Nếu cho trẻ vào một căn phòng có 10 người và yêu cầu trẻ làm quen với nhiều nhất số người có thể, sau đó hỏi trẻ: “Vừa rồi có ai làm quen được với 15 người hay không?”
Lập tức trẻ sẽ trả lời: “Nhưng trong phòng chỉ có 10 người” mà không nghĩ đến việc làm quen với những người ở ngoài căn phòng ấy, đó chính là giới hạn khiến cho việc giao tiếp hay bất kỳ hoạt động sáng tạo nào của trẻ không hiệu quả.
Để dạy trẻ bài học về “Vượt qua giới hạn”, bố mẹ cùng trẻ làm bài tập nhỏ
Vẽ một nét liền không quá 4 đoạn thẳng đi qua 9 điểm
Bố mẹ yêu cầu trẻ mang giấy bút để vẽ trên giấy. Bố mẹ giải thích thêm để trẻ hiểu thế nào là một nét liền (không nhấc bút lên khi vẽ) và không quá 4 đoạn thẳng, tức là từ 4 đoạn trở xuống (mỗi đoạn thẳng là 1 đường gấp khúc).
Sau khi trẻ loay hoay một hồi không vẽ được, bố mẹ chỉ ra đáp án.
Bố mẹ hỏi trẻ: Vì sao con chưa vẽ được?
Vì con nghĩ chỉ được vẽ trong phạm vi của 9 điểm đó mà không được vượt ra ngoài. Nhưng trên đề bài có cấm việc vẽ ra ngoài 9 điểm hay không? Đề bài không cấm nhưng phải có ai đó cấm con thì con mới không vẽ chứ. Vậy là chính con tự giới hạn cho rằng không được vẽ ra ngoài 9 điểm.
Bài học con cần rút ra ở đây là gì?
Không tự giới hạn mình. Cái gì không cấm thì làm.
Bố mẹ kể câu chuyện về Trạng Quỳnh thi vẽ ngày xưa để các con hiểu thêm về bài học này.
Sứ Tàu vốn là một tay vẽ rất giỏi. Một hôm, hắn khoe tài với Trạng Quỳnh:
- Ta chỉ nghe ba tiếng trống đánh là vẽ xong một con vật.
Trạng Quỳnh cười đáp:
- Chỉ nghe một tiếng trống mà vẽ xong đến mười con vật như tôi mới tài, chứ phải ba tiếng trống mới vẽ được một con thì sao gọi là tài cho được!
Sứ Tàu nghe nói tức lắm, liền thách Trạng Quỳnh thi vẽ với hắn.
Đến lúc thi, Trạng Quỳnh thong dong chờ đến tiếng trống thứ ba mới đứng lên, tiến tới bàn, nhúng cả mười đầu ngón tay vào nghiên mực rồi trét lên giấy thành mười vệt dài ngoằn nghèo. Thời gian so tài đã hết, Quỳnh đưa tờ giấy ra, bảo với Sứ Tàu:
- Ông thua cuộc rồi đấy nhé! Tôi đâu có nói ngoa, chỉ nghe một tiếng trống thôi là tôi đã vẽ xong ngay mười con giun đất đây này.
Sứ Tàu ôm đầu kêu trời, đành thua mẹo Quỳnh một lần nữa.
Cũng từ bài học về “Vượt qua giới hạn”, “Cái gì không cấm thì làm”, bố mẹ yêu cầu con nghĩ một cách khác để giải câu đố này. Ngoài cách ở trên ra thì cũng có thể dùng một chiếc bút thật to và quét một nét qua cả 9 điểm. Tức là chỉ cần một đoạn thẳng là qua được 9 điểm đó.
Từ đó bố mẹ cho con thấy bài học về việc luôn tìm giải pháp mới cho mình, không dừng lại khi đã có đáp án mà cần đặt cho mình câu hỏi: “Còn cách nào tốt hơn không?” để luôn có những giải pháp khác hay hơn.
Lập tức trẻ sẽ trả lời: “Nhưng trong phòng chỉ có 10 người” mà không nghĩ đến việc làm quen với những người ở ngoài căn phòng ấy, đó chính là giới hạn khiến cho việc giao tiếp hay bất kỳ hoạt động sáng tạo nào của trẻ không hiệu quả.
Để dạy trẻ bài học về “Vượt qua giới hạn”, bố mẹ cùng trẻ làm bài tập nhỏ
Vẽ một nét liền không quá 4 đoạn thẳng đi qua 9 điểm
Bố mẹ yêu cầu trẻ mang giấy bút để vẽ trên giấy. Bố mẹ giải thích thêm để trẻ hiểu thế nào là một nét liền (không nhấc bút lên khi vẽ) và không quá 4 đoạn thẳng, tức là từ 4 đoạn trở xuống (mỗi đoạn thẳng là 1 đường gấp khúc).
Sau khi trẻ loay hoay một hồi không vẽ được, bố mẹ chỉ ra đáp án.
Bố mẹ hỏi trẻ: Vì sao con chưa vẽ được?
Vì con nghĩ chỉ được vẽ trong phạm vi của 9 điểm đó mà không được vượt ra ngoài. Nhưng trên đề bài có cấm việc vẽ ra ngoài 9 điểm hay không? Đề bài không cấm nhưng phải có ai đó cấm con thì con mới không vẽ chứ. Vậy là chính con tự giới hạn cho rằng không được vẽ ra ngoài 9 điểm.
Bài học con cần rút ra ở đây là gì?
Không tự giới hạn mình. Cái gì không cấm thì làm.
Bố mẹ kể câu chuyện về Trạng Quỳnh thi vẽ ngày xưa để các con hiểu thêm về bài học này.
Sứ Tàu vốn là một tay vẽ rất giỏi. Một hôm, hắn khoe tài với Trạng Quỳnh:
- Ta chỉ nghe ba tiếng trống đánh là vẽ xong một con vật.
Trạng Quỳnh cười đáp:
- Chỉ nghe một tiếng trống mà vẽ xong đến mười con vật như tôi mới tài, chứ phải ba tiếng trống mới vẽ được một con thì sao gọi là tài cho được!
Sứ Tàu nghe nói tức lắm, liền thách Trạng Quỳnh thi vẽ với hắn.
Đến lúc thi, Trạng Quỳnh thong dong chờ đến tiếng trống thứ ba mới đứng lên, tiến tới bàn, nhúng cả mười đầu ngón tay vào nghiên mực rồi trét lên giấy thành mười vệt dài ngoằn nghèo. Thời gian so tài đã hết, Quỳnh đưa tờ giấy ra, bảo với Sứ Tàu:
- Ông thua cuộc rồi đấy nhé! Tôi đâu có nói ngoa, chỉ nghe một tiếng trống thôi là tôi đã vẽ xong ngay mười con giun đất đây này.
Sứ Tàu ôm đầu kêu trời, đành thua mẹo Quỳnh một lần nữa.
Cũng từ bài học về “Vượt qua giới hạn”, “Cái gì không cấm thì làm”, bố mẹ yêu cầu con nghĩ một cách khác để giải câu đố này. Ngoài cách ở trên ra thì cũng có thể dùng một chiếc bút thật to và quét một nét qua cả 9 điểm. Tức là chỉ cần một đoạn thẳng là qua được 9 điểm đó.
Từ đó bố mẹ cho con thấy bài học về việc luôn tìm giải pháp mới cho mình, không dừng lại khi đã có đáp án mà cần đặt cho mình câu hỏi: “Còn cách nào tốt hơn không?” để luôn có những giải pháp khác hay hơn.
Theo Gia đình & trẻ em