huykhanh0809
New member
NGUYÊN NHÂN , ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ GAI GÓT CHÂN
1. Nguyên Nhân
Phần lớn, nguyên nhân gây gai gót chân là do cơ và dây chằng bị căng quá mức do đi bộ, chạy hoặc nhảy trên bề mặt cứng trong thời gian dài, khiến các nhóm cơ vùng gan chân có thể bị viêm hoặc thậm chí là đứt gân cơ. Để khắc phục tình trạng này, cơ thể sẽ tự tích tụ một lượng canxi tạo thành “màng bọc” quanh gân gan chân để bảo vệ, từ đó vô tình hình thành nên “gai xương” ở mặt dưới gót chân.
Bên cạnh đó, một số yếu tố thúc đẩy căn bệnh gai gót chân phát triển là:
Mang giày dép không vừa chân hoặc không có miếng lót đệm hỗ trợ.
Trọng lượng cơ thể dư thừa quá mức làm tăng áp lực lên gót chân.
Các chấn thương như bầm, rách gót chân có thể làm tăng nguy cơ gai gót chân.
Do bệnh lý bàn chân bẹt, viêm khớp, viêm cân gan chân…
2. Đối tượng
Những đối tượng dễ bị gai gót chân có thể kể đến như:
Phụ nữ, đặc biệt nếu công việc của họ đòi hỏi thường xuyên đi lại, đứng lâu hoặc có thói quen mang giày cao gót.
Vận động viên thể thao hoặc những người thường xuyên mang vác vật nặng sai cách, gây sức ép lên bàn chân.
Người bị béo phì.
Người mắc hội chứng bàn chân bẹt (không có vòm bàn chân hoặc độ lõm bàn chân quá nông).
Người có tiền sử viêm gân gót chân (viêm gân Achilles).
Nguồn: sưu tầm
Nhóm FB chia sẽ những kiến thức , Bài tập hiệu quả giúp cải thiện các loại bệnh về xương khớp: https://www.facebook.com/groups/nanchinhcotsongchiropractic
1. Nguyên Nhân
Phần lớn, nguyên nhân gây gai gót chân là do cơ và dây chằng bị căng quá mức do đi bộ, chạy hoặc nhảy trên bề mặt cứng trong thời gian dài, khiến các nhóm cơ vùng gan chân có thể bị viêm hoặc thậm chí là đứt gân cơ. Để khắc phục tình trạng này, cơ thể sẽ tự tích tụ một lượng canxi tạo thành “màng bọc” quanh gân gan chân để bảo vệ, từ đó vô tình hình thành nên “gai xương” ở mặt dưới gót chân.
Bên cạnh đó, một số yếu tố thúc đẩy căn bệnh gai gót chân phát triển là:
Mang giày dép không vừa chân hoặc không có miếng lót đệm hỗ trợ.
Trọng lượng cơ thể dư thừa quá mức làm tăng áp lực lên gót chân.
Các chấn thương như bầm, rách gót chân có thể làm tăng nguy cơ gai gót chân.
Do bệnh lý bàn chân bẹt, viêm khớp, viêm cân gan chân…
2. Đối tượng
Những đối tượng dễ bị gai gót chân có thể kể đến như:
Phụ nữ, đặc biệt nếu công việc của họ đòi hỏi thường xuyên đi lại, đứng lâu hoặc có thói quen mang giày cao gót.
Vận động viên thể thao hoặc những người thường xuyên mang vác vật nặng sai cách, gây sức ép lên bàn chân.
Người bị béo phì.
Người mắc hội chứng bàn chân bẹt (không có vòm bàn chân hoặc độ lõm bàn chân quá nông).
Người có tiền sử viêm gân gót chân (viêm gân Achilles).
Nguồn: sưu tầm
Nhóm FB chia sẽ những kiến thức , Bài tập hiệu quả giúp cải thiện các loại bệnh về xương khớp: https://www.facebook.com/groups/nanchinhcotsongchiropractic