huykhanh0809
New member
Khám thai tuần 32 cần làm những gì?
Những phát hiện bất thường ở mốc khám thai tuần 32 sẽ giúp thai phụ và người nhà chủ động lựa chọn phương pháp sinh phù hợp. Đồng thời, huẩn bị về chăm sóc, khám chữa cho trẻ ngay sau khi sinh.
Tầm quan trọng của khám thai tuần thứ 32
Bước sang tuần thứ 32, em bé thường có cân nặng khoảng từ 1,5 đến 1,8 kg. Bộ não và xương hộp sọ lớn và cứng cáp hơn giai đoạn trước rất nhiều. Với bộ não gần hoàn thiện, bé sẽ có nhiều biểu cảm như ngáp, nhăn mặt, cười, thè lưỡi… Chân, tay phát triển rõ rệt, bé có đủ móng chân, móng tay, lông mi, lông mày và tóc. Da nhẵn dần, lông tơ rụng bớt, mỡ dưới da dày lên. Đa số các bé ở thời điểm này đã có chiều dài khoảng 42 cm. Bé có thể nhận diện được ánh sáng, biết phản ứng lại khi có ánh sáng mạnh chiếu thẳng vào bụng bằng cách nhắm mắt lại hoặc quay đầu đi. Tất cả những điều này mẹ có thể biết được điều này thông qua việc siêu âm thai 32 tuần tuổi. Đây là cột mốc khám thai cuối cùng rất quan trọng để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất cho đến khi chào đời.
Ngoài ra, tuần 32 là thời điểm quan trọng để phát hiện dị tật bẩm sinh qua siêu âm. Bác sĩ sẽ khảo sát kỹ hơn các dị tật bất thường mà những lần khám thai, siêu âm trước đó không thể phát hiện ra được. Đặc biệt là các vấn đề ở tim, mạch, cấu trúc não bộ.
Tại thời điểm siêu âm này, bác sĩ có thể đưa ra được các kết luận chính xác về sự phát triển của thai nhi, tốc độ phát triển so với tuổi thai. Đồng thời có biện pháp can thiệp kịp thời nếu thai trong tử cung phát triển chậm. Từ đó phòng tránh được các nguyên nhân gây suy thai, ngạt sau đẻ và xác định được ngày sinh bé cụ thể, chính xác hơn.
Khám thai tuần 32 cần làm những gì?
Ở tuần 32, quan trọng nhất là siêu âm. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu siêu âm thai 4D để hình ảnh đưa ra chính xác nhất. Bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện về tim, não, nội tạng, đo chiều dài, cân nặng của bé xem đạt chuẩn hay chưa. Đồng thời, tiến hành kiểm tra lấy chỉ số nước ối, xem bé có bị thiếu hay thừa ối không, quá trình lưu thông máu có diễn ra trơn tru hay không. Đặc biệt, thai nhi sẽ được xác định ngôi thai thuận hay ngược để có phương pháp xử lý nhằm đảm bảo bé chào đời an toàn.
Ngoài ra, tùy theo thể trạng và nhu cầu cụ thể, mẹ bầu sẽ được bác sĩ thăm khám:
Đo cân nặng, huyết áp nhằm đưa ra nhận định tổng quát về sức khỏe hiện tại
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 11 thông số để kiểm tra kỹ hơn về sức khỏe của mẹ
Xét nghiệm máu đối với một số mẹ bầu có cân nặng vượt quá nhiều so với mức tăng thông thường
Đo lượng đạm và đường trong nước tiểu
Kiểm tra kích thước và vị trí của bào thai bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm giác từ bên ngoài)
Đo chiều cao từ đáy tử cung
Kiểm tra tình trạng giãn tĩnh mạch chân, sưng bàn tay và chân
Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B
Kiểm tra sự lưu thông máu trong dây rốn để khẳng định sự phát triển bình thường của em bé trong bào thai
Một số điều mẹ cần lưu ý khi thai tuần 32
Thời điểm này, thai nhi đã phát triển khá toàn diện. Lúc này nếu bé chào đời sớm thì cũng đã có thể tự phản xạ và điều khiển cơ thể. Tuy nhiên, trẻ sinh non luôn dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe và dinh dưỡng trẻ. Thời điểm này mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu và triệu chứng của nguy cơ sinh non:
Đau bụng hoặc cảm giác vùng bụng trước căng thành cơn
Dịch tiết âm đạo bất thường: ra máu, ra dịch lỏng âm đạo - có thể là nước ối
Đặc biệt, nếu mẹ cảm nhận có trên 6 cơn co thắt trong vòng 1 giờ, mỗi cơn co thắt kéo dài khoảng 30-45 giây, hãy liên hệ tới bác sĩ hoặc tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Nhất là khi kèm theo chảy máu âm đạo hoặc đau bụng, khả năng rất cao bé bị sinh non.
Ngoài ra, nếu thấy triệu chứng bất thường như: hay đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó thở, tức ngực, ngất... mẹ bầu cũng cần tới viện khám ngay.
Lời khuyên cho mẹ bầu
Nếu mẹ đau lưng, hãy quỳ gối trong tư thế bò, lưng thẳng để thai nhi rời khỏi lưng mẹ, lưng sẽ bớt đau rất nhiều. Tuyệt đối không mang vác nặng vì có thể ảnh hưởng tới các dây chằng mẹ nhé.
Nếu vẫn cảm thấy lo lắng, cha mẹ có thể cùng nhau tham dự một lớp tiền sản hay lớp luyện thở. Suy nghĩ lạc quan, thoải mái, tránh lo âu để hạn chế tối stress và trầm cảm khi mang thai.
Khi ngồi, mẹ nên gác chân lên cao để máu lưu thông dễ dàng hơn. Kích thước vòng bụng tuần 32 đã to hơn nhiều nên tầm nhìn dưới chân bị hạn chế. Vì vậy, cần cẩn trọng khi di chuyển để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
---------------------
Genlab - Viện Công Nghệ ADN và Phân Tích Di Truyền
Địa chỉ: 112 Trung Kính, Hà Nội
Website: genlab.vn/
Insta: instagram.com/genlab.112trungkinh/
Youtube: youtube.com/channel/UCXzimwyN3v0Xo1x0xyEW8jw
Hotline: 0968 589 489 - 1800 9696 7
Những phát hiện bất thường ở mốc khám thai tuần 32 sẽ giúp thai phụ và người nhà chủ động lựa chọn phương pháp sinh phù hợp. Đồng thời, huẩn bị về chăm sóc, khám chữa cho trẻ ngay sau khi sinh.
Tầm quan trọng của khám thai tuần thứ 32
Bước sang tuần thứ 32, em bé thường có cân nặng khoảng từ 1,5 đến 1,8 kg. Bộ não và xương hộp sọ lớn và cứng cáp hơn giai đoạn trước rất nhiều. Với bộ não gần hoàn thiện, bé sẽ có nhiều biểu cảm như ngáp, nhăn mặt, cười, thè lưỡi… Chân, tay phát triển rõ rệt, bé có đủ móng chân, móng tay, lông mi, lông mày và tóc. Da nhẵn dần, lông tơ rụng bớt, mỡ dưới da dày lên. Đa số các bé ở thời điểm này đã có chiều dài khoảng 42 cm. Bé có thể nhận diện được ánh sáng, biết phản ứng lại khi có ánh sáng mạnh chiếu thẳng vào bụng bằng cách nhắm mắt lại hoặc quay đầu đi. Tất cả những điều này mẹ có thể biết được điều này thông qua việc siêu âm thai 32 tuần tuổi. Đây là cột mốc khám thai cuối cùng rất quan trọng để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất cho đến khi chào đời.
Ngoài ra, tuần 32 là thời điểm quan trọng để phát hiện dị tật bẩm sinh qua siêu âm. Bác sĩ sẽ khảo sát kỹ hơn các dị tật bất thường mà những lần khám thai, siêu âm trước đó không thể phát hiện ra được. Đặc biệt là các vấn đề ở tim, mạch, cấu trúc não bộ.
Tại thời điểm siêu âm này, bác sĩ có thể đưa ra được các kết luận chính xác về sự phát triển của thai nhi, tốc độ phát triển so với tuổi thai. Đồng thời có biện pháp can thiệp kịp thời nếu thai trong tử cung phát triển chậm. Từ đó phòng tránh được các nguyên nhân gây suy thai, ngạt sau đẻ và xác định được ngày sinh bé cụ thể, chính xác hơn.
Khám thai tuần 32 cần làm những gì?
Ở tuần 32, quan trọng nhất là siêu âm. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu siêu âm thai 4D để hình ảnh đưa ra chính xác nhất. Bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện về tim, não, nội tạng, đo chiều dài, cân nặng của bé xem đạt chuẩn hay chưa. Đồng thời, tiến hành kiểm tra lấy chỉ số nước ối, xem bé có bị thiếu hay thừa ối không, quá trình lưu thông máu có diễn ra trơn tru hay không. Đặc biệt, thai nhi sẽ được xác định ngôi thai thuận hay ngược để có phương pháp xử lý nhằm đảm bảo bé chào đời an toàn.
Ngoài ra, tùy theo thể trạng và nhu cầu cụ thể, mẹ bầu sẽ được bác sĩ thăm khám:
Đo cân nặng, huyết áp nhằm đưa ra nhận định tổng quát về sức khỏe hiện tại
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 11 thông số để kiểm tra kỹ hơn về sức khỏe của mẹ
Xét nghiệm máu đối với một số mẹ bầu có cân nặng vượt quá nhiều so với mức tăng thông thường
Đo lượng đạm và đường trong nước tiểu
Kiểm tra kích thước và vị trí của bào thai bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm giác từ bên ngoài)
Đo chiều cao từ đáy tử cung
Kiểm tra tình trạng giãn tĩnh mạch chân, sưng bàn tay và chân
Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B
Kiểm tra sự lưu thông máu trong dây rốn để khẳng định sự phát triển bình thường của em bé trong bào thai
Một số điều mẹ cần lưu ý khi thai tuần 32
Thời điểm này, thai nhi đã phát triển khá toàn diện. Lúc này nếu bé chào đời sớm thì cũng đã có thể tự phản xạ và điều khiển cơ thể. Tuy nhiên, trẻ sinh non luôn dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe và dinh dưỡng trẻ. Thời điểm này mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu và triệu chứng của nguy cơ sinh non:
Đau bụng hoặc cảm giác vùng bụng trước căng thành cơn
Dịch tiết âm đạo bất thường: ra máu, ra dịch lỏng âm đạo - có thể là nước ối
Đặc biệt, nếu mẹ cảm nhận có trên 6 cơn co thắt trong vòng 1 giờ, mỗi cơn co thắt kéo dài khoảng 30-45 giây, hãy liên hệ tới bác sĩ hoặc tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Nhất là khi kèm theo chảy máu âm đạo hoặc đau bụng, khả năng rất cao bé bị sinh non.
Ngoài ra, nếu thấy triệu chứng bất thường như: hay đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó thở, tức ngực, ngất... mẹ bầu cũng cần tới viện khám ngay.
Lời khuyên cho mẹ bầu
Nếu mẹ đau lưng, hãy quỳ gối trong tư thế bò, lưng thẳng để thai nhi rời khỏi lưng mẹ, lưng sẽ bớt đau rất nhiều. Tuyệt đối không mang vác nặng vì có thể ảnh hưởng tới các dây chằng mẹ nhé.
Nếu vẫn cảm thấy lo lắng, cha mẹ có thể cùng nhau tham dự một lớp tiền sản hay lớp luyện thở. Suy nghĩ lạc quan, thoải mái, tránh lo âu để hạn chế tối stress và trầm cảm khi mang thai.
Khi ngồi, mẹ nên gác chân lên cao để máu lưu thông dễ dàng hơn. Kích thước vòng bụng tuần 32 đã to hơn nhiều nên tầm nhìn dưới chân bị hạn chế. Vì vậy, cần cẩn trọng khi di chuyển để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
---------------------
Genlab - Viện Công Nghệ ADN và Phân Tích Di Truyền
Địa chỉ: 112 Trung Kính, Hà Nội
Website: genlab.vn/
Insta: instagram.com/genlab.112trungkinh/
Youtube: youtube.com/channel/UCXzimwyN3v0Xo1x0xyEW8jw
Hotline: 0968 589 489 - 1800 9696 7