zaizi1986
Saigon Smile Spa
- User ID
- 46605
- Tham gia
- 17 Tháng ba 2014
- Bài viết
- 37
- Điểm tương tác
- 0
- Tuổi
- 37
- Địa chỉ
- Hà Nội citi
- Đồng
- 0
Mất ngủ kinh niên là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Mất ngủ kinh niên (hay còn được biết là mất ngủ mãn tính) là bệnh lý phổ biến với các triệu chứng như gặp rối loạn giấc ngủ, trằn trọc, khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, bị tỉnh giữa đêm mà không ngủ lại được...diễn ra trong một thời gian dài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ đặc biệt còn là nguyên nhân gây ra các bệnh như huyết áp, tim mạch.
Tìm hiểu về bệnh mất ngủ kinh niên là gì?
Mất ngủ kinh niên là bệnh khó ngủ hoặc không thể duy trì được giấc ngủ sâu thường diễn ra kéo dài, thời hạn có thể tính đến tháng, đến năm. Bởi vậy, chứng bệnh này còn được coi là bệnh mất ngủ mãn tính.
Hiện nay theo nhiều nghiên cứu báo cáo, cứ 10% dân số của một quốc gia thì đều mắc phải căn bệnh này.
Hiện nay theo nhiều nghiên cứu báo cáo, cứ 10% dân số của một quốc gia thì đều mắc phải căn bệnh này.
Các triệu chứng của mất ngủ kinh niên
Triệu chứng mất ngủ kinh niên
Có rất nhiều triệu chứng phổ biến song thường gặp nhất là các biểu hiện sau:
- Người bệnh luôn gặp cảm giác trằn trọc, nằm mãi nhưng không ngủ được.
- Ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc, không ngủ lại được.
- Giấc ngủ không ngon, ngủ được 3-5 giờ ít hơn thời lượng thông thường (thời lượng giấc ngủ trung bình từ 7- 9 giờ).
- Thức dậy bị mệt mỏi, không có năng lượng.
- Luôn trong trạng thái không tỉnh táo, kém tập trung vào ban ngày.
- Tâm lý nhạy cảm, dễ cáu gắt, nổi giận.
- Bị đau đầu, gặp ảo giác khi căng thẳng.
- Thường xuyên lo lắng, buồn phiền dẫn đến trầm cảm.
Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ kinh niên
Nguyên nhân mất ngủ kinh niên
*Các yếu tố bệnh lý
Mất ngủ kinh niên có thể do người bệnh gặp những bệnh lý sau:
- Các bệnh về xương khớp: Bệnh về xương khớp gây ra tình trạng đau nhức vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ, ngủ dễ bị tỉnh do cơn đau ập đến. Đó là các bệnh: Thoái hoá cột sống, viêm khớp, đau thần kinh toạ...
- Bệnh về tim mạch: Có nhiều trường hợp người bệnh tim bị tức ngực, khó thở gây gián đoạn giấc ngủ. Các bệnh liên quan gây ra như: Huyết áp, suy tim, xơ vữa mạch máu...
- Bệnh đường hô hấp: Viêm phế quản, ho kéo dài, khó thở gây ra tình trạng mất ngủ. Người bệnh khó mà ngủ ngon, thường bị tỉnh giấc giữa đêm.
- Bệnh về đường tiêu hoá: Các bệnh như đau dạ dày, trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hoá...cũng khiến giấc ngủ không được trọn vẹn, bị ảnh hưởng.
- Bệnh về đường tiết niệu: Sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu nhiều...khiến người bệnh bị tiểu đêm phải thức dậy giữa đêm, khó duy trì trạng thái ngủ sâu.
- Bệnh tâm thần: Các đối tượng mắc bệnh tâm thần thường có xu hướng bị mất ngủ hơn so với người bình thường.
*Các yếu tố bên ngoài tác động như môi trường sống
Ngoài các yếu tố liên quan đến bệnh lý, có rất nhiều trường hợp bị mất ngủ kinh niên do các tác nhân bên ngoài đến từ chính cuộc sống hàng ngày gây nên:
- Do rối loạn tâm lý: Gặp căng thẳng, áp lực vào ban ngày khiến ban đêm mất ngủ.
- Chế độ ăn uống không điều độ, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, đồ uống có chất gây hưng phấn như coca, cafe, rượu...
- Không gian sống thiếu sự thông thoáng, yên tĩnh, chứa tiếng ồn.
- Tâm trạng buồn phiền, chán nản khiến cơ thể mệt mỏi, mất ngủ.
- Thói quen ngủ muộn: Một khi kéo dài dễ khiến đồng hồ sinh học bị đảo lộn từ đó dẫn đến mất ngủ kinh niên.
- Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh: Các thiết bị di động thông minh, tivi, laptop...đểu chứa ánh sáng xanh gây ra tình trạng mất ngủ.
- Do tuổi tác: Càng lớn tuổi thì bệnh mất ngủ lại càng dễ xảy ra bởi cơ thể bị suy giảm chức năng, còn riêng với phụ nữ thì do rối loạn Nội tiết tố, chứng mãn kinh gây ra.
Cách điều trị bệnh mất ngủ kinh niên
Cách điều trị mất ngủ kinh niên
Để bệnh có hướng khả năng cải thiện nhất, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Cố gắng không ngủ nhiều vào ban ngày, tập thói quen đi ngủ trước 11h để cân bằng lại nhịp sinh học của cơ thể.
- Cải tạo không gian ngủ: Tạo không gian thông thoáng cho phòng ngủ, sử dụng gối êm ái sẽ giúp tạo cảm giác thư giãn dễ vào giấc ngủ hơn.
- Hạn chế sử dụng đồ uống chứa các chất kích thích trong ngày.
- Không sử dụng thuốc ngủ: Việc sử dụng thuốc ngủ nhiều khiến cơ thể dần sinh cảm giác phụ thuộc vào thuốc đồng thời uống thuốc ngủ khiến khi tỉnh dậy cơ thể trở nên mệt mỏi, thiếu tỉnh táo.
Khi gặp tình trạng mất ngủ kéo dài, người bệnh cần gặp ngay các bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn và đưa ra cách can thiệp kịp thời. Tại Reviv Việt Nam, phác đồ trị mất ngủ Megaboost được đội ngũ các bác sỹ trên 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và khẳng định mang lại hiệu quả cao đã ứng dụng với hàng nghìn ca điều trị mất ngủ thành công. Đây được xem là liệu pháp tối ưu khi điều trị mất ngủ không can thiệp thuốc đồng thời giúp cải thiện sức khoẻ cho người sử dụng.