Đau cổ tay là căn bệnh thường gặp đối với dân văn phòng cũng như người ở độ tuổi trung niên. Cơn đau có thể từ mức độ nhẹ với các triệu chứng như: đau nhói, tê bì tay… đến mức độ nặng với triệu chứng như: khó khăn trong việc cầm nắm, cử động, tay đau buốt, sưng đỏ… Bạn có thể tiến hành điều trị tại nhà nếu chứng đau cổ tay ở mức độ nhẹ.
Tuy nhiên, lão nhà quê khuyên bạn nên đi khám nếu có các triệu chứng như:
Khi đi và đứng thì bạn cần phải thẳng lưng, mở rộng vai, thả lỏng tay. Khi nằm thì nên nằm nghiêng sang bên phải (nếu bạn bị đau tay phải, có thể nằm nghiêng tạm sang trái. Nếu bạn bị đau cả hai tay thì hãy nằm ngửa). Gối kê đầu lên ở tầm 10cm, đặt thêm gối nhỏ kê chân để giúp máu lưu thông tốt hơn. Khi ngồi, lưng thẳng, đầu hơi cúi, hai chân song song với sàn và bàn chân chạm vào sàn. Nếu ngồi làm việc thì bạn nên để dụng cụ cần sử dụng đến như laptop, bút vở cách mép bàn 10cm để tay không phải với khi làm việc. Nếu phải thực hiện một tư thế nào đó trong một khoảng thời gian dài thì nên có những khoảng nghỉ ngơi giữa giờ.
1. Đau cổ tay khi nào cần đi khám?
Nếu đau cổ tay ở mức độ nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà. Trước khi tiến hành điều trị thì hãy đọc kỹ 8 lưu ý bên dưới của chúng tôi.Tuy nhiên, lão nhà quê khuyên bạn nên đi khám nếu có các triệu chứng như:
- Không thể sử dụng tay cầm, nắm đồ vật
- Đau thường xuyên vào ban đêm
- Cơn đau dai dẳng, kéo dài
- Không thể duỗi thẳng hay xoay khớp tay
- Có dấu hiệu sưng đỏ
- Có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt cao, viêm
- Tê buốt nghiêm trọng
- Cực kỳ đau buốt
- Trật khớp
- Tê liệt
- Ngón tay hoặc bàn tay bầm tím
2. Nguyên nhân đau cổ tay là gì?
Đau cổ tay có rất nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến như:- Chấn thương: các chấn thương vật lý tác động đến phần tay đều có thể dẫn đến việc đau cổ tay. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân, bởi các thương tổn như trật khớp, bong gân nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng.
- Luyện tập tay ở cường độ cao: luyện tập ở cường độ cao trong khi cơ thể chưa thích ứng kịp sẽ gây ra căng cơ, nghiêm trọng hơn thì là các chấn thương ngoài ý muốn. Trong trường hợp vùng cơ tay bị căng, bạn nên dừng tập luyện hoặc chuyển sang tập luyện nhẹ nhàng một vài ngày. Sau một tuần, nếu những cơn đau chưa thuyên giảm, bạn nên đi khám.
- Công việc lặp đi lặp lại: nếu bạn phải làm một công việc đòi hỏi sử dụng cổ tay lặp đi lặp lại một hành động (ví dụ như việc đánh máy đối với dân văn phòng) thì bạn sẽ rất dễ bị đau cổ tay.
- Stress trong thời gian dài: nhiều người vẫn nghĩ stress chỉ có tác động lên tinh thần chứ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, song đây là quan niệm sai lầm. Stress kéo dài hoàn toàn có thể gây ra những cơn đau ở các bộ phận như tim, dạ dày, tay chân, … Bạn có thể tham vấn một bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ và điều trị.
- Các bệnh về khớp: viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, v.v đều có thể gây ra những cơn đau ở cổ tay cho bạn. Để điều trị những bệnh này, bạn có thể tham khảo bài xoa bóp chữa trị các bệnh về khớp của lão nhà quê tại đây.
- Hội chứng ống cổ tay: đây cũng là hội chứng phổ biến gây ra đau cổ tay. Các dây thần kinh ngoại biên bị chèn ép dẫn đến các cơn đau buốt, tê bì tay, thậm chí còn có thể gây ra việc khó khăn trong cầm nắm, cản trở quá trình lao động và sinh hoạt. Đối với hội chứng này, lão nhà quê cũng đã có video hướng dẫn cách xoa bóp chữa trị. Bạn có thể xem tại đây.
- Các bệnh khác: ngoài ra, các bệnh như đái tháo đường, bệnh gout, bệnh suy giáp đều có thể là những nguyên nhân gây ra chứng đau cổ tay. Để biết chính xác căn nguyên, bạn nên đến các cơ sở y tế để khám.
3. Những lưu ý khi tự điều trị đau cổ tay tại nhà
3.1. Không tự ý dùng thuốc giảm đau
Lão nhà quê không khuyến khích bạn tự ý sử dụng các thuốc giảm đau (nhất là ibuprofen) để làm dứt tạm thời những cơn đau nhức. Các loại thuốc này nếu lạm dụng đều mang lại những hậu quả không mong muốn cho cơ thể.3.2. Hạn chế các hoạt động đòi hỏi sử dụng tay liên tục
Nếu như bạn đang bị đau cổ tay thì bạn nên thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng. Bạn cũng cần tránh việc mang vác, làm việc nặng nhọc để ngăn tình trạng đau trở nên trầm trọng hơn. Khi mang hay xách đồ thì nên phân chia khối lượng đồ sao cho đều ở cả hai vai/hai tay.3.3. Điều chỉnh tư thế
Nếu tư thế ngồi của bạn sai thì nó có thể khiến cho cơn đau ở tay của bạn nghiêm trọng hơn. Và tương tự, nếu các tư khác như nằm, đi, đứng của bạn không đúng thì đều có thể gây ra nhiều áp lực hơn lên vùng tay, từ đó khiến những cơn đau không thuyên giảm.Khi đi và đứng thì bạn cần phải thẳng lưng, mở rộng vai, thả lỏng tay. Khi nằm thì nên nằm nghiêng sang bên phải (nếu bạn bị đau tay phải, có thể nằm nghiêng tạm sang trái. Nếu bạn bị đau cả hai tay thì hãy nằm ngửa). Gối kê đầu lên ở tầm 10cm, đặt thêm gối nhỏ kê chân để giúp máu lưu thông tốt hơn. Khi ngồi, lưng thẳng, đầu hơi cúi, hai chân song song với sàn và bàn chân chạm vào sàn. Nếu ngồi làm việc thì bạn nên để dụng cụ cần sử dụng đến như laptop, bút vở cách mép bàn 10cm để tay không phải với khi làm việc. Nếu phải thực hiện một tư thế nào đó trong một khoảng thời gian dài thì nên có những khoảng nghỉ ngơi giữa giờ.