phukhoatap
New member
- User ID
- 179942
- Tham gia
- 7 Tháng bảy 2021
- Bài viết
- 75
- Điểm tương tác
- 0
- Địa chỉ
- Hà Nội
- Website
- phukhoatap.com
- Đồng
- 0
Các loại thuốc đặt âm đạo
- Loại chứa hormon estrogen: Estrogen làm niêm mạc âm đạo phát triển, có độ dày độ mềm mại cần thiết, tiết ra dịch âm đạo, giao hợp sẽ có hứng thú, không đau. Estrogen tạo ra lượng glycogen dồi dào, tiết ra acid lactic giúp cho môi trường âm đạo có tính acid. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có lợi phát triển, đồng thời hạn chế vi khuẩn có hại. Đặc biệt, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh thì lượng estrogen giảm sút, gây trở ngại cho sinh hoạt tình dục, làm cho các tác nhân gây bệnh dễ thâm nhập phát triển. Những khó chịu trên sẽ được giảm thiểu nhờ thuốc đặt chứa hormone.
- Loại chứa nhiều kháng sinh: Viêm âm đạo do nhiều loại vi khuẩn gây nên được gọi là viêm âm đạo không điển hình. Với trường hợp này, sử dụng thuốc đặt chứa nhiều kháng sinh là rất phù hợp vì có thể tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Tuy nhiên, chị em cũng không nên lạm dụng sử dụng thuốc này vì có thể làm mất cân bằng môi trường âm đạo hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Loại chứa một kháng sinh: Loại thuốc này để trị một tác nhân gây bệnh nhất định.
- Ví dụ: viên đặt có chứa clotrimazol, metronidazol như Metrima – M, thuốc Sdvag, viên đặt Vanober trị nấm candida và điều trị viêm âm đạo. Thuốc đặt âm đạo có hoạt chất phải tan ra được, có tác dụng tại chỗ, giữ được môi trường âm đạo trong khoảng pH=3,5 – 4,5, không gây kích ứng âm đạo.
Dùng thuốc thế nào cho an toàn hiệu quả?
- Viêm âm đạo thường do một tác nhân chính gây ra, có triệu chứng điển hình, có thể tự nhận biết hoặc khám lâm sàng. Nên làm thêm xét nghiệm dịch tiết âm đạo, soi tươi xác định sự có mặt tác nhân đó.
- Cần dùng đủ liều, trong khoảng 7 – 10 ngày, không nên quá 14 ngày. Khi đã dùng đúng mà không đáp ứng thì có thể thay thuốc.
- Không nên dùng thuốc trong thời gian dài dài vì dễ sinh kháng thuốc. Một trường hợp sinh kháng thuốc khác là dùng liều quá thấp, hoặc dùng không đều đặn lại dài ngày.
- Khi bệnh nặng, dùng thuốc đặt không hiệu quả thì có thể kết hợp thêm thuốc uống.
- Viêm âm đạo có khi tái đi tái lại (do nhiễm lại từ bên ngoài, do tự nhiễm từ chính mình). Lần đầu tiên nên chọn một thuốc đặc hiệu, có tác dụng vừa phải, rẻ tiền, chỉ khi không đáp ứng mới dùng một thuốc đặc hiệu khác mạnh hơn, đắt tiền hơn.
- Kỹ thuật đặt: Với loại viên trứng, viên nhét: Thể chất mềm. Đặt thẳng vào âm đạo, không cần thao tác gì. Với viên nén thể chất hơi cứng, khó tan chỉ dùng để đặt âm đạo. Ví dụ như tergenan, trước tiên, cần làm ẩm bằng cách nhúng viên vào nước 20-30 giây hay đặt viên lên một miếng gạc sạch để làm ẩm. Sau đó mới đặt viên vào âm đạo.
- Cách đặt: Bạn cần rửa sạch tay trước ki đặt, kẹp viên thuốc giữa hai ngón tay rồi đưa vào âm đạo. Sau đó, dùng ngón tay đẩy thuốc vào bên trong. Tư thế đặt được khuyến cáo là nửa nằm nửa ngồi hay đứng gác một chân lên ghế thấp.
Người trẻ tuổi chưa từng tự đặt bao giờ nên nhờ thầy thuốc hay một người khác đã quen đặt hướng dẫn.
- Thời gian đặt: Nên đặt vào buổi tối trước khi đi ngủ, đặt xong nằm nghỉ luôn. Nếu đặt vào lúc khác thì sau khi đặt phải nằm nghỉ vài tiếng.
- Kiêng cữ: Tránh giao hợp trong thời gian dùng thuốc đặt âm đạo nhằm làm cho thuốc có hiệu quả.
- Tránh dị ứng: Một vài trường hợp thuốc có thể gây dị ứng. Nếu nhẹ, tiếp tục liệu trình điều trị. Nếu nặng, ngừng thuốc, đổi thuốc.
- Tránh lạm dụng: Trường hợp huyết trắng sinh lý, trường hợp viêm âm đạo trẻ em không đặc hiệu (do các chất kích thích mà không do nhiễm khuẩn) thì nhất thiết không dùng thuốc đặt.
- Lạm dụng sẽ gây nên sự kháng thuốc, làm mất cân bằng sinh thái hệ vi sinh, gây bội nhiễm các tác nhân gây bệnh khác.