Cách nấu cháo cho trẻ ăn dặm

minhhai911

New member
User ID
183844
Tham gia
11 Tháng hai 2022
Bài viết
3
Điểm tương tác
0
Đồng
0

Khi nào nên cho bé ăn cháo?


Tuỳ theo độ tuổi của bé mà bố mẹ cần thay đổi các bữa ăn cho phù hợp. Khi tới giai đoạn 6 tháng tuổi, bé bắt đầu tập ăn dặm với bột từ loãng đến đặc, lượng từ ít đến nhiều. Thời gian cho bé ăn bột kéo dài từ lúc bé 6 tháng đến lúc 8 tháng tuổi. Bố mẹ nên tập cho bé ăn bột bắt đầu từ bột có vị ngọt với các loại rau củ quả, sau đó tới bột có vị mặn hơn bằng cách bổ sung thêm thịt, cá, tôm.
Khi bé lớn dần, nhiều bố mẹ thắc mắc thời điểm khi nào cho bé ăn cháo là thích hợp, mấy tháng thì cho bé ăn cháo xay và khi nào cho bé ăn cháo hạt. Câu trả lời là nên bắt đầu cho bé chuyển sang giai đoạn ăn cháo từ 8 tháng tuổi, nghĩa là khi kết thúc giai đoạn ăn bột. Vào 8 tháng tuổi, một số bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, bé có thể tập nhai các loại thức ăn thô với kích thước nhỏ như hạt đậu.
Cháo xay nhuyễn chỉ là bước thăm dò khởi đầu để tập cho bé ăn cháo hạt. Vì vậy, bố mẹ chỉ nên cho bé ăn cháo xay nhuyễn trong 1 – 2 tháng để bé tập làm quen với thức ăn lợn cợn. Sang tháng thứ 10, khi bé đã ăn được kha khá, bố mẹ nên bắt đầu tập cho bé ăn cháo vỡ hạt cùng với những loại thực phẩm xay nhuyễn có độ thô nhất định. Cháo không nên chỉ nấu bằng nước hầm xương, vì như vậy sẽ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, mà bé cần ăn cả phần thịt, cá và rau củ. Bố mẹ nên hầm riêng một nồi cháo riêng. Mỗi bữa ăn của bé, cháo được múc ra và nấu chín từng bữa cùng với thịt, cá, rau củ, thêm dầu ăn cho đủ dưỡng chất.
Bác sĩ Nguyễn Minh Đức (Bệnh viện Việt Pháp) cho biết ông khá bất ngờ khi quan sát cháu thực hiện cách nấu cháo cho bé ăn dặm vì mắc nhiều sai lầm tai hại.


1. Đổ thêm nước lạnh khi đang ninh xương


Trong thịt, xương chứa nhiều protein và chất béo, khi đang đun nấu với nhiệt độ cao mà đổ thêm nước lạnh vào sẽ khiến các chất này nhanh chóng kết tủa.


Nó làm cho thịt, xương cũng khó nhừ, dinh dưỡng và mùi vị đều bị biến đổi và giảm chất lượng.

2. Nêm nhiều gia vị khi con bắt đầu ăn dặm


Do lúc này thận trẻ còn non nên hạn chế gia vị ngay từ thời gian đầu là cần thiết. Vị mặn, ngọt tự nhiên trong thịt, rau củ là đủ dùng mà không hại bé. Tới giai đoạn 9-11 tháng, mẹ có thể nên nêm thêm một chút ít gia vị vào.


Nêm mắm, muối vào thức ăn sẽ khiến thận của trẻ phải làm việc quá sức gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.

3. Khuấy đảo thức ăn trong nồi liên tục


Thực hiện sai cách nấu cháo cho bé ăn dặm như khuấy cháo liên tục sẽ làm đồ ăn dễ nát, nhũn và làm giảm giá trị dinh dưỡng. Hơn nữa, đồ nát quá sẽ khiến món ăn kém hấp dẫn, làm bé chán ghét và gây bất lợi cho sức khỏe của bé.

4. Cho sữa vào cùng lúc với thực phẩm khác


Nếu các mẹ muốn thêm sữa vào các món cháo, súp, cho đồ ăn dặm của bé thêm phần béo, ngậy và giàu dinh dưỡng, hãy nhớ rằng không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần. Nó sẽ làm protein trong sữa bị phân rã và vitamin bị phá hủy.


Cách nấu cháo cho bé ăn dặm tốt nhất trong trường hợp này là nên nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau trong nước trước. Sau đó mới đổ sữa vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay để bảo toàn lượng dinh dưỡng từ sữa cho bé.

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé theo tỷ lệ gạo – nước


Tỷ lệ gạo và nước sẽ tạo ra cháo loãng hay đặc. Ở thời điểm bắt đầu ăn dặm, bé thường được làm quen với cháo loãng hoặc bột trước.


Sau đó mẹ tăng dần độ sánh đặc, lợn cợn của cháo và thức ăn đi kèm để vừa luyện cho con nhai thực phẩm. Như vậy vừa giúp kích thích men tiêu hóa được tiết ra nhiều hơn và thúc đẩy hoạt động của dạ dày.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom