Hôi miệng: Giải mã nguyên nhân và đi tìm cách xử lý hiệu quả

mileva278

New member
User ID
181435
Tham gia
28 Tháng chín 2021
Bài viết
62
Điểm tương tác
0
Đồng
0
‘‘Lời nói không là dao mà khiến tim đau nhói – Lời nói không là khói mà khiến mắt cay cay”. Nhưng qua lời nói mà phảng phất mùi hôi miệng thì thật ngại ngùng và bối rối. Để hôi miệng không còn làm bạn mất tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải mã nguyên nhân và đi tìm cách xử lý hiệu quả căn bệnh khó ưa này.

hôi miệnghoi-mieng


Mục lục bài viết [Hiện]

I. Dấu hiệu nhận biết hôi miệng

Hôi miệng được nhận biết dễ dàng qua dấu hiệu chính là khi ngửi hơi thở từ miệng phát hiện có mùi khó chịu. Mùi hôi sẽ được nhận biết rõ rệt hơn vào buổi sáng sớm khi vừa ngủ dậy, vào buổi chiều muộn khi bụng đói hay khi cơ thể mệt mỏi.

Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu nhận biết khác như:

  • Xuất hiện các bệnh về răng miệng như: viêm lợi, sâu răng,…
  • Răng có nhiều mảng bám, cao răng – nơi tích tụ các vi khuẩn gây mùi khó chịu.
  • Khô miệng, tiết nước bọt ít.
hôi miệnghoi-mieng


Kiểm tra hôi miệng

Bạn có thể tự nhận biết mình có bị hôi miệng không qua 3 mẹo nhỏ sau:

  • Liếm cổ tay của mình, để khô trong giây lát, sau đó ngửi trên cổ tay xem có mùi hôi không?
  • Hà hơi vào chiếc cốc rỗng: sau đó ngửi hơi thở xem có mùi hôi không?
  • Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng miệng: sau đó ngửi xem có mùi hôi không?

II. Giải mã 4 nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp

1. Do vi khuẩn

hôi miệnghoi-mieng


Vi khuẩn gây hôi miệng

Mùi hôi ở miệng thường do sự phân hủy protein của vi khuẩn trong miệng gây ra. Chúng phân hủy tạo thành các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi hay còn gọi là VSC. Trong đó, có 3 chất chính gây hôi miệng là hydrogen sulfid (H2S) có mùi trứng thối, methyl mercaptan (CH3SH) có mùi hăng của tỏi và dimethyl sulfid (CH3SCH3) có mùi rau thối. Bình thường, nước bọt đóng vai trò là chất tẩy rửa tự nhiên trong miệng, sẽ hòa tan hết các chất gây mùi hôi. Nhưng khi các chất này sinh ra nhiều mà nước bọt không đủ hòa tan hết thì sẽ gây ra tình trạng hôi miệng.

2. Nguyên nhân tạm thời

  • Hơi thở hôi vào buổi sáng: điều này là bình thường do cả 1 đêm không uống nước dẫn đến việc giảm sản xuất và tiết nước bọt gây hôi miệng.
  • Do sử dụng rượu, thuốc lá có chứa thành phần làm khô miệng dẫn đến giảm tiết nước bọt gây hôi miệng.
  • Do dùng thực phẩm từ sữa. Sữa khi phân huỷ trong miệng sẽ giải phóng ra nhiều chất VSC.
  • Do dùng các gia vị như hành và tỏi có chứa hàm lượng chất VSC cao.

3. Nguyên nhân có nguồn gốc trong miệng

hôi miệnghoi-mieng


Hôi miệng do sâu răng

  • Do thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Do nhiễm trùng ở nướu răng
  • Do răng sâu có lỗ hổng
  • Do vôi răng bám quanh chân răng
  • Do lưỡi bị viêm
  • Do miệng khô – khi nước bọt giảm trên 50% mức độ bình thường
>>> Xem bài viết: Trở ngại cuộc sống bởi hôi miệng nặng: làm gì để khỏi nhanh?

III. Nguyên tắc xử trí hôi miệng

1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

1.1. Đánh răng

Mỗi ngày bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Tốt nhất nên đánh răng sau bữa ăn khoảng 30 phút, mỗi lần không quá 3 phút. Cần đánh răng kỹ và sạch sẽ để loại bỏ hết các mảng bám cũng như thức ăn thừa trên răng và trong khoang miệng, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Sau khoảng 2 đến 3 tháng sử dụng bàn chải, bạn nên thay bàn chải khác để đảm bảo chất lượng bàn chải, giúp vệ sinh khoang miệng sạch sẽ hơn.

1.2. Chỉ nha khoa

hôi miệnghoi-mieng


Dùng chỉ nha khoa sẽ giúp ngăn vi khuẩn trao đổi chất gây hôi miệng. Bên cạnh đó, chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch mảng bám trên kẽ răng mà bàn chải thường không thể chải tới được. Không chỉ vậy, chỉ nha khoa còn ngăn ngừa được nguy cơ tổn thương răng và nướu do dùng tăm xỉa răng.

1.3. Súc miệng

Súc miệng thường xuyên sẽ giúp các mảng bám, thức ăn thừa còn mắc kẹt ở vùng kẽ răng trôi theo dòng nước ra ngoài. Súc miệng làm giảm tình trạng hôi miệng, mang đến hơi thở thơm tho, tươi mát đồng thời đẩy lùi các bệnh nha chu: viêm lợi, lở miệng, sâu răng,…

Cách lựa chọn dung dịch súc miệng phù hợp dành cho người hôi miệng được trình bày chi tiết ở phần sau.

1.4. Lấy cao răng

Cao răng là những mảng bám, cặn vụn thức ăn dư thừa bám dính ở thân răng và nướu răng. Theo thời gian, các mảng bám này bị vôi hóa trở nên cứng hơn, không thể làm sạch.

Để giảm thiểu tình trạng hôi miệng, bạn nên lấy cao răng 6 tháng/lần.

Đối với những trường hợp thường xuyên hút thuốc lá, uống cà phê, bia rượu, vệ sinh răng miệng kém, người có men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám ở thân răng và nướu răng thì nên lấy cao răng 3 – 4 tháng/lần.

2. Lưu ý trong ăn uống, sinh hoạt

hôi miệnghoi-mieng


  • Kiêng ăn thực phẩm dễ gây mùi hôi miệng như hành tỏi, cà phê.
  • Khi dùng sữa và các chế phẩm từ sữa thì sau đó cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Đối với thịt động vật bao gồm các loại gia súc, gia cầm như heo, bò, gà… và hải sản bao gồm tôm, cua, cá đều là thức ăn giàu protein. Khi hấp thụ loại thực phẩm này, các vi khuẩn tự nhiên trong miệng sẽ tiêu hóa protein tạo ra hợp chất sulfur dễ bay hơi từ đó gây ra tình trạng có mùi hôi trong hơi thở. Do đó, bạn cần chú ý vệ sinh thật kĩ răng miệng sau khi ăn thịt động vật.
  • Hạn chế hút thuốc: do thuốc lá sẽ gây khô miệng. Hút thuốc làm giảm tiết nước bọt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng.
  • Uống nhiều nước: Vừa tốt cho sức khỏe, vừa giảm thiểu tình trạng khô miệng, giúp vi khuẩn gây hôi miệng sẽ chậm phát triển hơn.

IV. Review 6 dung dịch súc miệng hiệu quả dành cho người hôi miệng

Xem chi tiết: Giải mã nguyên nhân và đi tìm cách xử lý hiệu quả
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom