Thoái hóa khớp là căn bệnh cơ xương khớp phổ biến và mang tính quy luật của các tổ chức ở khớp và quanh khớp. Tuổi càng cao, nguy cơ thoái hóa xương khớp càng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Để hiểu rõ hơn về Thoái hóa khớp ở người cao tuổi: Nguyên nhân, dấu hiệu cũng cách điều trị hiệu quả khả quan nhất, hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây.
THOÁI HÓA KHỚP Ở NGƯỜI CAO TUỔI DO ĐÂU?
Trong các bệnh lý về hệ xương khớp, thoái hóa xương khớp là thường gặp nhất và nó có mối liên quan chặt chẽ với tuổi tác. Tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể cũng lão hóa dần, xương khớp cũng dần bị thoái hóa và tổn thương nghiêm trọng hơn. Thực tế thì, tình trạng thoái hóa xương khớp cũng ngày càng có xu hướng trẻ hóa dần, những người khoảng 25-30 tuổi đã có nguy cơ mắc bệnh.
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO thì xem giai đoạn từ 2011- 2020 là “Thập niên xương khớp” và sau năm 2021-2022 thì nhóm bệnh này tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Riêng ở Việt Nam các thống kê cho thấy có đến 35% người từ 25-30 tuổi mắc bệnh xương khớp, trên 65% ở độ tuổi 60 trở lên và người trên 75 tuổi tỉ lệ thoái hóa xương khớp là trên 85%.
✛ Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thoái hóa khớp của người cao tuổi là quá thoái hóa, bào mòn của các sụn khớp, bề mặt khớp xương. Những người mắc các bệnh lý về khớp như là: viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp, thoát vị đĩa đệm, từng bị chấn thương mạnh ở khớp… có nguy cơ thoái hóa khớp cao hơn khi về già.
✛ Tiếp theo, thoái hóa khớp ở người cao tuổi còn là “hậu quả” của một lối sống tiêu cực thời trẻ, chủ quan mình còn sung sức nên lao động nặng nhọc, khuân vác nặng; làm việc thụ động đứng/ngồi lâu, không tập thể dục; ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài; chế độ ăn uống thiếu khoa học và thiếu chất dinh dưỡng…
✛ Bên cạnh đó, vấn đề di truyền và béo phì cũng làm tăng các chấn thương xương khớp, dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớp rất cao; ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, gây đau đớn cho bệnh nhân.
Cùng với quá trình lão hóa xương khớp, nếu không có biện pháp điều trị đúng cách, tình trạng thoái hóa ngày càng diễn ra nghiêm trọng hơn và gây mất chức năng vận động.
DẤU HIỆU THOÁI HÓA KHỚP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Các vị trí thoái hóa xương khớp thường gặp bao gồm: thoái hóa đốt sống lưng, đốt sống cổ; khớp gối; khớp háng; khớp cổ tay, bàn tay; khớp cùng chậu; khớp cổ chân… Ở người cao tuổi, có thể bị thoái hóa ở nhiều khớp cùng lúc. Do đó, bạn có thể sẽ gặp các triệu chứng ở một hoặc một vài khớp cùng lúc. Cụ thể các triệu chứng của thoái hóa khớp ở người cao tuổi bao gồm:
- Đau khớp: Tại vị trí khớp bị thoái hóa, bệnh nhân bị đau và nhức nhối từ âm ỉ cho đến những cơn đau nặng nề. Cơn đau có tính cơ học, đau tăng khi vận động, đi lại, đứng lên/ngồi xuống, cúi người và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ ngơi… Đôi khi do dây thần kinh chèn ép nên các cơn đa có tính lan tỏa dọc tứ chi (xuống chân hoặc đau lan từ vai xuống tay)
- Cứng khớp: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh nhân lớn tuổi bị thóa hóa khớp. Thông thường cứng khớp sẽ đi kèm với đau khớp; triệu chứng xuất hiện rõ nhất vào lúc sáng sớm mới ngủ dậy, vận động đi lại đều khó khăn, phải cử động co duỗi một lúc khớp mới linh hoạt được.
- Xuất hiện tiếng khớp kêu ở khớp: Khi di chuyển, nhất là khi leo cầu thang người bệnh sẽ cảm thấy một cảm giác nóng ran ở khớp và có thể nghe thấy tiếng “lắc rắc” “lộp cộp” “lách cách” khi cử động, xoay người, cúi người hay vươn người…
- Teo cơ, sưng tấy: Thoái hóa khớp ở người cao tuổi kéo dài sẽ dẫn đến sưng tấy khớp, biến dạng khớp và các vùng cơ xung quanh; hạn chế khả năng vận động; thậm chí là dẫn đến teo cơ, bại liệt phải nằm một chỗ…\
Nguồn **
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu
- Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ
- Địa chỉ phòng khám: 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM
- Website: Phòng khám đa khoa Hoàn cầu
- Hotline tư vấn: (028) 3923 9999
THOÁI HÓA KHỚP Ở NGƯỜI CAO TUỔI DO ĐÂU?
Trong các bệnh lý về hệ xương khớp, thoái hóa xương khớp là thường gặp nhất và nó có mối liên quan chặt chẽ với tuổi tác. Tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể cũng lão hóa dần, xương khớp cũng dần bị thoái hóa và tổn thương nghiêm trọng hơn. Thực tế thì, tình trạng thoái hóa xương khớp cũng ngày càng có xu hướng trẻ hóa dần, những người khoảng 25-30 tuổi đã có nguy cơ mắc bệnh.
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO thì xem giai đoạn từ 2011- 2020 là “Thập niên xương khớp” và sau năm 2021-2022 thì nhóm bệnh này tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Riêng ở Việt Nam các thống kê cho thấy có đến 35% người từ 25-30 tuổi mắc bệnh xương khớp, trên 65% ở độ tuổi 60 trở lên và người trên 75 tuổi tỉ lệ thoái hóa xương khớp là trên 85%.
✛ Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thoái hóa khớp của người cao tuổi là quá thoái hóa, bào mòn của các sụn khớp, bề mặt khớp xương. Những người mắc các bệnh lý về khớp như là: viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp, thoát vị đĩa đệm, từng bị chấn thương mạnh ở khớp… có nguy cơ thoái hóa khớp cao hơn khi về già.
✛ Tiếp theo, thoái hóa khớp ở người cao tuổi còn là “hậu quả” của một lối sống tiêu cực thời trẻ, chủ quan mình còn sung sức nên lao động nặng nhọc, khuân vác nặng; làm việc thụ động đứng/ngồi lâu, không tập thể dục; ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài; chế độ ăn uống thiếu khoa học và thiếu chất dinh dưỡng…
✛ Bên cạnh đó, vấn đề di truyền và béo phì cũng làm tăng các chấn thương xương khớp, dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớp rất cao; ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, gây đau đớn cho bệnh nhân.
Cùng với quá trình lão hóa xương khớp, nếu không có biện pháp điều trị đúng cách, tình trạng thoái hóa ngày càng diễn ra nghiêm trọng hơn và gây mất chức năng vận động.
DẤU HIỆU THOÁI HÓA KHỚP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Các vị trí thoái hóa xương khớp thường gặp bao gồm: thoái hóa đốt sống lưng, đốt sống cổ; khớp gối; khớp háng; khớp cổ tay, bàn tay; khớp cùng chậu; khớp cổ chân… Ở người cao tuổi, có thể bị thoái hóa ở nhiều khớp cùng lúc. Do đó, bạn có thể sẽ gặp các triệu chứng ở một hoặc một vài khớp cùng lúc. Cụ thể các triệu chứng của thoái hóa khớp ở người cao tuổi bao gồm:
- Đau khớp: Tại vị trí khớp bị thoái hóa, bệnh nhân bị đau và nhức nhối từ âm ỉ cho đến những cơn đau nặng nề. Cơn đau có tính cơ học, đau tăng khi vận động, đi lại, đứng lên/ngồi xuống, cúi người và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ ngơi… Đôi khi do dây thần kinh chèn ép nên các cơn đa có tính lan tỏa dọc tứ chi (xuống chân hoặc đau lan từ vai xuống tay)
- Cứng khớp: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh nhân lớn tuổi bị thóa hóa khớp. Thông thường cứng khớp sẽ đi kèm với đau khớp; triệu chứng xuất hiện rõ nhất vào lúc sáng sớm mới ngủ dậy, vận động đi lại đều khó khăn, phải cử động co duỗi một lúc khớp mới linh hoạt được.
- Xuất hiện tiếng khớp kêu ở khớp: Khi di chuyển, nhất là khi leo cầu thang người bệnh sẽ cảm thấy một cảm giác nóng ran ở khớp và có thể nghe thấy tiếng “lắc rắc” “lộp cộp” “lách cách” khi cử động, xoay người, cúi người hay vươn người…
- Teo cơ, sưng tấy: Thoái hóa khớp ở người cao tuổi kéo dài sẽ dẫn đến sưng tấy khớp, biến dạng khớp và các vùng cơ xung quanh; hạn chế khả năng vận động; thậm chí là dẫn đến teo cơ, bại liệt phải nằm một chỗ…\
Nguồn **
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu
- Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ
- Địa chỉ phòng khám: 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM
- Website: Phòng khám đa khoa Hoàn cầu
- Hotline tư vấn: (028) 3923 9999