Dược liệu Khổ qua

my pham 3c

New member
User ID
187619
Tham gia
9 Tháng tám 2022
Bài viết
3
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Dược liệu Khổ qua
Còn gọi là mướp đắng, cẩm lệ chi, lại bổ đào, hồng cô nương, lương qua, mướp mủ.

Tên khoa học Momordica charantia L. (Momordica halsamina Desc., Cucumis africanus LindL).

Thuộc họ Bí Cucurbìtaceae

1. Giới thiệu chung

Mướp đắng là một loại dây leo, thân có góc cạnh, ở ngọn hơi có lông tơ. Lá mọc so le, dài 5- 10cm, rộng 4-8cm, phiến lá chia 5-7 thuỳ hình trứng, mép có răng cưa đều, mật dưới lá màu nhạt hơn mặt trên, trên gân lá có lông ngắn. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, đực cái cùng gốc, có cuống dài, cánh hoa màu vàng nhạt, đường kính của hoa chừng 2cm. Quả hình thoi dài 8-15cm, trên mặt có nhiều u nổi lên, quả chưa chín có màu vàng xanh, khi chín có màu vàng hồng, trong quả có hạt dẹt dài 13-15mm, rộng 7-8mm, trông gần giống hạt bí ngô, quanh hạt có màng màu đỏ máu như màng gấc.

Mướp đắng trồng phổ biến khắp cả nước. Thường dùng lá, quả, hạt để làm thuốc.

2. Thành phần hóa học

Quả có chứa một chất glucozit đắng gọi là momocdixin. Ngoài ra còn có vitamin B], c, ađcnin, betain, protein (0,6%).Hạt có chất dầu và một chất đắng chưa xác định.

3. Công dụng của mướp đắng

Ở nước ta, ngoài công dụng làm thức ăn (nấu với thịt làm canh), mướp đắng còn được dùng làm một vị thuốc mát chữa ho, tắm cho trẻ trừ rôm sẩy, chữa sốt. Theo đông y mướp đắng có vị đắng (khổ), tính hàn, không có độc.

Để biết thêm thông tin về nhà máy, vùng dược liệu, các dược liệu, chiết xuất khác quý khách hàng có thể liên hệ tới số hotline 0909 902 115
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom