Bệnh đái tháo đường đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh đái tháo đường cũng như chẩn đoán được tình trạng bệnh là rất quan trọng, vì nếu không điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến việc không kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là 3 xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán xem bạn có mắc đái tháo đường hay không?
Phạm vi bình thường của đường huyết lúc đói là dưới 100mg/dl. Nếu mức glucose lúc đói của bạn được xác định là 126mg/dl hoặc cao hơn thì bạn đã bị bệnh đái tháo đường. Nếu mức đường huyết của bạn nằm trong khoảng từ 100 đến 125mg/dl, bác sĩ có thể đề nghị bạn kiểm tra lại vào ngày hôm sau để đưa ra kết luận. Xét nghiệm này thường được thực hiện ít nhất 2 lần liên tiếp để chẩn đoán chính xác hơn.
Phạm vi đường huyết bình thường là dưới 140mg/dl. Nếu đường huyết lúc này đạt từ 140 đến 199mg/dl, bạn sẽ được chẩn đoán là bị tiền đái tháo đường, còn khi chỉ số đường huyết trên 200mg/dl nghĩa là bạn đã bị đái tháo đường.
Phạm vi bình thường: Mức HbA1c dưới 5,7%. Nếu HbA1c nằm trong khoảng 5,7 đến 6,4%, bạn sẽ được chẩn đoán là bị tiền đái tháo đường. Còn khi chỉ số HbA1c trên 6,4%, người đó sẽ được chẩn đoán là bị bệnh đái tháo đường.
Bảng các thông số giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Trên đây là các xét nghiệm quan trọng để giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường mà ai cũng cần nắm rõ. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng việc duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và theo dõi glucose máu thường xuyên là cách tốt nhất giúp kiểm soát lượng đường và từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh đái tháo đường gây ra.
Ngoài việc tuân thủ chế độ dùng thuốc, bệnh nhân đái tháo đường nên sử dụng thêm các loại thảo dược có tác dụng hạ đường huyết như khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina. Đây là các loại thảo dược cho hiệu quả hạ đường huyết rất tốt, giúp làm giảm chỉ số HbA1c, từ đó giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng do đái tháo đường gây ra. Hơn nữa, các loại thảo dược này không chỉ tốt cho người bệnh đái tháo đường mà cũng có tác dụng tốt với những người được chẩn đoán tiền đái tháo đường hoặc có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.
- Xét nghiệm Glucose huyết tương lúc đói
Phạm vi bình thường của đường huyết lúc đói là dưới 100mg/dl. Nếu mức glucose lúc đói của bạn được xác định là 126mg/dl hoặc cao hơn thì bạn đã bị bệnh đái tháo đường. Nếu mức đường huyết của bạn nằm trong khoảng từ 100 đến 125mg/dl, bác sĩ có thể đề nghị bạn kiểm tra lại vào ngày hôm sau để đưa ra kết luận. Xét nghiệm này thường được thực hiện ít nhất 2 lần liên tiếp để chẩn đoán chính xác hơn.
- Thử nghiệm dung nạp glucose đường uống
Phạm vi đường huyết bình thường là dưới 140mg/dl. Nếu đường huyết lúc này đạt từ 140 đến 199mg/dl, bạn sẽ được chẩn đoán là bị tiền đái tháo đường, còn khi chỉ số đường huyết trên 200mg/dl nghĩa là bạn đã bị đái tháo đường.
- Xét nghiệm HbA1c
Phạm vi bình thường: Mức HbA1c dưới 5,7%. Nếu HbA1c nằm trong khoảng 5,7 đến 6,4%, bạn sẽ được chẩn đoán là bị tiền đái tháo đường. Còn khi chỉ số HbA1c trên 6,4%, người đó sẽ được chẩn đoán là bị bệnh đái tháo đường.
Chẩn đoán/Xét nghiệm | Glucose huyết lúc đói (mg/dl) | Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (mg/dl) | HbA1c (%) |
Bình thường | Dưới 100 | Dưới 140 | Dưới 5,7 |
Tiền đái tháo đường | Từ 100 – 125 | Từ 140 – 199 | Từ 5,7 – 6,4 |
Bệnh đái tháo đường | Trên 125 | 200 trở lên | Trên 6,4 |
Trên đây là các xét nghiệm quan trọng để giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường mà ai cũng cần nắm rõ. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng việc duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và theo dõi glucose máu thường xuyên là cách tốt nhất giúp kiểm soát lượng đường và từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh đái tháo đường gây ra.
Ngoài việc tuân thủ chế độ dùng thuốc, bệnh nhân đái tháo đường nên sử dụng thêm các loại thảo dược có tác dụng hạ đường huyết như khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina. Đây là các loại thảo dược cho hiệu quả hạ đường huyết rất tốt, giúp làm giảm chỉ số HbA1c, từ đó giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng do đái tháo đường gây ra. Hơn nữa, các loại thảo dược này không chỉ tốt cho người bệnh đái tháo đường mà cũng có tác dụng tốt với những người được chẩn đoán tiền đái tháo đường hoặc có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.