➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Nhiễm nấm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp, vì một lý do nào đó có thể dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh trong âm đạo dẫn đến phát triển quá mức của nấm. Nhiễm trùng nấm men do thay đổi nội tiết tố. Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn do những thay đổi nội tiết tố. Và tình trạng bệnh nấm âm đạo khi mang thai có thể dẫn đến kết quả không mong muốn.
Thực tế, việc sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh nấm âm đạo khi mang thai khá khó khăn và không được các chuyên gia khuyến khích. Thành phần của các loại thuốc hiện đại ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai không tự ý mua thuốc trị nấm âm đạo tại nhà.
Khi thăm khám, bác sĩ chỉ định chị em sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc đặt nấm vùng kín thay cho thuốc uống. Bởi, thuốc uống dạng kháng sinh đi vào cơ thể người mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến gan và hệ miễn dịch của thai nhi về sau.
1. Dấu hiệu nhận biết nấm âm đạo khi mang thai
Nhiễm nấm âm đạo có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Trường hợp nhiễm nấm âm đạo khi mang thai sẽ phổ biến hơn vào 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng trước khi sinh. Một số dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị nhiễm nấm âm đạo là:- Xuất hiện cảm giác đau, nóng rát, mẩn đỏ, ngứa ngáy ở vùng âm đạo mà mẹ bầu.
- Khí hư bị rối loạn, lượng dịch tiết ra nhiều hơn bình thường, có mùi khó chịu, màu trắng đục, hoặc các màu lạ khác.
- Bạn có thể bị tiểu buốt hoặc tiểu không tự chủ, tiểu rắt.
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu mệt mỏi, đau lưng, bất an, lo lắng, tâm trạng thay đổi thất thường, khó tập trung trong công việc,…
2. Nguyên nhân gây ra nấm vùng kín trong thai kỳ
Để lý giải tại sao nhiễm nấm thường gặp hơn trong thời kỳ mang thai. Bác sĩ Ngô Thị Hằng đã chỉ ra những nhóm nguyên nhân điển hình sau đây:- Thay đổi nội tiết tố: được coi là nguyên nhân chính. Lượng estrogen tăng cao làm âm đạo tiết ra nhiều glycogen – tác nhân kích thích nấm men phát triển và dễ dàng bám vào thành âm đạo.
- Candida phát triển quá mức: Đây là một loại nấm ký sinh được tìm thấy trong âm đạo. Khi mang thai, môi trường âm đạo thay đổi và tạo điều kiện thuận lợi nấm có thể sinh sôi mạnh.
- Độ pH âm đạo sẽ mất cân bằng hệ vi sinh: tính kiềm trội hơn tính axit. Đây là môi trường lý tưởng để nấm thành và tấn công. Nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu, cơ thể có nhiều thay đổi, đây là thời điểm dễ nhiễm nấm phụ khoa nhất.
- Phụ nữ mang thai thường bị khí hư âm đạo nhiều, cô bé luôn ẩm ướt. Nếu vệ sinh không sạch sẽ, nấm dễ xuất hiện.
- Nếu trước khi mah thai nữ giới thường dùng nhiều thuốc kháng sinh chứa steroid hoặc các loại thuốc tránh thai trong thời gian dài thì nguy cơ bị nấm âm đạo cũng khá cao.
- Tiểu đường thai kỳ cũng được cho là nguyên nhân gây nấm phụ khoa. Do đó chị em cần cảnh giác,thay đổi thói quen ăn ngọt đề tránh nguy cơ mắc bệnh.
- Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của phụ nữ suy giảm đáng kể. Đây là cơ hội cho nấm âm đạo lây lan rộng, gây viêm nhiễm nghiêm trọng.
3. Cách điều trị nấm vùng kín khi mang thai
Điều trị nấm âm đạo khi mang thai sẽ không khó nếu bệnh được phát hiện sớm3.1 Điều trị nấm âm đạo bằng thuốc Tây
Thực tế, việc sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh nấm âm đạo khi mang thai khá khó khăn và không được các chuyên gia khuyến khích. Thành phần của các loại thuốc hiện đại ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai không tự ý mua thuốc trị nấm âm đạo tại nhà.
Khi thăm khám, bác sĩ chỉ định chị em sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc đặt nấm vùng kín thay cho thuốc uống. Bởi, thuốc uống dạng kháng sinh đi vào cơ thể người mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến gan và hệ miễn dịch của thai nhi về sau.
3.2 Mẹo dân gian chữa nấm âm đạo khi mang thai
Nhiều bà mẹ có xu hướng tìm hiểu những mẹo dân gian chữa nhiễm nấm âm đạo tại nhà. Từ xa xưa, các bà các mẹ đã áp dụng rất thành công các mẹo và đến nay y học hiện đại cũng đã kiểm chứng độ an toàn:- Dùng rau thì là: Thì là có chất kháng nấm tự nhiên
- Dùng lá trà xanh: Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm nhiễm.
- Sử dụng muối: Vệ sinh vùng kín bằng nước muối ấm có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, nấm có hại trong âm đạo.
4. Nấm âm đạo khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nấm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi khi mang thai không? Là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu. Bác sĩ hiểu rõ những lo lắng này và phân tích rõ ràng ha 2 hướng tác động của nấm âm đạo tới cả mẹ và thai nhi:- Trường hợp nhiễm nấm âm đạo không được kiểm soát, khi chuyển dạ sinh con theo ngả âm đạo, nấm có thể lan sang mắt, mũi và miệng trẻ. Điều này dễ khiến bé bị mắc các bệnh da liễu và hô hấp, phổ biến nhất là tưa miệng. Do đó thai phụ bị nấm âm đạo thường có nguy cơ phải sinh mổ rất cao.
- Trẻ dễ bị sinh non bởi vì nấm âm đạo phát triển quá nhanh, gây viêm màng ối thậm chí là vỡ ối
- Tình trạng nấm kéo dài cùng với những thay đổi hóa học trong âm đạo khi mang thai khiến mẹ bị ngứa ngáy, đau đớn rất khó chịu.
- Nhiễm nấm âm đạo trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm tử cung,…. Từ đó gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ và sinh nở
5. Phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo khi mang thai
- Mặc đồ lót mềm mại, thông thoáng. Không nên mặc mặc quần lót quá chật sẽ khiến nấm dễ dàng phát triển. Nên giặt đồ lót bằng nước nóng và phơi dưới ánh nắng mặt trời
- Sử dụng dung dịch vệ sinh nhẹ dịu có thành phần thảo dược, độ pH phù hợp khi thấy dịch âm đạo tiết ra quá nhiều và gây ra mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, trong quá trình vệ sinh thì việc thực hiện một cách nhẹ nhàng cũng sẽ tránh nguy cơ vô tình đẩy thêm vi khuẩn có hại vào trong cơ thể người phụ nữ.
- Trong quá trình mang thai, các chị em không chỉ cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và em bé mà còn phải bổ sung thêm một lượng thực phẩm tốt giữ vai trò cân bằng môi trường âm đạo. Ăn sữa chua, trái cây, các loại rau xanh và đặc biệt uống nhiều nước sẽ là chìa khóa giúp cơ thể thai phụ không những khỏe mạnh mà còn hạn chế được các bệnh viêm nhiễm.
- Một điều đáng lưu ý nữa là việc khám thai định kỳ của mẹ bầu. Không chỉ khi đang bị bệnh mà khi người mẹ cảm thấy mình đang có sức khỏe tốt thì cũng nên thăm khám thai định kỳ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.