Hồ Xuân Năng, người do thái của VICOSTONE

Bigviet

New member
User ID
184026
Tham gia
20 Tháng hai 2022
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Cùng tác giả
Hồ Xuân Năng, người do thái của VICOSTONE

Hồ Xuân Năng là một doanh nhân người Việt Nam. Ông thường được bạn bè gọi bằng cái tên trìu mến xen lẫn sự kính trọng: Năng Do Thái. Ông thường xuyên xuất hiện trong top 10 những người giàu nhất Việt Nam Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Tập đoàn PHENIKAA), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần VICOSTONE, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học PHENIKAA, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư giáo dục PHENIKAA, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ PHENIKAA (PRATI) và Chủ tịch Quỹ Đối mới sáng tạo Phenikaa. Ông được xem là người giàu thứ 5 trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2018 và thuộc top 10 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán Việt nam năm 2021
Xuất thân và thăng tiến
Hồ Xuân Năng sinh năm 1964, quê quán Nam định. Ông là một trong những sinh viên xuất sắc của Đại học Bách khoa Hà Nội, sau khi tốt nghiệp được giữ lại trường làm nghiên cứu sinh. Và là một trong những tiến sĩ trẻ nhất của Đại học Bách Khoa.
Sau khi kết thúc việc giảng dạy tại Đại Học Bách Khoa ông lần lượt kinh quá các vị trí tại Viện cơ điện nông nghiệp Việt Nam, giám đốc sản xuất Nhà máy Ô tô Ford Việt Nam – Hải Dương.
Năm 1999 ông đầu quân cho Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và thăng tiến nhanh chóng tại đây. Lúc này Nhà máy đá ốp lát cao cấp Vinaconex, (nay là Công ty cổ phần VICOSTONE) một nhà máy của tổng công ty đang hoạt động rất khó khăn và đứng trên bờ vực phá sản.
Vicostone được thành lập từ cuối 2002 theo quyết định của Chủ tịch HĐQT Vinaconex để thực hiện đầu tư dự án dây chuyền sản xuất đá ốp lát cao cấp nhân tạo sử dụng chất kết dính hữu cơ (Bretonstone) và dây chuyền đá ốp lát cao cấp nhân tạo sử dụng chất kết dính xi măng (Terastone).
Lĩnh vực hoạt động chính của Vicostone là sản xuất, kinh doanh đá ốp lát nhân tạo gốc thạch anh theo công nghệ được chuyển giao từ hãng Breton S.P.A (Ý).
Sau khi được giao vị trí giám đốc nhà máy, sau này là chủ tịch kiêm tổng giám đốc ông cùng bộ máy của mình đã nhiều lần tái cấu trúc thành công giúp Vicostone phát triển nhanh chóng, vươn lên trở thanh nhà cung cấp đá nhân tạo gốc thạch anh hàng đầu thế giới.
Phi vụ thâu tóm kinh điển:
Ngày 2/6/2005, Công ty CP Đá ốp lát cao cấp VINACONEX chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ đăng ký là 30 tỷ đồng, trong đó Tổng Công ty VINACONEX giữ 60%. Tháng 3/2007, tăng vốn điều lệ thành 100 tỷ đồng, trong đó, cổ đông lớn nhất là Tổng Công ty VINACONEX chiếm 51%. Đến năm 2013, công ty chính thức đổi tên thành Công ty CP VICOSTONE và VINACONEX cũng dần thoái vốn, thay vào đó là nhóm cổ đông nước ngoài.
Đối thủ thị phần sản xuất đá ốp nhân tạo thạch anh của VICOSTONE là Tập đoàn PHENIKAA. Đây là doanh nghiệp tư nhân thành lập vào tháng 10/2010. Đến tháng 9/2013, PHENIKAA quyết định đầu tư đúng vào lĩnh vực đá ốp nhân tạo thạch anh. Chính điều này đã đe dọa thị phần của VICOSTONE - nơi mà ông Hồ Xuân Năng khi đó đang trực tiếp giữ vai trò Chủ tịch HĐQT.
Sau đó PHENIKAA đã nhanh chân “bóp nghẹt” VICOSTONE bằng cách ký hợp đồng độc quyền thiết bị và chuyển giao công nghệ 06 năm với hãng Breton về công nghệ sản xuất đá tấm thạch anh. Việc PHENIKAA ký kết hợp đồng độc quyền với Breton, đồng nghĩa với việc VICOSTONE sẽ không còn quyền đầu tư mua thiết bị từ Breton.

Dưới sức ép liên tục của PHENIKAA, tại Đại hội cổ đông bất thường năm 2014, Chủ tịch HĐQT Hồ Xuân Năng cùng các thành viên đã biểu quyết thông qua chấp thuận để PHENIKAA được mua từ 51 - 58% cổ phần của VICOSTONE mà không phải thông qua chào mua công khai. Thời điểm này cũng chính là thời điểm các nhà đầu tư nước ngoài nắm cổ phần lớn phải thoái vốn khỏi doanh nghiệp này, sau những mâu thuẫn cổ đông nội bộ.
Cuối tháng 8/2014, PHENIKAA đã hoàn tất việc mua 58% cổ phần và chính thức trở thành công ty mẹ nắm quyền kiểm soát của VICOSTONE, chính thức PHENIKAA hoàn thành thâu tóm VICOSTONE từ đó.
Đến cuối tháng 9/2014, Vicostone đã mua lại 20% lượng cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ, qua đó làm tăng tỷ lệ biểu quyết của Phenikaa lên 72,5%.
Tuy nhiên phim hay ở đoạn cuối. (nhấn mạnh cái này, cho nổi lên).
Chỉ 3 tháng sau khi PHENIKAA hoàn thành việc thâu tóm VICOSTONE, ông Năng đã xuất hiện với tư cách ông chủ của PHENIKAA với việc nắm giữ tới 90% vốn của PHENIKA.
Động thái này của ông Năng đã gây sửng sốt trong giới doanh nghiệp khi đó. Cứ tưởng là những phi vụ thôn tính sát phạt máu lửa thường thấy. Hóa ra chỉ là chuyện trong nhà.
Giới đầu tư cho rằng qua liên tiếp hai vụ “thâu tóm” này ông Năng đã loại trừ được những cổ đông ngoại không cùng chí hướng, trở thành ông chủ tuyệt đối duy nhất của VICOSTONE. Chúng tôi thường băn khoăn tự hỏi. Nếu bộ máy của Coteccons, một doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng trong một hoàn cảnh gần tương tự, cũng đủ “do thái” và sát phạt như VICOSTONE thì liệu một thương hiệu lớn rất đáng tự hào của người Việt Nam như Coteccons có dễ dàng bị thôn tính đến vậy không. Câu trả lời có thể làm chúng ta tiếc nuối.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom