Sốt xuất huyết là bệnh phổ biến vào mùa mưa ở nhiều quốc gia. Các đối tượng có thể chất kém, đề kháng yếu như trẻ em, người già và phụ nữ có thai luôn được cảnh báo nên phòng sốt xuất huyết. Đặc biệt, phụ nữ có thai mắc sốt xuất huyết trong thai kỳ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ mà còn sức khỏe của bé.
1. Ảnh hưởng của sốt xuất huyết lên phụ nữ có thai như thế nào?
Khi bị sốt xuất huyết, tiểu cầu trong máu thường giảm mạnh, đi kèm với các triệu chứng phổ biến như: sốt cao liên tục, đau nhức xương khớp, đau cơ, đau mắt, buồn nôn, da nổi mẩn đỏ. Trong một số ít trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể cảm thấy: đau bụng dữ dội, nôn mửa trong 24 tiếng liên tục, chảy máu chân răng/ chảy máu mũi, khó thở, nôn khan, mệt mỏi muốn ngất. Trong những trường hợp này, nếu không được cấp cứu kịp thời, tiểu cầu sụt giảm mạnh quá mức, bệnh nhân có thể bị sốc do tụt huyết áp, chảy máu trong, thậm chí đối diện với nguy cơ tử vong.
Thêm vào đó, phụ nữ có thai mắc sốt xuất huyết trong thai kỳ sẽ có nguy cơ cao hơn đối mặt với: tiền sản giật, sinh non, trẻ sơ sinh có cân nặng không bằng các bạn cùng lứa. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiễm virus sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể tăng gần 50% nguy cơ bệnh về gen bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Theo đó, các loại virus có tính lây nhiễm như virus sốt xuất huyết, virus Zika (cũng là một loại virus lây truyền qua muỗi) có thể làm gia tăng khả năng bệnh bẩm sinh ở não ở thai nhi.
2. Chăm sóc phụ nữ có thai bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết không có thuốc đặc trị. Đối với người bệnh có triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi sau 1~2 tuần. Trong quá trình chăm sóc, người bệnh cần được bổ sung đủ nước (có thể dùng nước điện giải thay thế cho nước lọc, nước hoa quả), nghỉ ngơi nhiều, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng nặng như: đau bụng dữ dội, nôn khan nhiều thì cần được đưa đến bệnh viện ngay.
Ngoài ra, các bạn lưu ý về việc sử dụng các phương thuốc dân gian chữa sốt xuất huyết cho bà bầu. Chẳng hạn như, bài thuốc nước lá tre gai của lão nhà quê, bài thuốc này sẽ rất hữu dụng cho những đối tượng người lớn, trẻ nhỏ. Tuy nhiên bạn KHÔNG NÊN sử dụng nước lá tre gai cho bà bầu và đang cho con bú. Lá tre gai có tính hàn, không tốt với những đối tượng này.
Các thuốc dùng để hạ sốt khi bị sốt xuất huyết cũng cần phải xin ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi cho bà bầu sử dụng.
3. Phụ nữ có thai có thể tiêm phòng vắc xin sốt xuất huyết không?
Trên thế giới đúng là đã có vắc xin phòng sốt xuất huyết cho người từ 9 đến 45 tuổi với điều kiện từng mắc sốt xuất huyết. Trường hợp chưa mắc sốt xuất huyết mà tiêm vắc xin thì sẽ có nguy cơ bị mắc sốt xuất huyết nặng. Dù vậy, các bạn lưu ý là ở Việt Nam hiện vắc xin này chưa được lưu hành.
4. Phòng ngừa sốt xuất huyết trong thai kỳ
Phụ nữ có thai cần hết sức tránh mắc bệnh trong thai kỳ để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để phòng ngừa sốt xuất huyết trong thai kỳ, bạn nên:
Lưu ý: Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu để tìm được sản phẩm chống muỗi phù hợp mà không ảnh hưởng đến mẹ và bé. Trong trường hợp bạn không tìm được thì bạn có thể trồng một số loại thảo dược có khả năng chống muỗi tự nhiên như: sả chanh, sả, bạc hà, cỏ mèo, … đặc biệt KHÔNG dùng tinh dầu để xông chống muỗi, bởi có khá nhiều loại tinh dầu ảnh hưởng không tốt tới phụ nữ mang thai.
1. Ảnh hưởng của sốt xuất huyết lên phụ nữ có thai như thế nào?
Khi bị sốt xuất huyết, tiểu cầu trong máu thường giảm mạnh, đi kèm với các triệu chứng phổ biến như: sốt cao liên tục, đau nhức xương khớp, đau cơ, đau mắt, buồn nôn, da nổi mẩn đỏ. Trong một số ít trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể cảm thấy: đau bụng dữ dội, nôn mửa trong 24 tiếng liên tục, chảy máu chân răng/ chảy máu mũi, khó thở, nôn khan, mệt mỏi muốn ngất. Trong những trường hợp này, nếu không được cấp cứu kịp thời, tiểu cầu sụt giảm mạnh quá mức, bệnh nhân có thể bị sốc do tụt huyết áp, chảy máu trong, thậm chí đối diện với nguy cơ tử vong.
Thêm vào đó, phụ nữ có thai mắc sốt xuất huyết trong thai kỳ sẽ có nguy cơ cao hơn đối mặt với: tiền sản giật, sinh non, trẻ sơ sinh có cân nặng không bằng các bạn cùng lứa. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiễm virus sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể tăng gần 50% nguy cơ bệnh về gen bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Theo đó, các loại virus có tính lây nhiễm như virus sốt xuất huyết, virus Zika (cũng là một loại virus lây truyền qua muỗi) có thể làm gia tăng khả năng bệnh bẩm sinh ở não ở thai nhi.
2. Chăm sóc phụ nữ có thai bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết không có thuốc đặc trị. Đối với người bệnh có triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi sau 1~2 tuần. Trong quá trình chăm sóc, người bệnh cần được bổ sung đủ nước (có thể dùng nước điện giải thay thế cho nước lọc, nước hoa quả), nghỉ ngơi nhiều, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng nặng như: đau bụng dữ dội, nôn khan nhiều thì cần được đưa đến bệnh viện ngay.
Ngoài ra, các bạn lưu ý về việc sử dụng các phương thuốc dân gian chữa sốt xuất huyết cho bà bầu. Chẳng hạn như, bài thuốc nước lá tre gai của lão nhà quê, bài thuốc này sẽ rất hữu dụng cho những đối tượng người lớn, trẻ nhỏ. Tuy nhiên bạn KHÔNG NÊN sử dụng nước lá tre gai cho bà bầu và đang cho con bú. Lá tre gai có tính hàn, không tốt với những đối tượng này.
Các thuốc dùng để hạ sốt khi bị sốt xuất huyết cũng cần phải xin ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi cho bà bầu sử dụng.
3. Phụ nữ có thai có thể tiêm phòng vắc xin sốt xuất huyết không?
Trên thế giới đúng là đã có vắc xin phòng sốt xuất huyết cho người từ 9 đến 45 tuổi với điều kiện từng mắc sốt xuất huyết. Trường hợp chưa mắc sốt xuất huyết mà tiêm vắc xin thì sẽ có nguy cơ bị mắc sốt xuất huyết nặng. Dù vậy, các bạn lưu ý là ở Việt Nam hiện vắc xin này chưa được lưu hành.
4. Phòng ngừa sốt xuất huyết trong thai kỳ
Phụ nữ có thai cần hết sức tránh mắc bệnh trong thai kỳ để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để phòng ngừa sốt xuất huyết trong thai kỳ, bạn nên:
- Tránh đến những nơi có nguy cơ bị sốt xuất huyết. Đi ra ngoài nhất là vào ban đêm thì nên mặc quần áo dài tay.
- Sử dụng bình xịt/kem chống muỗi và côn trùng.
- Ngăn muỗi vào trong nhà: Cửa sổ, cửa ra vào nên lắp kính để tránh muỗi lọt vào nhà; diệt muỗi trong nhà; dọn dẹp những nơi ẩm mốc/ tối tăm để tránh muỗi ẩn nấp hoặc đẻ trứng.
- Diệt muỗi ở quanh khu vực sống: phun thuốc diệt muỗi, đặc biệt ở những nơi ẩm thấp, tối tăm.
- Ngăn muỗi đẻ trứng: dọn sạch những dụng cụ/ đồ vật có khả năng chứa nước ít nhất 1 tuần/ lần; đậy nắp chum, vại, ..; thả cá trong bể nước; làm sạch cống rãnh, phát quang bụi rậm
Lưu ý: Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu để tìm được sản phẩm chống muỗi phù hợp mà không ảnh hưởng đến mẹ và bé. Trong trường hợp bạn không tìm được thì bạn có thể trồng một số loại thảo dược có khả năng chống muỗi tự nhiên như: sả chanh, sả, bạc hà, cỏ mèo, … đặc biệt KHÔNG dùng tinh dầu để xông chống muỗi, bởi có khá nhiều loại tinh dầu ảnh hưởng không tốt tới phụ nữ mang thai.