Theo chuyên gia, người bệnh chỉ đi khám khi có các dấu hiệu như nuốt nghẹn, đau đớn, lúc đó ung thư thực quản đã ở giai đoạn muộn.
Ung thư thực quản là bệnh thường gặp, đứng thứ 5 trong các loại ung thư tiêu hóa, sau ung thư dạ dày, đại tràng, trực tràng và gan. Theo GLOBOCAN 2020, với hơn 3.200 ca mắc mới và hơn 3.000 ca tử vong hàng năm, ung thư thực quản đang là gánh nặng cho rất nhiều người bệnh và toàn xã hội. 70% bệnh nhân đến viện khi đã ở giai đoạn nặng, khối u thực quản đã xâm lấn xung quanh hoặc di căn hạch, di căn xa. Việc điều trị lúc này khó khăn hơn, hiệu quả và tiên lượng sống thấp hơn.
Bác sĩ Tuấn nói ung thư thực quản hay gặp ở người già, người càng cao tuổi thì nguy cơ mắc càng nhiều. Để phát hiện ung thư thực quản giai đoạn sớm, mọi người cần quan tâm tới các biến đổi của cơ thể. Nếu cảm thấy mệt mỏi, gầy sút, ăn không ngon, chán ăn, nuốt nghẹn,... cần đi kiểm tra sớm.
"Nội soi đường tiêu hóa là phương pháp để phát hiện những tổn thương của bệnh giai đoạn sớm", bác sĩ Tuấn nói. Khi nội soi phát hiện ra các tổn thương sùi loét trong thực quản, việc sinh thiết sẽ giúp chẩn đoán có ung thư hay không, và đưa ra hướng xử trí.
Người bệnh nuốt nghẹn, không ăn uống được, dẫn đến cơ thể bị suy kiệt dần. Các biến chứng thường gặp của ung thư thực quản là chảy máu từ khối u, rò vào khí quản, phế quản... Bệnh tiên lượng xấu và điều trị rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp đa mô thức là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị trong đó phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất.
Phó giáo sư Phạm Đức Huấn, Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật – Tiết niệu, Bệnh viện Vinmec Times City, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết có nhiều phương pháp để phát hiện sớm ung thư thực quản, như nội soi tăng cường hình ảnh phóng đại, nhuộm màu ảo; hay siêu âm nội soi tần số cao... Việc phát hiện sớm giúp thay đổi phương pháp điều trị và cuộc mổ sẽ không quá nặng nề, đạt được tỷ lệ sống 5 năm cao.
"Trước kia ung thư thực quản tiên lượng rất xấu, tỷ lệ sống 5 năm vào khoảng dưới 30%. Hiện tỷ lệ này có thể đạt đến 90% sống trên 5 năm với chẩn đoán sớm. Có bệnh nhân của tôi sống trên 20 năm", ông Huấn nói.
Ông Huấn cũng đánh giá phẫu thuật ung thư thực quản rất khó khăn và phức tạp, là một thách thức với phẫu thuật viên không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Phẫu thuật mổ mở trước kia sẽ phải thực hiện qua ba đường: mổ ngực để cắt thực quản nạo vét hạch; mổ bụng để vét hạch ổ bụng, dùng ống dạy dày, tiêu hóa để thay thế thực quản và đường mổ thứ ba là nối thực quản với ổ cổ. Cuộc phẫu thuật thường kéo dài 7-8 giờ với nhiều tai biến, biến chứng nặng cùng tỷ lệ tử vong cao. Bệnh nhân sau mổ sẽ chịu nhiều đau đớn, phục hồi chậm.
Gần đây, phẫu thuật nội soi được nhiều bệnh viện lớn trong nước áp dụng, dần thay thế cho cách mổ hở truyền thống. Bác sĩ chỉ rạch các đường nhỏ 5-10 mm, đưa camera và dụng cụ trong lồng ngực hay ổ bụng bệnh nhân để phẫu thuật. Đây là can thiệp xâm lấn tối thiểu mang lại ưu điểm như bệnh nhân bớt đau, nhanh hồi phục, giảm được biến chứng tử vong sau mổ và cắt triệt căn khối u.
Các yếu tố nguy cơ cao gây bệnh xác định được là thuốc lá, rượu bia... Những người bị trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày, người béo phì hoặc uống phải các chất có tính axit, chất phụ gia độc hại thuộc nhóm dễ bị ung thư thực quản.
Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa ung thư thực quản, nên hạn chế rượu bia, bỏ hút thuốc lá. Nếu có bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh phải được điều trị triệt để. Ngay khi có các dấu hiệu như nghẹn khi ăn, khó nuốt, đau ngực, khàn tiếng, sụt cân,... người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Ung thư thực quản là bệnh thường gặp, đứng thứ 5 trong các loại ung thư tiêu hóa, sau ung thư dạ dày, đại tràng, trực tràng và gan. Theo GLOBOCAN 2020, với hơn 3.200 ca mắc mới và hơn 3.000 ca tử vong hàng năm, ung thư thực quản đang là gánh nặng cho rất nhiều người bệnh và toàn xã hội. 70% bệnh nhân đến viện khi đã ở giai đoạn nặng, khối u thực quản đã xâm lấn xung quanh hoặc di căn hạch, di căn xa. Việc điều trị lúc này khó khăn hơn, hiệu quả và tiên lượng sống thấp hơn.
Bác sĩ Tuấn nói ung thư thực quản hay gặp ở người già, người càng cao tuổi thì nguy cơ mắc càng nhiều. Để phát hiện ung thư thực quản giai đoạn sớm, mọi người cần quan tâm tới các biến đổi của cơ thể. Nếu cảm thấy mệt mỏi, gầy sút, ăn không ngon, chán ăn, nuốt nghẹn,... cần đi kiểm tra sớm.
"Nội soi đường tiêu hóa là phương pháp để phát hiện những tổn thương của bệnh giai đoạn sớm", bác sĩ Tuấn nói. Khi nội soi phát hiện ra các tổn thương sùi loét trong thực quản, việc sinh thiết sẽ giúp chẩn đoán có ung thư hay không, và đưa ra hướng xử trí.
Người bệnh nuốt nghẹn, không ăn uống được, dẫn đến cơ thể bị suy kiệt dần. Các biến chứng thường gặp của ung thư thực quản là chảy máu từ khối u, rò vào khí quản, phế quản... Bệnh tiên lượng xấu và điều trị rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp đa mô thức là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị trong đó phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất.
Phó giáo sư Phạm Đức Huấn, Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật – Tiết niệu, Bệnh viện Vinmec Times City, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết có nhiều phương pháp để phát hiện sớm ung thư thực quản, như nội soi tăng cường hình ảnh phóng đại, nhuộm màu ảo; hay siêu âm nội soi tần số cao... Việc phát hiện sớm giúp thay đổi phương pháp điều trị và cuộc mổ sẽ không quá nặng nề, đạt được tỷ lệ sống 5 năm cao.
"Trước kia ung thư thực quản tiên lượng rất xấu, tỷ lệ sống 5 năm vào khoảng dưới 30%. Hiện tỷ lệ này có thể đạt đến 90% sống trên 5 năm với chẩn đoán sớm. Có bệnh nhân của tôi sống trên 20 năm", ông Huấn nói.
Ông Huấn cũng đánh giá phẫu thuật ung thư thực quản rất khó khăn và phức tạp, là một thách thức với phẫu thuật viên không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Phẫu thuật mổ mở trước kia sẽ phải thực hiện qua ba đường: mổ ngực để cắt thực quản nạo vét hạch; mổ bụng để vét hạch ổ bụng, dùng ống dạy dày, tiêu hóa để thay thế thực quản và đường mổ thứ ba là nối thực quản với ổ cổ. Cuộc phẫu thuật thường kéo dài 7-8 giờ với nhiều tai biến, biến chứng nặng cùng tỷ lệ tử vong cao. Bệnh nhân sau mổ sẽ chịu nhiều đau đớn, phục hồi chậm.
Gần đây, phẫu thuật nội soi được nhiều bệnh viện lớn trong nước áp dụng, dần thay thế cho cách mổ hở truyền thống. Bác sĩ chỉ rạch các đường nhỏ 5-10 mm, đưa camera và dụng cụ trong lồng ngực hay ổ bụng bệnh nhân để phẫu thuật. Đây là can thiệp xâm lấn tối thiểu mang lại ưu điểm như bệnh nhân bớt đau, nhanh hồi phục, giảm được biến chứng tử vong sau mổ và cắt triệt căn khối u.
Các yếu tố nguy cơ cao gây bệnh xác định được là thuốc lá, rượu bia... Những người bị trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày, người béo phì hoặc uống phải các chất có tính axit, chất phụ gia độc hại thuộc nhóm dễ bị ung thư thực quản.
Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa ung thư thực quản, nên hạn chế rượu bia, bỏ hút thuốc lá. Nếu có bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh phải được điều trị triệt để. Ngay khi có các dấu hiệu như nghẹn khi ăn, khó nuốt, đau ngực, khàn tiếng, sụt cân,... người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.