MinhAnh852
New member
Ngày nay, cha mẹ thường cho con tự sử dụng máy tính để phục vụ quá trình học tập, vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, trẻ có thể sẽ phải đối mặt với những thông tin rác, kích động, bạo lực mà không thể tự bảo vệ mình.
Thực tế này đặt ra cho phụ huynh “bài toán” làm thế nào để quản con.
Học sinh từ lớp 6 trở lên có lẽ sẽ chủ động hơn nhiều với việc tiếp cận công nghệ và phần nào tự quản được việc học của mình. Tuy nhiên, không ít bố mẹ vẫn lo ngại việc con mở máy xong để đó và mê mẩn với game online, mạng xã hội. Riêng các cháu tiểu học còn quá bé để yên tâm giao khoán hoàn toàn việc học trực tuyến cho trẻ.
Vậy làm thế nào để dung hòa việc học của trẻ và công việc của bố mẹ? Hẳn là mọi thứ sẽ rối rắm một thời gian ngắn nhưng sẽ nhanh chóng vào nền nếp nếu bố mẹ chuẩn bị kỹ càng một số điều căn bản sau:
Thứ nhất, chuẩn bị kỹ càng nguồn “nhân lực” quản việc học của trẻ. Chúng ta hãy cậy nhờ sự trợ giúp từ ông bà, chú bác, bạn bè, anh chị lớn và cả hàng xóm láng giềng để mắt trông giúp bọn trẻ trong giờ học. Những người lớn với ý thức cảnh giác cao cùng những hiểu biết nhất định sẽ phần nào giúp chúng ta yên tâm hơn khi bọn trẻ còn quá bé mở máy, ngồi liền hàng tiếng đồng hồ trước màn hình và kết nối ảo.
Thứ hai, chủ động “đào tạo” khóa học ngắn hạn cho trẻ về cách thức khởi động máy, truy cập phần mềm, đăng nhập, kết nối, sử dụng các nút lệnh, nộp bài tập… Hiện nay, clip hướng dẫn sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến được tải lên rất nhiều, phụ huynh vừa có thể tự học vừa dạy con thực hành việc kết nối. Tất nhiên, khâu “chuyển giao công nghệ” này cần phải thực hiện càng sớm càng tốt để trẻ bắt nhịp kịp thời với việc học trước khi bố mẹ rời nhà đến công sở.
Thứ ba, thường xuyên duy trì kết nối giữa bố mẹ và con cái trong thời gian bọn trẻ học trực tuyến. Gọi điện hỏi thăm việc học và nhắc nhở con cái giữ an toàn trong khi học. Lưu ý con về cách thức nhờ sự hỗ trợ từ người lớn nếu việc học có trục trặc về đường truyền, dây dẫn, kết nối…
Thứ tư, tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc an toàn trong quá trình học trực tuyến: không mở máy khi đang sạc, không sạc khi đang mở máy; không sử dụng các vật nhọn bằng kim loại để đâm, chọt vào ổ điện, kẽ hở trong máy; không đem thức ăn, nước uống đến gần bàn học tránh nguy cơ đổ nước hoặc mất tập trung… Và cả những nguyên tắc giữ an toàn thông tin cá nhân, cách thức sử dụng mạng xã hội thông minh cũng cần được bố mẹ thường xuyên nhắc nhở con cái một cách nghiêm túc.
Thứ năm, chú trọng trui rèn ý thức học tập và phương pháp tự học đúng đắn cho trẻ. Việc học trực tuyến chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi trẻ chuẩn bị bài kỹ càng trước buổi học và luyện tập bằng các dạng bài khác nhau sau buổi học để khắc sâu kiến thức. Bên cạnh đó, hãy tạo động lực học tập cho trẻ bằng những lời khen ngợi và động viên kịp thời trước mỗi bước tiến bộ của con, đó chính là bước đệm êm ái để trẻ có thêm hứng thú với việc học trực tuyến.
Thứ sáu, bố mẹ hãy hạ “thước đo” chất lượng học tập mà mình đặt ra cho con trẻ. Việc học trực tuyến trong bối cảnh hiện tại là một giải pháp tình thế khi trẻ tạm dừng việc đến trường nhưng không dừng việc học. Tất nhiên, chúng ta hoàn toàn không thể áp đặt “cái khuôn” chất lượng vốn có để đòi hỏi con phải giỏi, giỏi xuất sắc, giỏi toàn diện như lẽ thường. Chúng ta hãy chấp nhận những nấc thang thành tích mà trẻ gặt hái được trong ngày dài học tập trực tuyến này để cởi trói phần nào áp lực học hành vẫn luôn đeo mang trên vai con trẻ.
Cuối cùng, một bí kíp nho nhỏ mách các bậc phụ huynh đó là sử dụng những phần mềm hoặc những app chặn web đen, web độc hại, game online,… để mình có thể theo dõi được tình trạng sử dụng máy tính của con như thế nào. Bố mẹ có thể tham khảo phần mềm sau Sản phẩm- VAPU Chuyên gia diệt web đen, game online, có năm trăm nghìn 1 năm thôi nhưng xua tan mọi lo lắng của bố mẹ khi để con học online 1 mình tại nhà đó ạ! Bố mẹ có thể tham khảo nhé
Thực tế này đặt ra cho phụ huynh “bài toán” làm thế nào để quản con.
Học sinh từ lớp 6 trở lên có lẽ sẽ chủ động hơn nhiều với việc tiếp cận công nghệ và phần nào tự quản được việc học của mình. Tuy nhiên, không ít bố mẹ vẫn lo ngại việc con mở máy xong để đó và mê mẩn với game online, mạng xã hội. Riêng các cháu tiểu học còn quá bé để yên tâm giao khoán hoàn toàn việc học trực tuyến cho trẻ.
Vậy làm thế nào để dung hòa việc học của trẻ và công việc của bố mẹ? Hẳn là mọi thứ sẽ rối rắm một thời gian ngắn nhưng sẽ nhanh chóng vào nền nếp nếu bố mẹ chuẩn bị kỹ càng một số điều căn bản sau:
Thứ nhất, chuẩn bị kỹ càng nguồn “nhân lực” quản việc học của trẻ. Chúng ta hãy cậy nhờ sự trợ giúp từ ông bà, chú bác, bạn bè, anh chị lớn và cả hàng xóm láng giềng để mắt trông giúp bọn trẻ trong giờ học. Những người lớn với ý thức cảnh giác cao cùng những hiểu biết nhất định sẽ phần nào giúp chúng ta yên tâm hơn khi bọn trẻ còn quá bé mở máy, ngồi liền hàng tiếng đồng hồ trước màn hình và kết nối ảo.
Thứ hai, chủ động “đào tạo” khóa học ngắn hạn cho trẻ về cách thức khởi động máy, truy cập phần mềm, đăng nhập, kết nối, sử dụng các nút lệnh, nộp bài tập… Hiện nay, clip hướng dẫn sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến được tải lên rất nhiều, phụ huynh vừa có thể tự học vừa dạy con thực hành việc kết nối. Tất nhiên, khâu “chuyển giao công nghệ” này cần phải thực hiện càng sớm càng tốt để trẻ bắt nhịp kịp thời với việc học trước khi bố mẹ rời nhà đến công sở.
Thứ ba, thường xuyên duy trì kết nối giữa bố mẹ và con cái trong thời gian bọn trẻ học trực tuyến. Gọi điện hỏi thăm việc học và nhắc nhở con cái giữ an toàn trong khi học. Lưu ý con về cách thức nhờ sự hỗ trợ từ người lớn nếu việc học có trục trặc về đường truyền, dây dẫn, kết nối…
Thứ tư, tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc an toàn trong quá trình học trực tuyến: không mở máy khi đang sạc, không sạc khi đang mở máy; không sử dụng các vật nhọn bằng kim loại để đâm, chọt vào ổ điện, kẽ hở trong máy; không đem thức ăn, nước uống đến gần bàn học tránh nguy cơ đổ nước hoặc mất tập trung… Và cả những nguyên tắc giữ an toàn thông tin cá nhân, cách thức sử dụng mạng xã hội thông minh cũng cần được bố mẹ thường xuyên nhắc nhở con cái một cách nghiêm túc.
Thứ năm, chú trọng trui rèn ý thức học tập và phương pháp tự học đúng đắn cho trẻ. Việc học trực tuyến chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi trẻ chuẩn bị bài kỹ càng trước buổi học và luyện tập bằng các dạng bài khác nhau sau buổi học để khắc sâu kiến thức. Bên cạnh đó, hãy tạo động lực học tập cho trẻ bằng những lời khen ngợi và động viên kịp thời trước mỗi bước tiến bộ của con, đó chính là bước đệm êm ái để trẻ có thêm hứng thú với việc học trực tuyến.
Thứ sáu, bố mẹ hãy hạ “thước đo” chất lượng học tập mà mình đặt ra cho con trẻ. Việc học trực tuyến trong bối cảnh hiện tại là một giải pháp tình thế khi trẻ tạm dừng việc đến trường nhưng không dừng việc học. Tất nhiên, chúng ta hoàn toàn không thể áp đặt “cái khuôn” chất lượng vốn có để đòi hỏi con phải giỏi, giỏi xuất sắc, giỏi toàn diện như lẽ thường. Chúng ta hãy chấp nhận những nấc thang thành tích mà trẻ gặt hái được trong ngày dài học tập trực tuyến này để cởi trói phần nào áp lực học hành vẫn luôn đeo mang trên vai con trẻ.
Cuối cùng, một bí kíp nho nhỏ mách các bậc phụ huynh đó là sử dụng những phần mềm hoặc những app chặn web đen, web độc hại, game online,… để mình có thể theo dõi được tình trạng sử dụng máy tính của con như thế nào. Bố mẹ có thể tham khảo phần mềm sau Sản phẩm- VAPU Chuyên gia diệt web đen, game online, có năm trăm nghìn 1 năm thôi nhưng xua tan mọi lo lắng của bố mẹ khi để con học online 1 mình tại nhà đó ạ! Bố mẹ có thể tham khảo nhé