Cảm nhập tâm - bài thuốc chữa cảm lâu ngày không khỏi

2KHOE

New member
User ID
183331
Tham gia
12 Tháng một 2022
Bài viết
88
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Hiện nay, cảm được cho là một bệnh vặt, xong trong Đông y, thầy thuốc giỏi lại rất sợ cảm. Có câu: “Bách bệnh từ phong mà ra”, cho nên cảm (Đông y gọi: cảm mạo phong hàn/ phong nhiệt) nếu không chữa dứt điểm thì sẽ tích phong độc, gây tổn hại cho thân thể. Vậy nên, hôm nay Lão nhà quê xin giới thiệu với bạn các mẹo chữa cảm lâu ngày không khỏi.

1. Triệu chứng cảm và tác hại của cảm

Nói đến cảm thì cảm cúm và cảm lạnh được nhiều bà con, bạn bè của Lão nhà quê biết đến nhiều hơn cả. Tuy nhiên, trong Đông y, từ hay được sử dụng là cảm mạo, dùng để mô tả căn bệnh do gió độc xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng đến phổi (phế), da (bì mao). Cảm mạo thì được chia ra làm phong hàn và phong nhiệt, với các triệu chứng cảm giống nhau như: ho khan, đau họng, đau đầu, phát sốt, …. Song cảm mạo phong hàn thì sợ lạnh, thèm thức đồ nóng; còn cảm mạo phong nhiệt thì ngược lại, sợ nóng và khát nước. Bên Tây y thì phân cảm cúm và cảm lạnh chủ yếu dựa vào ranh giới thời gian lâu hay ngắn. Dầu vậy, khi cơ thể mắc cảm mạo, nếu không chữa dứt, đẩy hết “phong độc” trong người ra thì cái độc cứ tích tụ dẫn đến:
  1. Mắc các bệnh nghiêm trọng hơn như: ho khan kéo dài, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, ảnh hưởng các chức năng của gan thận
  2. Hoặc (may mắn hơn) cơ thể có vẻ trở lại trạng thái ban đầu nhưng rất dễ tái phát cảm nếu gặp thay đổi môi trường, thời tiết.
  3. Hoặc cả hai điều trên
Đối với những người mới mắc cảm:
  • Trường hợp cảm mạo phong hàn nên dùng các phương pháp cạo gió, xông lá để cho cơ thể ra mồ hôi thải độc (lưu ý: thực hiện xong nên kiêng gió, kiêng nước, nếu không cảm sẽ càng trầm trọng thêm).
  • Trường hợp cảm mạo phong nhiệt thì nên uống nước gừng nóng. Lão nhà quê có hướng dẫn cách làm trong “Bài thuốc với gừng”.
Dưới đây, lão xin hướng dẫn bà con, bạn bè bài thuốc chữa "Cảm nhập tâm" cảm cho những người cảm lâu ngày không khỏi, cảm chồng cảm dẫn đến da dẻ xanh xao, thường xuyên mỏi mệt, ho kéo dài, hắt hơi, sổ mũi, hay đi ngoài, v.v

2. Thực hiện xông lá giải cảm

Phương pháp này là xông hơi sả gừng kèm bưởi, ngải cứu trị cảm. Cách thực hiện như sau:
  • Dùng 5 đến 7 vỏ bưởi (khô, tươi đều được) + 7 – 9 cây sả đập dập + 5 lít nước, (Nếu thêm được 200g ngải cứu khô, hoặc 200g gừng càng tốt) cho tất cả vào nồi đun sôi nhỏ lửa 20 – 30 phút.
  • Lấy ra một cốc khoảng 100 – 200ml vừa thổi vừa uống cho nóng ấm đẩy hàn khí từ trong ra. cho thêm 200g muối vào nồi, ngoáy cho đều lên là được. Trùm chăn xông kiểu xưa, bà và mẹ vẫn xông. Cố ngồi được 7 – 10 phút cho ra nhiều mồ hôi.
  • Nghỉ 10 phút, quấn khăn dầy kị gió, luôn lau khô mồ hôi, nếu nó vẫn ra. Pha thêm 4 – 5 lít nước cho vừa ấm.
  • Dùng nước này tắm thật kỹ, dùng khăn dấp nước, kỳ cọ nhiều lần, cho nước ngấm sâu, ngấm kỹ vào trong da thịt, nhất là lưng trên, vùng phổi. Tắm xong lau khô người, không tráng lại nước thường.
* Với trẻ con, không cần xông, chỉ cần tắm kỹ cho chúng, là được.

Lưu ý: Nếu mồ hôi vẫn tiếp tục ra, thì phải lau khô, lau khô tiếp, thay quần áo khác. Không để mồ hôi ướt áo, ngấm ngược lại vào trong, làm cho cảm trở lại.

Có thể tắm mỗi ngày 1 lần, nếu bị nặng, cách 1 – 2 ngày tắm/lần nếu bị nhẹ. Làm được 7 đến 9 lần, thì cảm sâu mấy cũng hết.

Công thức tắm chuẩn: 3 lần đầu, mỗi ngày xông và tắm 1 lần. 3 lần tiếp theo cách 1 ngày xông và tắm 1 lần. 3 lần thứ 3, cách 2 – 3 ngày xông tắm 1 lần.

5811254_xong-la-giai-cam.jpg

Xông lá giải cảm

3. Quế hãm nước sôi giải cảm

Cách thực hiện:

  • Lấy mấy miếng quế khoảng 30 – 50 – 70g, tùy loại chất lượng cao thấp, cạo hoặc dùng nắm bùi nhùi thép, (dùng để đánh xong nồi) làm sạch trong ngoài vỏ quế, đập ra làm dễ sạch hơn.
  • Dùng một phích giữ nhiệt, khoảng 1,2 đến 1,5 lít. Thả quế vào tráng nước sôi cả quế và bình, rồi đổ đi. Đổ nước vừa đun sôi vào hãm, uống thay nước lọc cả ngày (đến chiều là phải hết).
  • Mỗi ngày làm một bình như thế, và uống trong vòng 3 ngày. Không nên uống nhiều ngày liền, vì nóng và dễ bị đi kiết. Nếu muốn uống thêm, thì nghỉ 2 – 3 ngày, lại uống tiếp.

5811253_nuoc-que-giai-cam.jpg

Nước quế giải cảm

Lưu ý: Trong 3 ngày nghỉ đó, có thể áp dụng Bài thuốc với gừng giúp thận ấm, có tác dụng, khỏi thêm nhiều bệnh khác.

Bạn hoàn toàn có thể kết hợp hai phương pháp vừa xông vừa uống để giải cảm từ trong ra ngoài. Sau đó, kết hợp song song với “Bài thuốc với gừng” để nuôi dưỡng thân thể từ bên trong. Cái gốc đã khỏe, đã chắc thì còn bệnh nào mà xâm lấn được nữa. Ngoài ra, nếu bạn muốn da dẻ hồng hào, khỏe mạnh chỉ việc làm thêm đầy đủ cả 3 mục bài VIÊM GAN B GAN C.

Bạn cũng có thể mua sản phẩm: “Chanh - gừng - đường phèn” của Lão nhà quê để tăng sức đề kháng, phòng gió độc sau này.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom