huykhanh0809
New member
Tê đầu ngón tay là bệnh gì ? Top 10 nguyên nhân gây ra tê đầu ngón tay Một người bị tê đầu ngón tay có thể gặp khó khăn trong việc cầm, nắm đồ vật do không thể điều khiển các ngón tay hoạt động như mong muốn. Tình trạng này thường diễn ra chung với những dấu hiệu đặc trưng như ngứa ran hoặc châm chích tại ngón tay.
Tê bì đầu ngón tay là tình trạng đầu hoặc cả ngón tay bị tê, ngứa ran và cảm giác châm chích như thể ai đó dùng kim chạm nhẹ vào ngón tay của bạn. Đôi khi, tê đầu ngón tay còn kèm theo triệu chứng đau rát nên ảnh hưởng tới khả năng cầm nắm, nhặt đồ hoặc khó khăn khi thực hiện một số động tác khéo léo.
Triệu chứng của tê đầu ngón tay có thể xuất hiện thỉnh thoảng hoặc liên tục tới mức bạn không thể sinh hoạt bình thường. Vì thế, cần gặp bác sĩ ngay nếu như đầu ngón tay bị tê thường xuyên, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hiện tượng tê bì đầu ngón tay có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xương khớp. Các nguyên nhân gây tê đầu ngón tay do bệnh lý thường gặp bao gồm:
2.1.Bệnh thần kinh ngoại biên
Thần kinh ngoại biên là thuật ngữ dùng để chỉ các dây thần kinh đảm đương công việc truyền tín hiệu từ não và tủy sống đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Nếu có một trong các dây thần kinh này bị tổn thương, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh thần kinh ngoại biên.
Tùy vào vị trí của dây thần kinh chịu thương tổn mà triệu chứng ở mỗi người có thể không giống nhau. Trong đó, biểu hiện mất xúc cảm ở tay, đặc biệt là đầu ngón tay, là thường gặp nhất.
Chấn thương vật lý là nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Mặc dù vậy, đôi khi bệnh cũng có khả năng xuất phát từ những vấn đề khác, ví dụ như thiếu hụt vitamin B12, đái tháo đường (tiểu đường), lạm dụng bia rượu…
2.2.Rối loạn sử dụng rượu
Uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng tổn thương thần kinh, gọi là bệnh viêm đa dây thần kinh do rượu bia gây ra. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
Ngứa ran hoặc tê ngón tay, cánh tay, chân hoặc bàn chân.
Cảm giác châm chích ở bàn tay, kèm theo đau nhức.
Yếu cơ, chuột rút hoặc co thắt cơ.
Khó nuốt khi ăn uống.
2.3.Bệnh rễ thần kinh cổ
Tình trạng sức khỏe này còn có tên gọi khác là bệnh lý rễ tủy cổ hoặc hội chứng cổ vai gáy cánh tay. Nguyên nhân gây bệnh rễ thần kinh cổ có mối liên hệ mật thiết với thoái hoá đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Do đó, khi bệnh xảy ra, những dây thần kinh chịu trách nhiệm dẫn truyền tín hiệu đi và đến ngón tay khó tránh khỏi liên lụy, dẫn đến hiện tượng các đầu ngón tay bị tê.
2.4.Đau cơ xơ hoá
Đau cơ xơ hóa là một chứng rối loạn khiến người bệnh bị đau, tê và ngứa ran ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Triệu chứng chính của đau cơ xơ hóa bao gồm tê đầu ngón tay, đau nhức dữ dội và lan rộng; mệt mỏi kinh niên; rối loạn giấc ngủ; đau nửa đầu hoặc mắc chứng đau đầu khác; khó tập trung hoặc suy giảm trí nhớ.
Các bác sĩ cho rằng đau cơ xơ hóa xuất phát từ những trục trặc trong quá trình xử lý tín hiệu đau ở não bộ. Ngoài ra, người bị đau cơ xơ hóa có khả năng mắc hội chứng ống cổ tay cao hơn.
2.5.Hội chứng ống cổ tay
Không thể không nhắc đến hội chứng ống cổ tay khi nói đến những nguyên nhân gây tê các đầu ngón tay phổ biến. Tình trạng này đề cập đến sự chèn ép từ một số cấu trúc xương khớp khác lên ống cổ tay, khiến không gian bên trong nó trở nên hẹp lại và gây tổn thương dây thần kinh giữa.
Dây thần kinh giữa nằm bên trong ống cổ tay đóng vai trò kiểm soát xúc cảm và hoạt động của cổ tay, bàn tay và cả ngón tay. Vì vậy, nếu nó chịu thương tổn, các bộ phận này cũng sẽ chịu liên lụy. Tê đầu ngón tay cái là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh. Ngoài ra, đôi khi người mắc hội chứng ống cổ tay cũng có thể bị tê đầu ngón tay trỏ hoặc ngón giữa.
2.6.Bệnh Raynaud
Bệnh Raynaud khiến động mạch nhỏ trong đầu ngón tay bị co thắt nhanh và dữ dội. Lâu ngày, dẫn đến tình trạng tê đầu ngón tay và cản trở quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể.
2.7.Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (RA) là một dạng rối loạn tự miễn gây viêm sưng, đau nhức và cứng khớp. Tình trạng này kéo dài thường xuyên có thể khiến đầu ngón tay bị tê bì, ngứa và nóng.
2.8.Bệnh tiểu đường
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu vượt mức cho phép, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống dây thần kinh, từ đó gây ra bệnh thần kinh ngoại biên, với biểu hiện đặc trưng gồm:
Tê hoặc ngứa ran ở ngón tay, cánh tay, chân hoặc bàn chân
Đau hoặc chuột rút.
Yếu cơ.
Phản xạ chậm.
2.9.Chèn ép thần kinh trụ
Khác với dây thần kinh giữa ảnh hưởng đến ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, dây thần kinh trụ bị chèn ép sẽ làm mất xúc cảm ở ngón áp út. Trong một số trường hợp, ngón út cũng có thể bị tác động tương tự.
2.10.Các bệnh lý khác:
Đột quỵ.
U nang hạch.
HIV/AIDS.
Bệnh đa xơ cứng.
Hội chứng Sjogren.
Chấn thương vai.
Bệnh nhiễm trùng như bệnh Lyme hoặc giang mai.
Thiếu hụt vitamin B12.
Bệnh Hansen hay còn gọi là bệnh phong.
Gãy cổ tay hoặc bàn tay.
Nguồn: sưu tầm
P/s: Nếu thấy bài viết hữu ích bạn có thể chia sẻ cho mọi người quanh mình.
Nhóm FB chia sẽ những kiến thức , Bài tập hiệu quả giúp cải thiện các loại bệnh về xương khớp: https://www.facebook.com/groups/nanchinhcotsongchiropractic
Tê bì đầu ngón tay là tình trạng đầu hoặc cả ngón tay bị tê, ngứa ran và cảm giác châm chích như thể ai đó dùng kim chạm nhẹ vào ngón tay của bạn. Đôi khi, tê đầu ngón tay còn kèm theo triệu chứng đau rát nên ảnh hưởng tới khả năng cầm nắm, nhặt đồ hoặc khó khăn khi thực hiện một số động tác khéo léo.
Triệu chứng của tê đầu ngón tay có thể xuất hiện thỉnh thoảng hoặc liên tục tới mức bạn không thể sinh hoạt bình thường. Vì thế, cần gặp bác sĩ ngay nếu như đầu ngón tay bị tê thường xuyên, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hiện tượng tê bì đầu ngón tay có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xương khớp. Các nguyên nhân gây tê đầu ngón tay do bệnh lý thường gặp bao gồm:
2.1.Bệnh thần kinh ngoại biên
Thần kinh ngoại biên là thuật ngữ dùng để chỉ các dây thần kinh đảm đương công việc truyền tín hiệu từ não và tủy sống đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Nếu có một trong các dây thần kinh này bị tổn thương, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh thần kinh ngoại biên.
Tùy vào vị trí của dây thần kinh chịu thương tổn mà triệu chứng ở mỗi người có thể không giống nhau. Trong đó, biểu hiện mất xúc cảm ở tay, đặc biệt là đầu ngón tay, là thường gặp nhất.
Chấn thương vật lý là nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Mặc dù vậy, đôi khi bệnh cũng có khả năng xuất phát từ những vấn đề khác, ví dụ như thiếu hụt vitamin B12, đái tháo đường (tiểu đường), lạm dụng bia rượu…
2.2.Rối loạn sử dụng rượu
Uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng tổn thương thần kinh, gọi là bệnh viêm đa dây thần kinh do rượu bia gây ra. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
Ngứa ran hoặc tê ngón tay, cánh tay, chân hoặc bàn chân.
Cảm giác châm chích ở bàn tay, kèm theo đau nhức.
Yếu cơ, chuột rút hoặc co thắt cơ.
Khó nuốt khi ăn uống.
2.3.Bệnh rễ thần kinh cổ
Tình trạng sức khỏe này còn có tên gọi khác là bệnh lý rễ tủy cổ hoặc hội chứng cổ vai gáy cánh tay. Nguyên nhân gây bệnh rễ thần kinh cổ có mối liên hệ mật thiết với thoái hoá đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Do đó, khi bệnh xảy ra, những dây thần kinh chịu trách nhiệm dẫn truyền tín hiệu đi và đến ngón tay khó tránh khỏi liên lụy, dẫn đến hiện tượng các đầu ngón tay bị tê.
2.4.Đau cơ xơ hoá
Đau cơ xơ hóa là một chứng rối loạn khiến người bệnh bị đau, tê và ngứa ran ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Triệu chứng chính của đau cơ xơ hóa bao gồm tê đầu ngón tay, đau nhức dữ dội và lan rộng; mệt mỏi kinh niên; rối loạn giấc ngủ; đau nửa đầu hoặc mắc chứng đau đầu khác; khó tập trung hoặc suy giảm trí nhớ.
Các bác sĩ cho rằng đau cơ xơ hóa xuất phát từ những trục trặc trong quá trình xử lý tín hiệu đau ở não bộ. Ngoài ra, người bị đau cơ xơ hóa có khả năng mắc hội chứng ống cổ tay cao hơn.
2.5.Hội chứng ống cổ tay
Không thể không nhắc đến hội chứng ống cổ tay khi nói đến những nguyên nhân gây tê các đầu ngón tay phổ biến. Tình trạng này đề cập đến sự chèn ép từ một số cấu trúc xương khớp khác lên ống cổ tay, khiến không gian bên trong nó trở nên hẹp lại và gây tổn thương dây thần kinh giữa.
Dây thần kinh giữa nằm bên trong ống cổ tay đóng vai trò kiểm soát xúc cảm và hoạt động của cổ tay, bàn tay và cả ngón tay. Vì vậy, nếu nó chịu thương tổn, các bộ phận này cũng sẽ chịu liên lụy. Tê đầu ngón tay cái là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh. Ngoài ra, đôi khi người mắc hội chứng ống cổ tay cũng có thể bị tê đầu ngón tay trỏ hoặc ngón giữa.
2.6.Bệnh Raynaud
Bệnh Raynaud khiến động mạch nhỏ trong đầu ngón tay bị co thắt nhanh và dữ dội. Lâu ngày, dẫn đến tình trạng tê đầu ngón tay và cản trở quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể.
2.7.Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (RA) là một dạng rối loạn tự miễn gây viêm sưng, đau nhức và cứng khớp. Tình trạng này kéo dài thường xuyên có thể khiến đầu ngón tay bị tê bì, ngứa và nóng.
2.8.Bệnh tiểu đường
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu vượt mức cho phép, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống dây thần kinh, từ đó gây ra bệnh thần kinh ngoại biên, với biểu hiện đặc trưng gồm:
Tê hoặc ngứa ran ở ngón tay, cánh tay, chân hoặc bàn chân
Đau hoặc chuột rút.
Yếu cơ.
Phản xạ chậm.
2.9.Chèn ép thần kinh trụ
Khác với dây thần kinh giữa ảnh hưởng đến ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, dây thần kinh trụ bị chèn ép sẽ làm mất xúc cảm ở ngón áp út. Trong một số trường hợp, ngón út cũng có thể bị tác động tương tự.
2.10.Các bệnh lý khác:
Đột quỵ.
U nang hạch.
HIV/AIDS.
Bệnh đa xơ cứng.
Hội chứng Sjogren.
Chấn thương vai.
Bệnh nhiễm trùng như bệnh Lyme hoặc giang mai.
Thiếu hụt vitamin B12.
Bệnh Hansen hay còn gọi là bệnh phong.
Gãy cổ tay hoặc bàn tay.
Nguồn: sưu tầm
P/s: Nếu thấy bài viết hữu ích bạn có thể chia sẻ cho mọi người quanh mình.
Nhóm FB chia sẽ những kiến thức , Bài tập hiệu quả giúp cải thiện các loại bệnh về xương khớp: https://www.facebook.com/groups/nanchinhcotsongchiropractic