Vô sinh thứ phát: nguyên nhân và cách điều trị

2KHOE

New member
User ID
183331
Tham gia
12 Tháng một 2022
Bài viết
88
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Vô sinh thứ phát là việc một cặp đôi gặp khó khăn trong việc có con dù đã sinh con một lần trước đó. Trên thực tế, có rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng khó mang thai lần 2 dù lần 1 diễn ra rất thuận lợi. Vậy nguyên nhân của vô sinh thứ phát là gì? Các phương pháp chữa trị và phòng tránh như thế nào?

1. Vô sinh thứ phát là gì?

Vô sinh thứ phát được định nghĩa là việc cặp đôi gặp khó khăn trong việc có con lần 2 sau khi nỗ lực có con 1 năm trở lên. So với vô sinh nguyên phát (tức cặp đôi gặp khó khăn trong việc có con ngay từ đầu), tỷ lệ mắc vô sinh thứ phát là tương đương. Theo thống kê, có khoảng 12,5% các cặp đôi hiếm muộn con, và trong đó thì khoảng một nửa các trường hợp là vô sinh thứ phát.

2. Nguyên nhân của vô sinh thứ phát

Về cơ bản, vô sinh thứ phát cũng có nguyên nhân tương tự như vô sinh nguyên phát, trong đó: 33% các trường hợp vấn đề xuất phát từ người nữ, 33% trường hợp vấn đề xuất phát từ người nam, còn lại 34% là do cả hai.

Với người nữ thì có thể do các nguyên nhân sau:
  • Tuổi tác (35 tuổi trở lên): khả năng sinh sản của phụ nữ có khuynh hướng giảm dần từ 30 trở đi.
  • Lạc nội mạc tử cung: tình trạng các mô tương tự tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung. Nó có thể gây ra thai ngoài tử cung, hiếm muộn, …
  • Tắc vòi trứng: tình trạng vòi dẫn trứng từ buồng trứng tới tử cung bị tắc do vi khuẩn, nấm, …
  • Đa nang buồng trứng: tình trạng rối loạn hormone khiến hormone sinh dục nữ tăng quá mức, khiến buồng trứng hoạt động bất bình thường, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn.
  • Thừa cân: thừa cân có thể dẫn đến các hội chứng ở buồng trứng đối với nữ.
  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: ăn uống chất kích thích, sử dụng thuốc tránh thai thời gian dài,...

Với người nam thì có thể do các nguyên nhân sau:
  • Tuổi tác (từ 40 trở lên): chất lượng tinh trùng có khuynh hướng giảm dần từ 40 tuổi trở lên.
  • Suy giảm testosterone ở nam giới: testosterone đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tinh trùng. Việc suy giảm testosterone có thể do sự lão hóa, chấn thương, viêm nhiễm…
  • Phì đại lành tính tuyến tiền liệt (enlarged prostate): bệnh này có thể làm giảm số lượng tinh trùng và gây rối loạn cương dương.
  • Mãn dục nam muộn: đây là giai đoạn mà hormone sinh dục nam giảm mạnh
  • Thừa cân: theo nghiên cứu, cứ tăng khoảng 9kg thì sẽ làm tăng 10% nguy cơ hiếm muộn ở nam.

3. Dấu hiệu của vô sinh thứ phát

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của vô sinh thứ phát là nỗ lực có con lần 2 từ 1 năm trở lên mà không có kết quả. Cặp đôi nên đi khám nếu người nữ trên 35 tuổi hoặc cả hai quan hệ tình dục không bảo vệ đều đặn trong thời gian 1 năm trở lên mà chưa có con lần 2. Các vấn đề gây ra vô sinh lần 2 có thể rắc rối hơn đối vô sinh nguyên phát, bởi liên quan nhiều đến tuổi tác cùng các bệnh trong độ tuổi trung niên. Đặc biệt, nếu người nữ đã trên 35 tuổi thì chất lượng và số lượng trứng cũng đã giảm, khả năng mang thai sẽ lại càng thấp.

4. Phương pháp điều trị

Các phương pháp hỗ trợ sinh sản thường được sử dụng đối với cặp đôi bị vô sinh thứ phát, phổ biến là: thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), thụ tinh nhân tạo (IUI).

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp với các bài thuốc của lão nhà quê: bài VIÊM GAN B VIÊM GAN C và bài GỬI MẸ MONG CON. Đây là những bài thuốc do Lão Nhà Quê sưu tầm và nghiên cứu, sử dụng những dược liệu dân gian dễ tìm, dễ làm và gần như không có tác dụng gì. Trong đó:
  • Bài VIÊM GAN B VIÊM GAN C có tác dụng: xóa tan mảng bám, cục máu đông ở thành mạch; lưu thông khí huyết; bổ thận, bổ gan, phục hồi chức năng gan; tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng sinh lý.
  • Bài GỬI MẸ MONG CON với tổ hợp các bài thuốc nhỏ được phối hợp hài hòa với tác dụng: cải thiện tuần hoàn, lưu thông khí huyết; cải thiện hệ tiêu hóa; hỗ trợ điều trị các bệnh ở cơ quan sinh sản như: viêm nhiễm phụ khoa, tắc vòi trứng, …; tăng khả năng sinh lý, nâng cao thể lực.

Bạn đọc đọc kỹ bài trước khi thực hiện.

bai-viem-gan-b-viem-gan-c-cua-lao-nha-que.png

Viêm gan B viêm gan C lão nhà quê

5. Phương pháp phòng ngừa

5.1. Thay đổi chế độ ăn


Một chế độ ăn lành mạnh, khoa học là cách tốt nhất để giúp cơ thể duy trì thể lực, sức đề kháng lâu dài. Nếu bạn không biết cách xây dựng chế độ ăn hợp lý thì có thể học theo cách ăn của người Địa Trung Hải. Chế độ ăn Địa Trung Hải không phải là chế độ ăn để “giảm cân nhanh chóng”, bạn nên nhớ điều đó. Chúng ta đang nói đến chế độ ăn được xây dựng dựa trên truyền thống ẩm thực của người vùng Địa Trung Hải (bao gồm Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha). Bạn có thể áp dụng linh hoạt phong cách ăn này với một số quy tắc sau:
  • Ăn hàng ngày: Rau xanh; ngũ cốc (loại nguyên cám thì càng tốt); hoa quả; các loại hạt; dầu thực vật (nếu bạn không thích dầu ăn, có thể thay bằng mỡ lợn); các loại đậu (đậu nành, đậu tương, …)
  • Ăn vài lần một tuần: Hải sản; Yogurt, sữa chua, pho mát; gia cầm (như gà, vịt, ngan, ngỗng,...)
  • Ăn ít hơn cả: Thịt đỏ (như thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt bê, thịt ngựa, thịt trâu, …)
  • Uống: Nhiều nước lọc (6~8 cốc/ngày); Một lượng nhỏ rượu vang đỏ (tầm 2 ly với dung tích 250 ml/ngày cho nữ, 3 ly với dung tích 375 ml/ngày cho nam); đồ uống có khả năng chống oxy hóa khác như trà, cà phê.

Ngoài ra, đối với những cặp vợ chồng lên kế hoạch có con thì nên bổ sung kẽm vào thức ăn và vitamin D (kẽm thường có mặt trong các loại hải sản có vỏ như nghêu, sò, hàu, …).

5.2. Ngủ đủ giấc

Ngoài tác dụng điều khiển đồng hồ sinh học, melatonin (một loại hormone giấc ngủ) còn là chất chống oxy hóa tự nhiên bảo vệ tinh trùng và trứng khỏi các tác nhân gây hại. Ngủ đủ 7~9 tiếng vào đêm là liệu pháp tự nhiên giúp melatonin hoạt động tốt. Ngoài ra, ăn trứng, các loại đậu, các loại hạt, cá, nấm có tác dụng rất tốt trong việc làm tăng melatonin.

5.3. Duy trì cân nặng

Duy trì cân nặng trong mức lý tưởng tạo điều kiện cho cơ thể có đủ chất dinh dưỡng cũng như khả năng tốt nhất để mang thai. Vậy bao nhiêu là lý tưởng?

Cách 1: Dựa vào tính ước lượng:

Bạn áp dụng công thức bên dưới, nếu mức cân nặng của bạn lớn hơn cân nặng tối đa thì là bạn đang thừa cân, ngược lại nếu nhỏ hơn cân tối thiểu tức là bạn đang thiếu cân.
  • Cân nặng lý tưởng = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 9 rồi chia 10
  • Mức cân tối đa = Bằng số lẻ của chiều cao (tính bằng cm)
  • Mức cân tối thiểu = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 8 rồi chia 10

Cách 2: Dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối lượng cơ thể)

Công thức: BMI= Cân nặng/ Chiều cao ^2 (bằng tỷ lệ giữa cân nặng và bình phương của chiều cao) trong đó: cân nặng tính theo kg, chiều cao tính theo m

Nếu: BMI trong khoảng 18,5~24,9 tức là cân nặng bình thường. BMI nhỏ hơn 18,5 tức là thiếu cân. BMI lớn hơn 24,9 là thừa cân và có nguy cơ béo phì.

5.4. Giảm stress

Đối với những ai đang stress, căng thẳng kéo dài, các bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
  • Thiền
  • Viết nhật ký
  • Đi bộ
  • Tìm người tâm sự
  • Dọn dẹp
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom