6 Dấu hiệu viêm âm đạo chị em nên lưu ý

vrosevn

New member
User ID
181904
Tham gia
23 Tháng mười 2021
Bài viết
9
Điểm tương tác
2
Đồng
0
Viêm âm đạo là tình trạng vùng kín bị viêm nhiễm, một tình trạng khá phổ biến ở lứa tuổi sinh đẻ. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm âm đạo chủ yếu là do mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo. Đó là do thói quen vệ sinh không tốt như: sử dụng chất tẩy rửa mạnh, khử trùng, tạo mùi…; phần còn lại là do bị nhiễm trùng khi quan hệ tình dục. Thông thường, các bác sĩ khuyến cáo chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng / 1 năm. Tuy nhiên, để đảm bảo phát hiện bệnh sớm, chị em nên thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe. Vậy đâu là những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa mà chị em cần lưu ý; Hãy cùng VROSE theo dõi các bài viết tiếp theo nhé!
GcuAQ521iY_Nj1QNiugkkuTq2lf4YhiNi4-kJ1K6GTJzmIoR2JOUbklzzLePqNWNZ8eKRZr18b5viaflhY_TIXiAJdMWfCqvtIhrrNbWFtK_60pdzm3VHrSffEDMzvyYkv-g3X8b

  1. Viêm âm đạo là gì?
Theo thống kê, hàng năm có tới 80% chị em phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo. Bệnh có thể gặp ở trẻ em, bạn gái chưa quan hệ, người cao tuổi, nhưng thường gặp hơn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Viêm âm đạo là tình trạng vùng kín bị viêm nhiễm, tiết dịch, ngứa ngáy, đau rát. Nó thường là do mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo hoặc nhiễm trùng. Nồng độ estrogen giảm sau khi mãn kinh cũng có thể gây ra viêm âm đạo.

Các dạng viêm âm đạo thường gặp là:
  • Nhiễm khuẩn âm đạo: Môi trường vi khuẩn có hại trong âm phát triển quá mức dẫn đến mất cân bằng
  • Nhiễm nấm: thường do Candida albicans.
  • Trichomonas: do ký sinh trùng gây ra và thường lây truyền qua đường tình dục
  1. Dấu hiệu viêm âm đạo
2.1 Khí hư bất thường
Dịch âm đạo có màu trắng như lòng trắng trứng, hơi dính và dai, không mùi tiết ra một lượng nhất định được coi là bình thường. Trước hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt và khi mang thai khí hư tiết ra nhiều hơn.Tuy nhiên, nếu chị em thấy dịch tiết ra nhiều, chuyển màu sang trắng sữa, vàng, xanh, nâu kèm theo mùi hôi, tanh, đặc hoặc loãng thì rất có thể là triệu chứng của bệnh viêm âm đạo.
2.2 Ngứa ngáy vùng kín
Ngứa vùng kín là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh viêm âm đạo. Nguyên nhân là do vi khuẩn, nấm và trùng roi. Biểu hiện ngứa âm đạo có thể âm ỉ, dai dẳng hoặc từng đợt. Sau một thời gian, các cơn ngứa lan vào sâu bên trong khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
2.3 Vùng kín có mùi hôi
Khi bị viêm âm đạo, bộ phận sinh dục của nữ giới có mùi hôi khó chịu, nhất là sau khi giao hợp. Mùi hôi trầm trọng hơn do sự phát triển và phân hủy của vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng trong âm đạo.
FlfrAhLoihc8rNT-RSppcU8OG5-yP7rIi1w2Oyms6PlAmPB3ubZVfb9P1i5_zkzoFAu20o7znzOH4ZdkPZtXBUe-u0i7RErZcG91GBkv-epk9XkDFo-RiC1VODZa9GSZxkXbXTTV

2.4 Đau khi quan hệ
Đau khi quan hệ không chỉ là dấu hiệu viêm âm đạo, mà còn do các bệnh lý khác gây ra.Người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu khi quan hệ tình dục do niêm mạc bị kích ứng bởi các tác nhân gây bệnh.
2. 5 Tiểu rắt, tiểu buốt
Đường sinh dục và đường tiết niệu liền nhau. Do đó khi âm đạo bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến niệu đạo. Tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến niệu đạo và gây cảm giác đau rát ở nữ giới dẫn đến tiểu buốt, tiểu rát, cảm giác nóng rát khi đi tiểu do nước tiểu dính vào vùng tổn thương, nhiễm trùng, vết thương ở mức độ rất nghiêm trọng.
  1. Cần làm gì khi xuất hiện các dấu hiệu viêm âm đạo
Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, có thể làm các xét nghiệm cần thiết (dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung). Nhất là là khi:
  • Bạn từng bị nhiễm trùng âm đạo;
  • Bạn đã hoặc đang quan hệ tình dục không an toàn: quan hệ với nhiều bạn tình, không dùng biện pháp bảo vệ STD khi quan hệ, quan hệ đường miệng hoặc hậu môn…
  • Bạn đã hoàn thành một đợt điều trị viêm âm đạo bằng thuốc chống nấm men không kê đơn, nhưng các triệu chứng viêm không hết hẳn;
  • Bạn đang bị sốt, ớn lạnh hoặc đau vùng chậu.
Khi mắc bệnh, bệnh nhân cần chú ý vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách. Lưu ý, không thụt rửa sâu trong âm đạo, không tự ý dùng xà phòng có độ pH cao. Đồng thời nên chọn đồ lót thoải mái, tránh mặc đồ lót quá chật và ẩm ướt.

Bên cạnh đó, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm/lần, nhằm:

- Giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để điều trị kịp thời.

- Chăm sóc đúng cách, duy trì khả năng sinh sản và bảo vệ sức khỏe.
Tìm hiểu thêm kiến thức chăm sóc phụ khoa tại đây: vrose.vn
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom