Nghề pha chế cà phê đã có từ nhiều thế kỷ. Nếu nghề này xưa kia chỉ là ngâm cà phê xay nhuyễn trong âu đồng thì giờ đây, mỗi ly cà phê là kết quả của quá trình đúc kết kinh nghiệm. Mỗi nghề đều có tên gọi riêng, tuy nhiên với ai đang theo đuổi con đường trở thành chuyên gia của những ly cà phê, tên gọi chính xác lại chưa được xác định.
Theo chân Catiedu để biết thêm thông tin chi tiết về ngành nghề có vị “thơm nức mùi Ban Mê” này nhé!
1, Nguồn gốc của cái tên Barista – người pha chế cà phê này là gì?
Barista - hơn cả pha chế cà phê
Trước đây, người pha chế thức uống trong tiếng Anh được gọi là bartender, tiếng Ý là barista. Nhưng về sau khi tính chất của hai công việc này dần khác nhau, hai khái niệm trên được tách ra. Bartender là từ dùng để chỉ những người chuyên pha chế rượu, còn barista lại là người pha chế cà phê, có am hiểu sâu sắc về cà phê. Tại Việt
Nam và nhiều nước trên thế giới, người pha chế cà phê được gọi là barista.
Barista phục vụ các loại cà phê nóng, lạnh dựa trên nền tảng espresso như cappucino, latte, mocha, latte art (nghệ thuật tạo hình bọt sữa), thường được gọi chung là cà phê máy… Ngoài ra, barista còn sử dụng các phương pháp đặc biệt khác như drip coffee (pha bằng giấy lọc), cold brew (dùng nước lạnh), dùng bình syphon…
Barista ngày nay còn phải biết pha chế đồ uống hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và nhà tuyển dụng như các loại đá xay (ice blended, smoothie, yoshake, milkshake, chiller), trà hoa, trà trái cây, soda, trà sữa…
2, Review sương sương về môi trường làm việc sau khi hoàn thành khóa tại trường Catiedu
Môi trường làm việc của barista liên quan đến dịch vụ ăn uống (F&B). Mỗi ngày họ gặp gỡ hàng trăm khách hàng, trò chuyện với khách, tư vấn, pha chế cho khách loại đồ uống phù hợp. Mỗi vị khách đều có cá tính và yêu cầu riêng, nhờ đó barista học được cách làm hài lòng khách hàng, có những trải nghiệm cuộc sống tuyệt vời, điều mà không phải nghề nào cũng có thể đem đến.
Tuy nhiên, sự năng động và thú vị cũng đi kèm với áp lực. Vào giờ cao điểm khi khách xếp thành hàng dài chờ đợi, barista phải thể hiện sự chuyên nghiệp, nhanh nhẹn và chính xác. Nếu bạn làm sai quy trình rất có thể sẽ mất lòng khách.
Tại Việt
Nam, barista đang dần trở thành một trong những công việc được giới trẻ yêu thích. Họ làm việc tại quầy bar nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, thương hiệu đồ uống có phục vụ cà phê và nhiều loại thức uống khác…
3, Cơ hội việc làm của nhân viên pha chế cà phê
Theo dự kiến những năm tiếp theo, ngành du lịch sẽ tạo ra hàng chục ngàn tỉ đồng, đóng góp 10% GDP cả nước, tạo ra 4 triệu việc làm trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn, Pha Chế… Nghề Barista có nhiều cơ hội việc làm triển vọng tại các chuỗi cafe với mức thu nhập ổn định từ 240 – 350 USD (chưa bao gồm phụ cấp, tiền tip). Mục tiêu nghề nghiệp Barista còn có thể hướng đến các vị trí cao hơn như Bar Trưởng, Giám Sát, Quản Lý,…
Bên cạnh đó, cơ hội du học thuận lợi khi có nghề Barista trong tay, học viên vừa học vừa làm Barista sẽ nhanh chóng hòa nhập môi trường mới.
4, Chương trình đào tạo pha chế cà phê của trường Catiedu
Chương trình học pha chế Barista gồm 2 cấp độ Cơ Bản và Nâng Cao:
+ Cấp độ Cơ Bản: cung cấp kiến thức cơ bản về kỹ thuật pha chế cafe Espresso, thức uống nóng/lạnh thông dụng, phương pháp tạo bọt sữa, thực hành kỹ thuật Latte Art căn bản, các loại thức uống hiện đại (smoothie, ice blended, trà trái cây, yogurt,…).
+ Cấp độ Nâng Cao: dành cho những Barista muốn trở thành Bar Trưởng, Barista Training, nghiên cứu chuyên sâu về cafe. Đặc biệt, học viên được học kỹ thuật rang xay cafe, lựa chọn hạt cafe, pha chế cafe bằng dụng cụ đặc biệt và kỹ thuật Latte Art nâng cao.
5, Quyền lợi của học viên khi hoàn thành khóa học ngành nghề này tại trường chúng tôi
Giáo trình độc quyền
- Giáo trình được nghiên cứu và biên soạn dựa trên thực tế yêu cầu tuyển dụng của các thương hiệu đồ uống hiện nay.
- Tích hợp giữa lý thuyết và thực hành từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với nhiều mục đích khác nhau của học viên tham gia khóa học Barista. Đồng thời, giáo trình luôn cập nhật và cung cấp những kiến thức mới, xu hướng mà người tự học chưa được tiếp cận.
Phương pháp học hai chiều
- Giảng viên theo sát và hướng dẫn học viên xuyên suốt quá trình thực hành các thao tác pha chế, xử lý nguyên liệu, tác phong, phục vụ đồ uống… theo tiêu chuẩn Barista chuyên nghiệp.
- Học viên được tương tác, trao đổi trực tiếp với giảng viên là những chuyên gia về Barista, có nhiều năm kinh nghiệm về giảng dạy và thực tế làm việc. Giảng viên tận tình chia sẻ, giải đáp tất cả thắc mắc của học viên.
7 điểm nổi bật khi học tại Catiedu
- CATIEDU là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo AI vào giảng dạy
- Học viên tham gia đào tạo tại Catiedu được giảm 40% học phí so với học truyền thống
- Nhận chứng chỉ Sơ cấp tại các trường đào tạo uy tín trong nước
- Áp dụng việc học lý thuyết online với thực hành thực tế
- Miễn phí học thử và trải nghiệm khóa học của trường, luyện thi online 100%
- Miễn phí hơn 1000 khóa học kỹ năng, 500Gb tài liệu, luận văn ... tại Diendan.cati.edu.vn
- Đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong nghề
6, Tổng kết
Học Barista là bước đầu tiên để bạn chinh phục nghề Barista, công việc mà CEO Starbucks Việt
Nam đã từng tôn vinh: “Thành bại của một thương hiệu cà phê phụ thuộc 100% vào các Barista”. Đăng ký ngay khóa học pha chế Barista nếu bạn đang có mong muốn trở thành Barista hoặc ý định kinh doanh mô hình cà phê và các dòng thức uống hiện đại.
Hãy đăng ký ngay để được tư vấn viên Catiedu giải đáp thắc mắc & tư vấn hỗ trợ tuyển sinh