➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Từ lâu, dấm tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Không chỉ vậy, dấm tỏi còn là một phương thuốc quý, có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh mà ít ai biết đến. Để dấm tỏi phát huy công hiệu tốt nhất thì cũng cần phải đặc biệt chú ý đến tới cách làm dấm tỏi. Dấm tỏi làm đúng cách cho thành phẩm tỏi giữ nguyên màu sắc, không hóa xanh, dấm có thể để từ 1 (thậm chí) tới 2 năm. Sau đây, Lão nhà quê xin giới thiệu cho bạn cách làm dấm tỏi để được lâu.
1. Lựa chọn nguyên liệu
1.1. Các loại tỏi và công dụng
Tỏi là một cây thân thảo, và phần chúng ta hay ăn (tức củ tỏi) thực chất là thân của chúng. Trong củ tỏi chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, bởi vậy tỏi có tác dụng tốt trong việc tăng cường đề kháng, chống lão hóa. Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cũng cho thấy ăn tỏi có thể giúp phòng chống ung thư. Tỏi có mặt trong các vị thuốc dân gian điều trị bệnh tim, bệnh dạ dày và nhiều bệnh khác.
Tỏi cũng có nhiều giống, loại khác nhau, thậm chí có cây cũng tên là tỏi nhưng không phải là tỏi.
Để làm tỏi ngâm dấm, bạn chọn tỏi khô, loại tép nhỏ (loại tỏi ta, tép nhỏ, thơm), tỏi Ninh Thuận là tốt nhất (nếu có điều kiện thì bạn có thể ngâm bằng tỏi cô đơn).
1.2. Các loại giấm
Dựa theo nguyên liệu làm giấm, người ta chia giấm ra làm: giấm trắng, giấm gạo, giấm táo, giấm rượu, giấm vải, v.v, mỗi loại lại có hương vị khác nhau. Bạn có thể dùng dấm hữu cơ hoặc dấm tự ủ theo Phương pháp làm dấm bia của Bác
1.3. Bình chứa
Đối với giấm cùng các gia vị có sử dụng giấm, bạn nên để cất trữ trong các bình thủy tinh hoặc chai có nắp. Lý do là bởi giấm có tính axit, nó có thể trở thành dung môi hòa tan một vài chất độc có trong chai, vậy nên nếu sử dụng chai nhựa thì rất có hại.
Bên cạnh đó, nếu bạn mua một bình thủy tinh mới, chưa qua sử dụng, bạn nên cho bình vào nồi, lót bên dưới một chiếc khăn sợi bông mềm, đổ nước sao cho ngập bình. Kế đến bạn đun ở lửa cho, chờ cho sau khi nước sôi 30 phút thì tắt bếp. Tiếp đó, bạn đem bình ra phơi 1~2 nắng, như vậy bình sẽ được khử trùng sạch sẽ.
2. Cách thực hiện
Bước 1: Tùy vào kích thước chai/bình, bạn cân đo lượng tỏi sao cho tỏi chiếm ⅔ chai. Bạn bóc tỏi, có thể ngâm tỏi vào nước muối pha nước, rồi vớt ra ráo nước.
Bước 2: Bạn đổ dấm đầy ngập bình, rồi đậy nắp thật chặt.
Bước 3: Bạn để bình trong chỗ tối, ngâm tối thiểu 6 tháng là có thể sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn để một năm thì công hiệu càng cao.
Tinh chất tỏi dấm lão nhà quê
Cách làm dấm tỏi Bác Hùng y tuy đơn giản nhưng có thể để lâu tới 2 năm. Trước khi sử dụng với mục đích chữa bệnh, bạn nên đọc kỹ bài TINH CHẤT TỎI DẤM của lão.
Nguồn: laonhaque.vn
1. Lựa chọn nguyên liệu
1.1. Các loại tỏi và công dụng
Tỏi là một cây thân thảo, và phần chúng ta hay ăn (tức củ tỏi) thực chất là thân của chúng. Trong củ tỏi chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, bởi vậy tỏi có tác dụng tốt trong việc tăng cường đề kháng, chống lão hóa. Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cũng cho thấy ăn tỏi có thể giúp phòng chống ung thư. Tỏi có mặt trong các vị thuốc dân gian điều trị bệnh tim, bệnh dạ dày và nhiều bệnh khác.
Tỏi cũng có nhiều giống, loại khác nhau, thậm chí có cây cũng tên là tỏi nhưng không phải là tỏi.
- Tỏi ta - tỏi Trung Quốc: cách gọi tên này thực chất để phân biệt xuất xứ của tỏi, trong đó “tỏi ta” ý chỉ những cây tỏi được dân bản địa trồng, tép tỏi nhỏ, thơm cay, khi thu hoạch thường vẫn giữ lại dây; còn tỏi Trung Quốc ý chỉ giống tỏi xuất xứ từ Trung Quốc, tép tỏi to, vỏ màu trắng hơi ngà, dễ bóc, khi thu hoạch thường được cắt bỏ toàn bộ cuống, hoặc cuống rắt ngắn. Dĩ nhiên là chất lượng kém hơn tỏi ta
- Tỏi cô đơn: đây là loại tỏi một tép, được hình thành đột biến trong quá trình sinh trưởng phát triển. Loại tỏi này ưa khu vực đất đai cằn cỏi. Chúng phân bố chủ yếu ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, Phan Rang, Ninh Thuận, Hải Dương, Sơn La… trong đó “tỏi Lý Sơn” là nổi tiếng nhất và cũng có giá thành đắt hơn cả.
- Tỏi đen: tỏi đen bản chất là một chế phẩm từ tỏi, tức là tỏi nào cũng có thể chế biến thành tỏi đen. Tỏi đen được tạo ra trong nhiệt độ 40~90 độ C và độ ẩm tương đối là 60~90% trong 10 ngày. Thành quả sản phẩm sẽ có vị chua ngọt, kết cấu giống như thạch.
- Tỏi tây: tên gọi khác là hành baro, là loại cây thuộc họ hành. Khác với những tỏi khác ăn phần củ là chính, thân và lá tỏi tây thường được sử dụng làm gia vị món ăn (như làm các món xào hay cho thêm vào cháo) và làm thuốc. Tỏi tây cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm, chứa vitamin C, carotene.
- Tỏi độc: cũng là một cây thuộc họ hành, phần rễ củ (phần giò) là phần được sử dụng để làm thuốc. Trong phần này chứa nhiều tinh bột, nhựa, đường, tannin (chất chống viêm, cầm máu hiệu quả), colchicin (chất chữa bệnh gout hiệu quả).
Để làm tỏi ngâm dấm, bạn chọn tỏi khô, loại tép nhỏ (loại tỏi ta, tép nhỏ, thơm), tỏi Ninh Thuận là tốt nhất (nếu có điều kiện thì bạn có thể ngâm bằng tỏi cô đơn).
1.2. Các loại giấm
Dựa theo nguyên liệu làm giấm, người ta chia giấm ra làm: giấm trắng, giấm gạo, giấm táo, giấm rượu, giấm vải, v.v, mỗi loại lại có hương vị khác nhau. Bạn có thể dùng dấm hữu cơ hoặc dấm tự ủ theo Phương pháp làm dấm bia của Bác
1.3. Bình chứa
Đối với giấm cùng các gia vị có sử dụng giấm, bạn nên để cất trữ trong các bình thủy tinh hoặc chai có nắp. Lý do là bởi giấm có tính axit, nó có thể trở thành dung môi hòa tan một vài chất độc có trong chai, vậy nên nếu sử dụng chai nhựa thì rất có hại.
Bên cạnh đó, nếu bạn mua một bình thủy tinh mới, chưa qua sử dụng, bạn nên cho bình vào nồi, lót bên dưới một chiếc khăn sợi bông mềm, đổ nước sao cho ngập bình. Kế đến bạn đun ở lửa cho, chờ cho sau khi nước sôi 30 phút thì tắt bếp. Tiếp đó, bạn đem bình ra phơi 1~2 nắng, như vậy bình sẽ được khử trùng sạch sẽ.
2. Cách thực hiện
Bước 1: Tùy vào kích thước chai/bình, bạn cân đo lượng tỏi sao cho tỏi chiếm ⅔ chai. Bạn bóc tỏi, có thể ngâm tỏi vào nước muối pha nước, rồi vớt ra ráo nước.
Bước 2: Bạn đổ dấm đầy ngập bình, rồi đậy nắp thật chặt.
Bước 3: Bạn để bình trong chỗ tối, ngâm tối thiểu 6 tháng là có thể sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn để một năm thì công hiệu càng cao.
Tinh chất tỏi dấm lão nhà quê
Cách làm dấm tỏi Bác Hùng y tuy đơn giản nhưng có thể để lâu tới 2 năm. Trước khi sử dụng với mục đích chữa bệnh, bạn nên đọc kỹ bài TINH CHẤT TỎI DẤM của lão.
Nguồn: laonhaque.vn