➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
huykhanh0809
New member
Bạn có biết phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh khớp cao hơn nam giới
Do khác biệt về đặc điểm sinh lý, cấu trúc xương khớp… phụ nữ có nguy cơ viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương cao hơn nam giới, cần được bảo vệ từ sớm.
Thông tin từ trang y học Medscape cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nữ bị viêm khớp dạng thấp hiện đang cao gấp 3 lần so với nam. Với bệnh thoái hóa khớp, số lượng bệnh nhân nữ cao hơn nam giới 1.5 lần. Còn với bệnh loãng xương, phái nữ cũng chiếm tỷ lệ áp đảo khi nhiều hơn đấng mày râu đến 4 lần.
Đặc điểm sinh lý của nữ giới yêu cầu hệ thống dây chằng và các khớp thuộc phần thân dưới, bao gồm khớp háng, khớp gối, khung chậu..., phải co giãn và hoạt động nhiều. Trong khi đó, cấu trúc khớp và dây chằng của nữ giới yếu hơn nam, xương nhỏ và mỏng hơn nên khi cử động liên tục rất dễ tổn thương, tiến triển cơn đau khớp và bệnh lý khớp.
Bên cạnh đó, sự sụt giảm nội tiết tố trong cơ thể (đặc biệt là estrogen) trong các giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh con, tiền mãn kinh, mãn kinh cũng khiến xương khớp phụ nữ suy yếu nhanh hơn nam giới. Nội tiết tố nữ đóng vai trò bảo vệ mô sụn - lớp đệm bao bọc các đầu xương tạo nên khớp. Khi hàm lượng nội tiết tố này giảm đi, chất lượng sụn khớp cũng giảm theo, làm tăng quá trình hủy xương, lâu dần gây loãng xương, thoái hóa khớp.
Không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng sụn khớp, sự mất cân bằng nội tiết còn khiến sức đề kháng và khả năng miễn dịch của phái nữ bị rối loạn. Rối loạn miễn dịch cũng là nguồn cơn làm bùng phát quá trình viêm hủy hoại khớp, dẫn đến bệnh viêm khớp tự miễn.
Ngoài ra, việc phụ nữ thường xuyên rơi vào trạng thái lo âu, lười tập thể dục, có xu hướng dễ tăng cân hơn so với nam giới cũng là lý do khiến nữ giới có nguy cơ đau khớp và mắc bệnh khớp cao hơn nam.
Thay vì để sau này bản thân phải nhăn mặt vì cơn đau xương khớp thì chị em hãy chủ động thăm khám xương khớp định kỳ 6 tháng hoặc một năm. Việc kiểm tra thường xuyên giúp nữ giới phát hiện kịp thời các bất thường của khớp để có phương án phòng trị phù hợp...
Do khác biệt về đặc điểm sinh lý, cấu trúc xương khớp… phụ nữ có nguy cơ viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương cao hơn nam giới, cần được bảo vệ từ sớm.
Thông tin từ trang y học Medscape cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nữ bị viêm khớp dạng thấp hiện đang cao gấp 3 lần so với nam. Với bệnh thoái hóa khớp, số lượng bệnh nhân nữ cao hơn nam giới 1.5 lần. Còn với bệnh loãng xương, phái nữ cũng chiếm tỷ lệ áp đảo khi nhiều hơn đấng mày râu đến 4 lần.
Đặc điểm sinh lý của nữ giới yêu cầu hệ thống dây chằng và các khớp thuộc phần thân dưới, bao gồm khớp háng, khớp gối, khung chậu..., phải co giãn và hoạt động nhiều. Trong khi đó, cấu trúc khớp và dây chằng của nữ giới yếu hơn nam, xương nhỏ và mỏng hơn nên khi cử động liên tục rất dễ tổn thương, tiến triển cơn đau khớp và bệnh lý khớp.
Bên cạnh đó, sự sụt giảm nội tiết tố trong cơ thể (đặc biệt là estrogen) trong các giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh con, tiền mãn kinh, mãn kinh cũng khiến xương khớp phụ nữ suy yếu nhanh hơn nam giới. Nội tiết tố nữ đóng vai trò bảo vệ mô sụn - lớp đệm bao bọc các đầu xương tạo nên khớp. Khi hàm lượng nội tiết tố này giảm đi, chất lượng sụn khớp cũng giảm theo, làm tăng quá trình hủy xương, lâu dần gây loãng xương, thoái hóa khớp.
Không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng sụn khớp, sự mất cân bằng nội tiết còn khiến sức đề kháng và khả năng miễn dịch của phái nữ bị rối loạn. Rối loạn miễn dịch cũng là nguồn cơn làm bùng phát quá trình viêm hủy hoại khớp, dẫn đến bệnh viêm khớp tự miễn.
Ngoài ra, việc phụ nữ thường xuyên rơi vào trạng thái lo âu, lười tập thể dục, có xu hướng dễ tăng cân hơn so với nam giới cũng là lý do khiến nữ giới có nguy cơ đau khớp và mắc bệnh khớp cao hơn nam.
Thay vì để sau này bản thân phải nhăn mặt vì cơn đau xương khớp thì chị em hãy chủ động thăm khám xương khớp định kỳ 6 tháng hoặc một năm. Việc kiểm tra thường xuyên giúp nữ giới phát hiện kịp thời các bất thường của khớp để có phương án phòng trị phù hợp...
- Nhóm FB chia sẽ những kiến thức , Bài tập hiệu quả giúp cải thiện các loại bệnh về xương khớp: https://www.facebook.com/groups/nanchinhcotsongchiropractic