tuổi thì trung bình mỗi năm sẽ mắc 1-3 đợt bệnh tiêu chảy. Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều lý do, nhưng thường gặp nhất là do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng do vi rút, vi trùng, hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy có thể do dị ứng với thức ăn, bất dung nạp thức ăn, chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi, sử dụng kháng sinh kéo dài... Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, cần cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Nếu trẻ còn bú cần cho bú nhiều và lâu hơn. Cần cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Ngoài ORS, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội. Ở trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Ở những trẻ có nôn ói thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc sử dụng kháng sinh và các men tiêu hóa vi sinh cần phải theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy. Ngoài ra, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu trẻ có một trong các dấu hiệu như: Không ăn uống được và bỏ bú, sốt cao hơn, trẻ rất khát nước hoặc trong phân có máu. Để phòng ngừa và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn nước, cho trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi ăn. Đặc biệt, cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Uống vắc xin ngừa tiêu chảy do vi rút rota. Sốt cao do vi rút Theo các bác sĩ, biểu hiện đầu tiên và thường gặp ở trẻ bị sốt do vi rút là sốt cao từ 38-39 độ C, thậm chí 40-41 độ C. Trong cơn sốt trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường, trẻ thường kêu đau khắp người, đau đầu, do vậy trẻ thường quấy khóc. Biểu hiện tiếp theo có thể xảy ra là trẻ viêm long đường hô hấp như: Ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…Trong trường hợp nguyên nhân gây sốt ở trẻ do nhiễm vi rút ở đường tiêu hóa thì ngay sau khi sốt, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, hoặc sau vài ngày bị sốt trẻ đi ngoài phân lỏng, không có máu, chất nhày. Trẻ có thể xuất hiện viêm hạch, đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Sau 2-3 ngày trẻ bị sốt, nếu trẻ bị phát ban thì sẽ đỡ sốt. Đi kèm với biểu hiện phát ban, trẻ cũng có thể bị viêm kết mạc mắt, kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt hoặc chảy nước mắt. Với những trẻ bị viêm long đường hô hấp, khi ăn hoặc uống sữa trẻ trẻ có thể sẽ bị nôn nhiều lần. Cơ chế của sốt vi rút là tự khỏi trong vòng 1-2 tuần. Việc dùng thuốc chủ yếu là điều trị các triệu chứng do siêu vi gây ra như thông mũi, giảm ho, giảm đau đầu, đau cơ…Thuốc hạ sốt có thành phần acetaminophen được xem là thuốc hạ sốt phổ biến thường được dùng trong các trường hợp này. Kháng sinh không có hiệu quả điều trị sốt vi rút. Khi trẻ nóng sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Nếu trẻ bị co giật thì phải cởi bỏ quần áo, lau mát và sử dụng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn. Cần đến ngay bệnh viện điều trị kịp thời, không để suy hô hấp nặng mới đi cấp cứu. Do sốt vi rút không có thuốc đặc trị nên chỉ điều trị hỗ trợ bằng cách nâng cao thể trạng, chống các cơn co giật, sốc…hoặc điều trị các biến chứng nếu có. Bổ sung nước trái cây, dung dịch oresol, vệ sinh răng miệng, thân thể sạch sẽ.
Bệnh thủy đậu
Thủy đậu (hay còn gọi là bệnh phỏng rạ, trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Varicella-Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng mắc nhiều nhất là ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 90%). Bệnh lây truyền theo đường hô hấp do hít phải những giọt nước bọt trong không khí có chứa vi rút hoặc do tiếp xúc với vùng da bị tổn thương của người bị bệnh thủy đậu. Đây là một bệnh có tính lây truyền rất cao, nếu trẻ chưa được tiêm phòng hoặc chưa từng bị thủy đậu thì 90% có thể bị mắc bệnh khi tiếp xúc gần với người đang bị thủy đậu. Thông thường, bệnh thủy đậu lành tính nhưng nếu để bị biến chứng thì rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Khi trẻ bị thủy đậu, với các biểu hiện: sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu, nổi hồng ban sau đó nhanh chóng chuyển thành bóng nước, lúc đầu chứa dịch trong sau hóa đục, xuất hiện ở thân mình, đầu mặt, tay chân, niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục,… cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp. Nếu bệnh nhẹ, có thể điều trị ở nhà. Cha mẹ có thể dùng dung dịch sát khuẩn như xanh methylene chấm vào mụn phỏng, mặc quần áo bằng vải mềm cho trẻ. Cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Các chuyên gia da liễu cho rằng, quan niệm khi bị thủy đậu phải kiêng nước, không được tắm cho trẻ là sai lầm. Khi bị thuỷ đậu, nhiễm trùng là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng da. Khi lên những nốt đỏ, gây ngứa, trẻ hay gãi làm nốt đậu bị vỡ, trầy xước da tại điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bội nhiễm da, thậm chí gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não… có thể dẫn đến tử vong. Do đó, cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: Dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó, dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ. Chú ý giữ vệ sinh nhà cửa, giường chiếu, phòng trẻ nằm phải thoáng mát, không có gió lùa. Nhắc trẻ không gãi các nốt thủy đậu. Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,… Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, chỉ sau khoảng 1 tuần - 10 ngày, các nốt thủy đậu sẽ khô và bong vảy, sau một thời gian vết thâm sẽ hết và không để lại sẹo. Bệnh ngoài da Theo Tiến sĩ Vũ Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu (Hà Nội) , rôm sảy là bệnh ngoài da rất thường gặp vào mùa hè, với thời tiết nắng nóng. Biểu hiện là những mụn nước nhỏ li ti xuất hiện ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như: trán cổ, ngực, lưng... Nguyên nhân do sự tăng tiết và ứ đọng mồ hôi, tạo nên phản ứng viêm nhiễm da. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ hơn người lớn vì da trẻ mỏng, cấu trúc chưa ổn định nên rất dễ tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết không gây tác hại gì. Điều quan trọng là cha mẹ cần tắm cho trẻ hằng ngày để da sạch sẽ, cho bé ăn các đồ mát. Trong một số trường hợp, trẻ không được chú ý tắm rửa, gãi nhiều khiến da xây xát, bị nhiễm khuẩn thành mụn mủ. Khi đó trẻ cần được đưa đi khám để được điều trị kịp thời. Để phòng bệnh cho trẻ, trong những ngày nắng nóng, cha mẹ cần chú ý tắm rửa cho trẻ sạch sẽ, lau khô da sau đó rắc một lớp phấn rôm thật mỏng. Nếu da ẩm ướt, phấn sẽ bết lại, bít kín lỗ chân lông, rôm sảy càng mọc nhiều hơn nhất là những khe, kẽ. Cho trẻ mặc quần, áo rộng, bằng chất liệu coton thấm mồ hôi, ở trong phòng thoáng mát. Nếu nhà có điều kiện thì cho trẻ chơi trong phòng có điều hòa. Cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn mát. Một khi trẻ đã bị rôm sẩy thì cha mẹ không nên rắc phấn rôm nữa mà đưa trẻ đi khám để được tư vấn, điều trị phù hợp. Đồng thời, hạn chế để bé không gãi làm trầy xước da, dễ gây nhiễm trùng. Để phòng các bệnh mùa nắng nóng cho trẻ, các chuyên gia y tế đều cho rằng, khâu vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm là rất quan trọng. Đối với trẻ nhỏ cần tắm rửa hằng ngày và lưu ý lau khô các kẽ để tránh ẩm ướt da làm cho vi khuẩn dễ phát triển gây viêm da. Tránh để hướng gió của quạt thổi trực tiếp vào mũi họng của trẻ, cho trẻ uống nhiều nước và tiêm phòng đầy đủ...
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom