➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu khiến bạn cảm giác mất tự tin khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân hôi miệng là gì, có cách nào xử lý dứt điểm tình trạng này? Bài viết sau chia sẻ tới các bạn 6 nguyên nhân gây hôi miệng và 7 cách loại trừ nhanh, hiệu quả.
Mục lục bài viết [Hiện]
Vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng
Một số vi khuẩn gram âm liên quan đến hơi thở hôi đó là: Treponema denticola, porphyromonas gingivalis, eubacterium,…. Chúng phân hủy protein trong thức ăn, tạo ra các hợp chất sulfur dễ bay hơi. Mùi hơi thở xuất phát từ việc sản sinh các loại khí này, giống mùi trứng thối, thịt mục nát, bắp cải thối hoặc mùi sữa ôi. Những vi khuẩn này thường cư trú tại vùng ứ đọng của miệng, túi nha chu, bề mặt lưỡi, phía sau cổ họng hoặc giữa các kẽ răng.
Hút thuốc lá lâu năm có thể gây hôi miệng
Hút thuốc lá làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi. Khi hít khói thuốc vào, mùi hôi của cơ thể sẽ theo khói thuốc để đẩy ra ngoài. Việc hút thuốc lá không những gây hôi miệng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, có thể làm hỏng mô nướu và gây ra các bệnh về nướu.
Thuốc lá, cà phê, nước ngọt, rượu, bia cũng là nguyên nhân dẫn đến khô miệng. Mọi người cần tránh dùng những loại đồ uống này để vừa giảm nguy cơ hôi miệng, vừa ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe cho bản thân.
Nhiệt miệng lâu ngày có thể gây hôi miệng
Trong các nguyên nhân trên, hôi miệng do bệnh lý và sử dụng thuốc là khó xử lý nhất. Hôi miệng thông thường chỉ cần thay đổi cách vệ sinh khoang miệng và thói quen sinh hoạt đã giúp cải thiện đáng kể. Hôi miệng do bệnh và do thuốc thì cần phối hợp điều trị cả bệnh lý nền đang có hoặc thay đổi loại thuốc đang dùng mới có thể thấy rõ hiệu quả.
Nếu chỉ đánh răng sẽ khó loại bỏ được thức ăn thừa ở kẽ răng. Vì thế, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần/ngày để loại bỏ các mảng bám và thức ăn thừa, giúp loại bỏ mùi hôi trong hơi thở.
Súc miệng thường xuyên giúp giảm mùi hôi miệng
Với những vị trí ở bên trong khoang miệng, việc đánh răng hay chỉ nha khoa rất khó để tác động đến. Giải pháp xử lý vấn đề này là sử dụng các dung dịch súc miệng. Chúng sẽ làm sạch mọi ngóc ngách trong khoang miệng, đem lại hơi thở thơm mát lâu dài. Một số dung dịch nước sát khuẩn thông dụng là: Digizone, colgate, Listerine,….
Nha sĩ khuyến cáo nên đi khám răng miệng định kỳ 2 năm/lần.
>>> Xem bài viết: Ba điều cần biết để giảm nhanh chứng hôi miệng
Mục lục bài viết [Hiện]
I. 6 nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp
1. Hôi miệng do vi khuẩn
Có 3 loại vi khuẩn gây ra tình trạng hôi miệng đó là:1.1. Vi khuẩn kỵ khí gram âm
Vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng
Một số vi khuẩn gram âm liên quan đến hơi thở hôi đó là: Treponema denticola, porphyromonas gingivalis, eubacterium,…. Chúng phân hủy protein trong thức ăn, tạo ra các hợp chất sulfur dễ bay hơi. Mùi hơi thở xuất phát từ việc sản sinh các loại khí này, giống mùi trứng thối, thịt mục nát, bắp cải thối hoặc mùi sữa ôi. Những vi khuẩn này thường cư trú tại vùng ứ đọng của miệng, túi nha chu, bề mặt lưỡi, phía sau cổ họng hoặc giữa các kẽ răng.
1.2. Vi khuẩn Helicobacter pylori (hay còn gọi là vi khuẩn Hp)
Đây là vi khuẩn thường trú ở niêm mạc dạ dày, nguyên nhân chính gây ra các bệnh liên quan đến dạ dày – tá tràng. Vi khuẩn Hp có thể lây từ người sang người thông qua tuyến nước bọt. Như vậy, chúng hoàn toàn có thể tồn tại được trong khoang miệng của người. Bằng việc nghiên cứu khoa học, vi khuẩn Hp không những gây bệnh về dạ dày – tá tràng – thực quản mà còn gây ra tình trạng hôi miệng. Khi sinh sống trong khoang miệng, chúng thường gây ra mùi khó chịu như: sulfur, dimetin sulfur…1.3. Vi khuẩn Prevotella histicola
Đây là loại vi khuẩn mới được phát hiện có khả năng gây các bệnh về nướu và sâu răng. Những bệnh lý này rất thường gặp và đều gây ra hôi miệng. Nhờ phát hiện mới mẻ này, các nhà khoa học có hướng nghiên cứu để xử lý triệt để tình trạng hôi miệng.2. Hôi miệng do sử dụng các thực phẩm có mùi
Một số thực phẩm hay gia vị có mùi nặng như: hành tây, tỏi,… khi được tiêu hóa sẽ xâm nhập vào máu, đi vào phổi rồi phát tán ra ngoài qua hơi thở. Việc đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa hay các dung dịch súc miệng chỉ giúp che dấu mùi tạm thời. Mùi sẽ hết hoàn toàn khi cơ thể đã đào thải hết lượng thức ăn đó ra bên ngoài. Trong quá trình tiêu hóa, mùi vẫn có thể quay trở lại theo đường thực quản.3. Hôi miệng do hút thuốc lá
Hút thuốc lá lâu năm có thể gây hôi miệng
Hút thuốc lá làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi. Khi hít khói thuốc vào, mùi hôi của cơ thể sẽ theo khói thuốc để đẩy ra ngoài. Việc hút thuốc lá không những gây hôi miệng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, có thể làm hỏng mô nướu và gây ra các bệnh về nướu.
4. Hôi miệng do khô miệng
Bạn có thắc mắc vào buổi sáng khi ngủ dậy, hơi thở thường có mùi khó chịu mặc dù trước khi đi ngủ đã đánh răng cẩn thận không? Nguyên nhân là trong giấc ngủ, cơ thể giảm sản xuất và tiết nước bọt – là thành phần giúp làm sạch răng miệng. Khi đó sẽ xuất hiện tình trạng khô miệng tạm thời và dễ dẫn tới hôi miệng.Thuốc lá, cà phê, nước ngọt, rượu, bia cũng là nguyên nhân dẫn đến khô miệng. Mọi người cần tránh dùng những loại đồ uống này để vừa giảm nguy cơ hôi miệng, vừa ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe cho bản thân.
5. Hôi miệng do bệnh lý
Một số bệnh lý cũng là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng đó là:5.1. Bệnh lý trong khoang miệng
Nhiệt miệng lâu ngày có thể gây hôi miệng
- Viêm nướu, viêm nha chu, viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính, viêm quanh thân răng, implant.
- Các vết lở loét nặng do nhiệt miệng.
- Lắng đọng các mảnh vụn trên các dụng cụ chỉnh nha như: răng giả, khí cụ,….
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách, còn lớp cặn lưỡi, nhiễm nấm Candida.
- Viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm ổ răng khôn.
5.2. Bệnh lý khác
- Bệnh lý xuất phát từ mũi – xoang như: viêm mũi xoang thể cấp và mạn, amidan, viêm tuyến bã nhờn cùng tiền định mũi, polyp mũi xoang.
- Tiểu đường, suy gan, suy thận gây hôi miệng giống mùi tanh của cá do sự phân hủy chất béo trong cơ thể.
- Bệnh về dạ dày, đường ruột gây mùi hôi khó chịu.
- Suy giảm chức năng miễn dịch: xạ trị, hóa chất,….
- Rối loạn chuyển hóa gây ra hội chứng mùi cá ươn. Lý do lá cơ thể không chuyển hóa trimethylamine có trong các thực phẩm có mùi tanh, làm cho nồng độ chất này tăng cao trong cơ thể, đặc biệt là gan.
6. Hôi miệng do sử dụng thuốc
Một số loại thuốc gây hôi miệng đó là: amphetamine, chloral hydrate, thuốc gây độc với tế bào, nitrat và nitrit, phenothiazine,…Trong các nguyên nhân trên, hôi miệng do bệnh lý và sử dụng thuốc là khó xử lý nhất. Hôi miệng thông thường chỉ cần thay đổi cách vệ sinh khoang miệng và thói quen sinh hoạt đã giúp cải thiện đáng kể. Hôi miệng do bệnh và do thuốc thì cần phối hợp điều trị cả bệnh lý nền đang có hoặc thay đổi loại thuốc đang dùng mới có thể thấy rõ hiệu quả.
II. 7 cách loại trừ hôi miệng hiệu quả nhanh
1. Đánh răng sau ăn
Sau ăn, một số lượng lớn thức ăn thừa sẽ bám lại, tạo điều kiện thuận cho vi khuẩn phát triển, gây hôi miệng và các bệnh lý khác. Vì vậy, việc đánh răng sau ăn là rất cần thiết. Để việc đánh răng được hiệu quả bạn cần chú ý:- Việc đánh răng chỉ nên thực hiện sau ăn ít nhất 30 phút. Vì nếu đánh răng ngay sau ăn sẽ dễ làm tổn thương và suy yếu men răng.
- Cần lựa chọn bàn chải có lông mềm mại, cứng quá sẽ gây chảy máu chân răng.
- Cần thay bàn chải thường xuyên 3-4 tháng/lần.
- Đánh răng đúng cách, tránh tác động lực quá mạnh.
2. Sử dụng chỉ nha khoa
Nếu chỉ đánh răng sẽ khó loại bỏ được thức ăn thừa ở kẽ răng. Vì thế, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần/ngày để loại bỏ các mảng bám và thức ăn thừa, giúp loại bỏ mùi hôi trong hơi thở.
3. Vệ sinh lưỡi
Lưỡi là nơi tiếp xúc nhiều nhất với thức ăn, chứa rất nhiều vi khuẩn. Mảng bám thức ăn dễ dính đọng trên mặt lưỡi nên cần vệ sinh lưỡi cẩn thận để giảm mùi hôi khó chịu. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể sử dụng gạc rơ lưỡi để vệ sinh cho bé. Người lớn có thể sử dụng dụng cụ cạo lưỡi hoặc bàn chải đánh răng có tích hợp bề mặt nhám để làm sạch lưỡi.4. Tránh khô miệng
Khô miệng là nguyên nhân dẫn đến hôi miêng. Để giữ cho miệng không bị khô, bạn cần:- Uống 2 lít nước mỗi ngày.
- Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo không đường để kích thích tiết nước bọt.
- Tránh sử dụng: thuốc lá, rượu bia, cà phê, nước ngọt,…
5. Súc miệng thường xuyên
Súc miệng thường xuyên giúp giảm mùi hôi miệng
Với những vị trí ở bên trong khoang miệng, việc đánh răng hay chỉ nha khoa rất khó để tác động đến. Giải pháp xử lý vấn đề này là sử dụng các dung dịch súc miệng. Chúng sẽ làm sạch mọi ngóc ngách trong khoang miệng, đem lại hơi thở thơm mát lâu dài. Một số dung dịch nước sát khuẩn thông dụng là: Digizone, colgate, Listerine,….
6. Chế độ ăn uống hợp lý
Một số thực phẩm cần tránh để giảm tình trạng hôi miệng đó là:- Không nên ăn thức ăn có quá nhiều đường.
- Tránh ăn hành, tỏi
- Các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đậm mùi, nhầy nhờn. bới chúng sẽ làm tăng tải trọng cho lá lách và dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, làm tăng hội chứng miệng khiến hơi thở có mùi khó chịu.
7. Thăm khám nha khoa định kỳ
Mọi người cần thăm khám nha sĩ thường xuyên để lấy cao răng, làm sạch khoang miệng. Đồng thời, quá trình thăm khám sẽ giúp bạn phát hiện và xử lý sớm tình trạng sâu răng hay bất kỳ tổn thương khoang miệng nào khác.Nha sĩ khuyến cáo nên đi khám răng miệng định kỳ 2 năm/lần.
>>> Xem bài viết: Ba điều cần biết để giảm nhanh chứng hôi miệng