Bài thuốc dân gian hỗ trợ cải thiện: tăng động giảm chú ý, tự kỷ, động kinh

2KHOE

New member
User ID
183331
Tham gia
12 Tháng một 2022
Bài viết
88
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Rối loạn phát triển thần kinh là các bệnh lý về thần kinh xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, điển hình là trước khi vào học, làm giảm sự phát triển của các kỹ năng xã hội, học tập, nghề nghiệp, thường liên quan đến rối loạn chức năng ở: chú ý, nhận thức, ngôn ngữ, trí nhớ, giải quyết vấn đề, tương tác xã hội. Các rối loạn phát triển thần kinh phổ biến như: tăng động giảm chú ý (ADHD), tự kỷ (ASD), v.v. Các bệnh lý này gây ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt của người bệnh, thêm nữa, nếu không được can thiệp điều trị sớm, người bệnh khó có thể hòa nhập hoặc sinh hoạt như người bình thường.

1. Tìm hiểu về một số chứng rối loạn phát triển thần kinh phổ biến​

1.1. Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit/Hyperactivity disorder - ADHD)​

Khoảng 8~11% trẻ trong độ tuổi đi học có thể mắc rối loạn tăng động giảm chú ý, trong đó tỷ lệ trẻ em gái mắc nhiều hơn trẻ em nam. Hiện nay, chưa rõ nguyên nhân nào gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý, song yếu tố di truyền là yếu tố đáng quan tâm. Bệnh khởi phát thường trước khi trẻ 4 tuổi và không thay đổi trước khi trẻ 12 tuổi. Các biểu hiện đặc trưng là:
  • Mất chú ý ví dụ như: khó khăn trong việc duy trì sự tập trung trên lớp; không chú ý lắng nghe khi nói chuyện trực tiếp; dễ phân tâm; hay quên trong các hoạt động thường ngày, v.v
  • Hấp tấp, bốc đồng (thường dẫn đến những kết quả tiêu cực) ví dụ như: thường xuyên bồn chồn tay chân, bối rối; thường nói nhiều; v.v.
  • Tăng động (hoạt động quá mức) ví dụ như: thường xuyên di chuyển, hoạt động; khó khăn khi chơi yên lặng, v.v.

1.2. Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder - ASD)​

Tự kỷ là các rối loạn thần kinh đặc trưng bởi: sự tương tác và giao tiếp xã hội kém, hành vi lặp đi lặp lại và rập khuôn, sự phát triển trí tuệ không đều, đôi khi có sự khuyết tật về trí tuệ, Nguyên nhân chính được cho là do di truyền. Tự kỷ thường khởi phát trong những năm đầu đời của trẻ với tỷ lệ bé trai mắc bệnh cao gấp 4 lần so với bé gái.

Biểu hiện của tự kỷ là:
  • không giao tiếp bằng mắt, tránh ánh mắt
  • Tăng động hoặc thụ động quá mức
  • Quá mức nhạy cảm hoặc quá mức vô cảm với xung quanh
  • Không có khả năng liên tưởng/ tưởng tượng, không hiểu hàm ý
  • Giao tiếp bằng lời kém
  • Khó thích nghi với sự thay đổi
  • Hứng thú kỳ quái với một đồ vật nào đó
  • Không nhận biết được nguy hiểm
  • Ít có sự hứng thú

1.3. Động kinh (Epilepsy)​

Chính xác thì, động kinh là một chứng rối loạn hệ thần kinh, với các cơn động kinh có co giật, cắn lưỡi, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện, hoặc có cảm giác lạ. Khoảng 1% số người trên thế giới mắc bệnh động kinh, với tỷ lệ mắc bệnh ở người trung niên và người già cao hơn. Các cơn động kinh thường đến bất chợt và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh.

1.4. Liệu pháp nhận thức hành vi trong điều trị ADHD, ASD​

Các chứng rối loạn thần kinh, rối loạn phát triển thần kinh đều cần được điều trị bằng thuốc. Ngoài ra, người ta áp dụng các hình thức trị liệu tâm lý cho các chứng rối loạn phát triển thần kinh, trong đó điển hình là liệu pháp nhận thức hành vi. Trong quá trình điều trị tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý (thậm chí cả các bệnh khác như: trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực v.v.), các chuyên gia tâm lý thông qua hình thức trò chuyện, tiếp xúc với bệnh nhân để tìm hiểu về nhận thức, nhân sinh quan-thế giới quan-giá trị quan của họ. Từ đó, chuyên gia giúp bệnh nhân nhận thức đâu là suy nghĩ hoặc hành vi đúng, đâu là suy nghĩ hoặc hành vi sai/không hợp lý/hoặc đang ở mức thái quá. Nghe thì có vẻ đơn giản, song quá trình này đòi hỏi sự hợp tác cao của người bệnh cũng như trình độ chuyên môn cao của chuyên gia.

2. Bài thuốc dân gian của Lão nhà quê hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý, tự kỷ, động kinh​


Bài 1: Nước đậu xanh cả vỏ
Đậu xanh cả vỏ là loại làm mát não rất tốt, phù hợp với cả các bệnh nhân mất trí nhớ, động kinh, tự kỷ, tai biến mạch máu não.

Lấy 50 – 150g (áng chừng trẻ em nhỏ 30 – 50g, lớn hơn 50 – 100g, người lớn 150g) đậu xanh cả vỏ rửa sạch, cho vào phích hãm tráng qua nước sôi cho nóng đậu và phích lên, bỏ nước đó đi, rồi cho nước đang sôi vào, hãm 4 – 10h hoặc để qua đêm là uống được.

Ăn được cả cái thì tốt, tuy nhiên nếu ăn nhiều ngày thì rất ngán. Hoặc chỉ uống nước không cũng được. Mỗi hôm uống nước đậu xanh cả vỏ với các cách khác nhau. Hôm thì uống không, hôm thì uống với nước muối, hôm thì uống với mật ong, với đường đỏ hoặc dùng để nấu canh, nấu cháo với xương, với thịt… cứ làm một ngày lại nghỉ một ngày, thay đổi liên tục cho đỡ chán.

Bài 2: Cháo Địa Long

Nếu phương pháp trên không hiệu quả thì có thể áp dụng bài ĂN CHÁO ĐỊA LONG.

Thực ra “Địa long” là con giun đất, đào ở chỗ đất ẩm, giun to bằng cái đũa dài có khi đến 30 - 40cm nhưng khi phơi nó ngắn lại. Bắt khoảng 49, 98, 147 con phơi thật khô, cắt ngắn, rang với cát, cho vàng thơm và giòn, sàng bỏ cát đi, giã hoặc tán thành bột, cho vào hộp kín dùng dần. Mỗi ngày 1 bát cháo đậu xanh như trên và 1 thìa bột địa long (khoảng 10 – 15g/lần). Ăn rất ngọt, thơm, nếu làm địa long đúng chuẩn.

Những ngày mưa ẩm không phơi được vì địa long rất dễ thối. Rang một chảo to, đầy cát vàng, thật nóng già. Tắt bếp, đậy trên cát một lớp phên tre, dải toàn bộ giun đất, đã làm sạch lên, để qua đêm là khô cong, chưa khô hẳn, làm lại lần nữa là ổn.

Khi giã hoặc xay ra nó nhìn như ruốc thịt vậy. Thường cách ngày ăn lần. Người nhẹ thì 1 tháng đã thấy hiệu quả (15 ngày ăn). Người nặng thì 2 – 3 tháng.

chao-dia-long.png

Cháo địa long hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý, tự kỷ, động kinh


Lưu ý:

1 – Không được đi chân không, dẫm thẳng xuống sàn đá hay sàn gỗ. Trẻ em phải đi tất xuất ngày đêm bất kể mùa nóng hay lạnh.

2 – Không ăn các đồ cay, nóng như ớt, hạt tiêu, rượu …

3 – Hạn chế uống nước đá lạnh, nước cam, chanh, nước dừa, tuần chỉ uống không quá 2 – 3 lần.

4 – Với người cơ địa nóng trong như: táo bón, kiết lỵ, trĩ nội, trĩ ngoại… thì tham khảo đọc kỹ làm thêm một trong các bài: CHỮA BỆNH KIẾT LỴ hoặc bài TRỊ TÁO BÓN hoặc bài TRĨ NỘI TRĨ NGOẠI.

5 – Kiêng tuyệt đối không làm điều ác gây đau đớn, tự ái, cáu giận, làm cho người khác sân hận. Buông bỏ, vị tha, yêu thương, làm thiện, nghĩ thiện.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp bài thuốc MẤT TẬP TRUNG để hỗ trợ điều trị các bệnh về não.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom