ISO 45001:2018 với những vấn đề quan trọng nhất trong tiêu chuẩn

pamvvn

New member
User ID
181274
Tham gia
18 Tháng chín 2021
Bài viết
12
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Tham vấn và tham gia của người lao động; nhận diện các mối nguy và đánh giá các rủi ro OH&S, cơ hội OH&S; xác định các yêu cầu pháp luật và đánh giá sự tuân thủ; chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với các tình huống khẩn cấp; điều tra báo cáo sự cố OH&S. Đó chính là những yêu cầu quan trọng khi xây dựng hệ thống quản lý ISO 45001:2018.

ISO 45001:2018


Nếu doanh nghiệp của bạn đang lên kế hoạch cho quá trình xây dựng một hệ thống quản lý ISO 45001:2018. Chúng ta hãy cùng phân tích các nội dung quan trọng nêu trên:

I. Tham vấn và tham gia của người lao động (5.3- ISO 45001:2018)

Hoạt động tham vấn phải thực hiện định kỳđột xuất ở những thời điểm thích hợp (có sự cố về OH&S, khi có thay đổi về Môi trường, Thiết bị hoặc Môi trường làm việc…).

Ví dụ:​

  • Các mối nguy tại bộ phận Anh/Chị đã được nhận diện đầy đủ hay chưa? Nếu chưa thì cần bổ sung như thế nào?
  • Anh/ Chị đã được trang bị đầy đủ PPE hay chưa? Nếu chưa thì cần bổ sung thêm gì không?

II. Nhận diện mối nguy đánh giá rủi ro và cơ hội (6.1.2- ISO 45001)

1. Nhận diện mối nguy​

Tổ chức phải thực hiện và duy trì nhận diện các mối nguy liên tục tại tất cả các quá trình liên quan (bao gồm cả các tình huống không thường xuyên): trong hoạt động cung cấp sản phẩm và dịch vụ của mình.

Ví dụ: Có một anh thợ điện với đầy đủ PPE (dây an toàn, quần áo, giày cách điện…) đang sửa chữa đường dây trên cao. Mối nguy có thể nhận diện đó là: Dây an toàn bị đứt, Quần áo bảo hộ không còn giá trị sử dụng, Sét…

2. Đánh giá rủi ro OH&S và cơ hội OH&S

Sau khi đã nhận diện được các mối nguy, tổ chức cần đánh giá các rủi ro OH&S từ hai biến số: Khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng.

Từ đó đưa các các biện pháp xử lý thích hợp theo các “cấp độ kiểm soát – hierarchy of control“: Loại bỏ mối nguy, thay thế mối nguy, Kiểm soát kỹ thuật, Kiểm soát hành chính và cuối cùng là PPE.

Các cơ hội OH&S nâng cao sức khỏe và giảm thiểu các mối nguy sẽ đến với Tổ chức nếu bạn đã xác định được rõ các mối nguy và đánh giá được các rủi ro.

III. Xác định các yêu cầu pháp luật và đánh giá sự tuân thủ(6.1.3 và 9.1.2 – ISO 45001)

Với mỗi một vùng lãnh thổ đều có các yêu cầu pháp luật khác nhau liên quan tới Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp.

Tại Việt Nam với các quy định hiện hành chúng ta có thể kể đến: Luật An toàn, vệ sinh lao động Số 84/2015/QH13; Nghị định số 44/2016/NĐ-CP; Thông tư 19/2016/TT-BYT; Nghị định số 39/2016/NĐ-CP; Thông tư số 13/2020/TT-BLĐTBXH…

IV. Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với các tình huống khẩn cấp (8.2- ISO 45001)

Tổ chức phải sẵn sàng sự ứng phó cho các tình huống khẩn cấp. Sự ứng phó có thể bao gồm (các hành động xử lý, diễn tập ứng phó, trao đổi thông tin với các bên quan tâm…)

Ví dụ: Sự cố tự nhiên (Hỏa hoạn, lũ lụt…), sự cố kỹ thuật (rò rỉ khí gas, nổ lò hơi…), sự cố do con người.

V. Điều tra báo cáo sự cố (10.2- ISO 45001:2018)

Tổ chức phải thực hiện và duy trì quá trình:

Điều tra sự cố: Xác định nguyên nhân gốc rễ của sự cố và đưa ra hành động khắc phục tương ứng

Báo cáo sự cố: Tùy mức độ sự cố theo quy định của Tổ chức và Quy định của Pháp luật mà tổ chức phải thực hiện việc báo cáo phù hợp.

Ví dụ: Với tai nạn làm chết người hoặc bị thương nặng từ 02 người trở lên. Tổ chức phải khai báo với Thanh tra sở lao động địa phương và Công an huyện khu vực (Điều 10 của Nghị định số 39/2016/NĐ-CP).

Hi vọng, các gợi ý tham khảo nêu trên sẽ giúp bạn định hướng cho kế hoạch xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 45001.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom