Hôi miệng là tình trạng hơi thở thoát ra có mùi hôi khó chịu. Một số người không tự nhận thức được vấn đề này mà phải nhờ phản ánh của người xung quanh. Hôi miệng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó khiến người bệnh mất tự tin, ngại giao tiếp, thậm chí gặp stress. “Hôi miệng làm sao hết?” luôn là câu hỏi mà những người đang gặp phải tình trạng này đặc biệt quan tâm. Cùng đi tìm lời giải đáp với 7 cách chữa hôi miệng hiệu quả tại nhà trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
I. Hôi miệng là gì? Dấu hiệu nhận biết hôi miệng
1. Hôi miệng là gì?
Hôi miệng là vấn đề tạm thời hoặc cũng có thể trở thành bệnh mãn tính. Theo hiệp hội Nha khoa của Mỹ có ít nhất 50% người lớn từng bị chứng hôi miệng trong đời.Hơi thở có mùi hôi thường bắt nguồn từ khoang miệng do vi khuẩn sản sinh ra hợp chất sulfur dễ bay hơi. Những vi khuẩn này phân giải các chất như: hydrogen sulfide (H2S), methyl mercaptan (CH3SH), dimethyl sulfide ( (CH3)2S). Chúng được tìm thấy nhiều nhất ở trên lưỡi, túi nha chu và các hốc sâu răng.
2. Nguyên nhân gây ra hôi miệng
Vi khuẩn sinh ra hợp chất sulfur là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng
Nồng độ hợp chất sulfur dễ bay hơi là nguyên nhân chính gây ra chứng hôi miệng. Một số nguyên nhân làm gia tăng các hợp chất sulfur gây ra mùi hôi như:
- Vệ sinh răng miệng kém: mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày gây sâu răng, vôi hóa hình thành cao răng, các túi nha chu làm tổn thương lợi, viêm nha chu.
- Ăn thực phẩm có mùi như hành tỏi, gia vị. Khi tiêu hóa những thực phẩm này sẽ sản sinh ra các hợp chất lưu huỳnh, ảnh hưởng tới hơi thở.
- Ngoài ra, hút thuốc lá hoặc dùng thuốc ( Amphetamin, Betel, Chloral hydrate, Dimethyl Sulfoxide, Disulfiram, thuốc hóa trị ung thư) gây ra chứng khô miệng, tạo ra mùi hôi khó chịu.
- Bệnh lý trong khoang miệng: viêm nha chu, lở loét miệng, sưng lợi, viêm lợi, sâu răng, nấm miệng,…
- Bệnh lý đường hô hấp: viêm amidan, viêm xoang, viêm phế quản mạn tính, viêm mũi, …
- Bệnh đường tiêu hóa: trào ngược dạ dày – thực quản, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày tá tràng.
- Bệnh mạn tính khác: đái tháo đường, suy gan, suy thận, ung thư, chứng ngưng thở lúc ngủ,..
3. Dấu hiệu nhận biết hôi miệng
Ngửi hơi thở vào sáng sớm hoặc khi đói bụng sẽ dễ nhận biết mùi hôi miệng
Dấu hiệu nhận biết hôi miệng dễ dàng là khi ngửi hơi thở có mùi hôi khó chịu. Mùi hôi sẽ thể hiện rõ nhất khi chúng ta chưa ăn uống gì. Do đó, bạn có thể xác định mình có bị hôi miệng hay không vào lúc sáng sớm vừa mới ngủ dậy hoặc khi bụng đói, cơ thể đang mệt mỏi.
Cách tự kiểm tra hơi thở:
- Liếm cổ tay, để khô tự nhiên sau đó ngửi mùi có hôi hay không
- Hà hơi vào chiếc cốc sau đó ngửi hơi thở.
- Dùng chỉ nha khoa đánh kẽ răng sau đó kiểm tra.
>>> Xem bài viết: 6 nguyên nhân hôi miệng và 7 cách loại trừ hiệu quả nhanh
II. Nguyên tắc xử trí hôi miệng
Để trả lời câu hỏi hôi miệng làm sao hết, bạn cần nắm rõ nguyên tắc xử trí hôi miệng dưới đây.1. Trường hợp hôi miệng không do bệnh lý nền
Làm sạch khoang miệng giúp loại bỏ mùi hôi miệng
Trường hợp hôi miệng không do bệnh lý nền bắt nguồn chủ yếu từ việc vệ sinh răng miệng kém dẫn tới sự phát triển của vi khuẩn gây mùi. Do đó, nguyên tắc xử trí quan trọng là loại bỏ vi khuẩn và hạn chế sự sản sinh các hợp chất gây mùi bằng cách:
- Làm sạch khoang miệng: đánh răng 2 lần/ngày, súc miệng, lấy cao răng,…
- Hạn chế khô miệng: không hút thuốc lá, uống nhiều nước,…
- Tránh ăn thực phẩm gây mùi: hành, tỏi, sữa, hải sản, thực phẩm có đường, đồ ăn cay,…
2. Trường hợp hôi miệng do có bệnh lý nền
Như đã đề cập ở trên, hôi miệng có thể bắt nguồn từ nhiều bệnh nền liên quan tới đường hô hấp và tiêu hóa. Chính vì thế, nguyên tắc để xử lý trong trường hợp này là điều trị dứt điểm các bệnh lý nền.Bên cạnh đó, bạn cũng cần có biện pháp để cải thiện hơi thở như súc miệng thường xuyên, sử dụng xịt thơm họng, đánh răng 2 lần/ ngày.
Nếu trong trường hợp các thuốc đang sử dụng có thể khiến hơi thở hôi, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ để được đổi thuốc phù hợp.
>>> Xem bài viết: Ba điều cần biết để giảm nhanh chứng hôi miệng
III. 7 cách chữa hôi miệng tại nhà hiệu quả nhanh
Hôi miệng không phải là bệnh lý phức tạp. Bạn không cần lo lắng bị hôi miệng làm sao hết nhanh khi nắm được 7 cách chữa hôi miệng tại nhà hiệu quả nhanh và an toàn.1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Đánh răng 2 lần/ngày giúp làm sạch khoang miệng, hạn chế mùi hôi miệng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp ngăn ngừa tích tụ mảng bám là bước quan trọng nhất để loại bỏ mùi hôi.
Bạn nên đánh răng bằng kem đánh răng có chứa flour ít nhất 2 phút mỗi ngày vào sáng và tối. Một số người cho rằng đánh răng sau bữa ăn sẽ loại bỏ hết mảng bám thức ăn, ngừa sâu răng.
2. Giấm
Giấm có chứa một loại acid tự nhiên là acid acetic. Hầu hết vi khuẩn không thể sống trong môi trường có chứa loại acid này. Do đó, súc miệng bằng giấm sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, giấm cũng có mùi thơm dịu nhẹ nên bạn có thể sử dụng nó để xử lý hôi miệng.Cách dùng nước súc miệng với giấm trắng hoặc giấm táo:
- Lấy 2 muỗng giấm pha với một cốc nước.
- Súc miệng ít nhất 30 giây rồi nhổ ra.
3. Mùi tây
Mùi tây hay parsley là một loại thảo mộc phổ biến để chữa hôi miệng. Nó có mùi thơm mát và hàm lượng chlorophyll lớn khử mùi rất tốt. Mùi tây có khả năng hạn chế sản sinh ra các hợp chất chứa lưu huỳnh gây mùi.Cách dùng mùi tây: Nhai lá tươi sau mỗi bữa ăn hoặc xay thành nước để súc miệng.
Lưu ý: Bạn nên súc miệng lại với nước muối loãng sau khi dùng mùi tây.
4. Sữa chua
Trong sữa chua có chứa vi khuẩn có lợi lactobacillus. Những vi khuẩn này giúp cơ thể chống lại những vi khuẩn gây hại cho cơ thể.Sữa chua cũng được chứng minh có thể giảm mùi hôi miệng do ức chế sản sinh hydrogen sulfur.
Ăn sữa chua hàng ngày không những giúp bạn đẹp da mà còn bảo vệ răng miệng cũng như hệ tiêu hóa. Bạn nên sử dụng từ 1 – 2 hộp sữa chua không đường trong khẩu phần ăn để hạn chế nạp thêm đường vào cơ thể.
5. Trà xanh bạc hà
Nước súc miệng chứa trà xanh và bạc hà có thể giảm mùi hôi hiệu quả. Bởi vì trong trà xanh có các catechine kháng khuẩn, khử mùi, ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Đồng thời, bạc hà mang lại hơi thở thơm mát giúp ngăn mùi hiệu quả.
Cách dùng: Pha trà xanh với nước nóng sau đó cho thêm vài cành bạc hà tươi vào bình. Bạn có thể dùng trà xanh bạc hà sau bữa ăn, ngày uống từ 4 – 5 lần.
Lưu ý: Vì trà xanh rất dễ bị oxy hóa làm mất hoạt tính kháng khuẩn. Vì vậy, bạn nên giữ chúng trong tủ lạnh để dùng được lâu hơn.
6. Cam
Cam không chỉ là món tráng miệng ngon mà còn giúp vệ sinh răng miệng và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.Vitamin C trong quả cảm có thể làm tăng tiết nước bọt, giúp làm sạch vi khuẩn gây mùi và tránh bị khô miệng. Do đó, bạn có thể ăn cam hoặc uống nước ép cam sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hơi thở có mùi.
7. Dizigone – giải pháp xử lý hôi miệng hiệu quả nhanh chóng tại nhà
Các cách làm trên chỉ giúp bạn xử lý tạm thời tình trạng hôi miệng, không loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây mùi. Vậy khi bị hôi miệng thì làm sao hết nhanh chóng và không tái phát. Súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn là giải pháp giúp làm sạch khoang miệng, hết mùi nhanh chóng.Khi lựa chọn nước súc miệng, chúng ta thường chọn sản phẩm có hương liệu, chất tạo mùi. Các chất này chỉ làm thơm tạm thời, át đi mùi hôi. Tuy nhiên chúng có tác dụng diệt khuẩn và làm sạch kém hiệu quả. Do đó, dù bạn súc miệng hàng ngày nhưng mùi hôi không hề giảm đi.
Dung dịch Dizigone là sản phẩm thế hệ mới ứng dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một dung dịch súc miệng lý tưởng:
- Khả năng kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây mùi khác nhau.
- Hiệu quả nhanh, mau chóng giảm mùi.
- Không gây khô miệng, kích ứng khoang miệng.
- An toàn cho mọi đối tượng sử dụng, kể cả trẻ em.