Trẻ Mấy Tháng Thì Được Ăn Dặm?

Smee

New member
User ID
179210
Tham gia
29 Tháng năm 2021
Bài viết
6
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Thời điểm nào nên cho bé ăn dặm là mối quan tâm của không ít cha mẹ. Đặc biệt, với các phụ huynh lần đầu làm mẹ thì việc ăn dặm cho bé không dễ dàng chút nào. Những thông tin bổ ích về chủ đề ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi dưới đây, Smee hy vọng hữu ích với cha mẹ.

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là hành trình mà cha mẹ và bé sẽ cùng nhau trải nghiệm


Ăn dặm là hành trình mà cha mẹ và bé sẽ cùng nhau trải nghiệm

Trước khi tìm hiểu về thời điểm cho bé ăn dặm, cha mẹ cũng cần biết thế nào là ăn dặm. Theo đó, ăn dặm là việc cha mẹ cho bé ăn bổ sung các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bao gồm các loại rau, thịt, tinh bột, cá, trứng, sữa, hoa quả… Các loại thực phẩm này sẽ giúp bé được bổ sung các chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần hiểu rõ rằng trong quá trình ăn dặm, bé vẫn cần phải được bú sữa đầy đủ. Sữa mẹ sẽ giúp bé tăng sức đề kháng và giảm các nguy cơ mắc bệnh. Tùy theo độ tuổi của bé, cha mẹ hãy giảm dần dần lượng sữa và tăng dần lượng thức ăn lên nhé!

Thời điểm phù hợp nhất cho bé ăn dặm là khi nào?

Chọn đúng thời điểm cho bé ăn dặm để tốt cho sức khỏe của con


Chọn đúng thời điểm cho bé ăn dặm để tốt cho sức khỏe của con

Chọn sai thời điểm cho bé ăn dặm là sai lầm của rất nhiều cha mẹ. Có nhiều gia đình thấy bé nhẹ cân và còi cọc nên cho bé ăn dặm rất sớm, khi bé còn chưa được đủ 6 tháng tuổi. Về vấn đề này, các chuyên gia khẳng định hệ tiêu hóa của bé đang còn rất non nớt, hệ miễn dịch của bé cũng chưa phát triển được toàn diện, khả năng hấp thụ của bé còn yếu ớt. Nếu cho bé ăn dặm quá sớm, bé sẽ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa vì lúc này hệ tiêu hóa của con chưa có đủ men amylase để có thể xử lý và dung nạp các nguồn thức ăn mới. Ngoài ra, nếu ép bé ăn dặm sớm thậm chí còn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Lại có không ít cha mẹ cho bé ăn dặm quá trễ, có bé 7, 8 tháng vẫn chưa bắt đầu việc ăn dặm. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng điều này có thể dẫn tới nguy cơ bé bị thiếu chất, thiếu năng lượng và suy dinh dưỡng. Hơn nữa, giai đoạn này là giai đoạn nhạy cảm để có thể hình thành khẩu vị cho bé. Nếu ăn dặm muộn thì việc tiếp nhận mùi vị của bé sẽ gặp khó khăn, bé sẽ khó có thể ăn đa dạng các loại thực phẩm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo cha mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được tròn 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của con đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Nhờ vậy, bé đã có thể hấp thu được các loại thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ. 6 tháng cũng là thời điểm bé đã bắt đầu phát triển về cân nặng và chiều cao một cách rõ rệt. Năng lượng từ sữa mẹ chỉ có thể cung cấp đủ cho bé khoảng 450kcal/ngày, trong khi nhu cầu của bé cần khoảng 700kcal/ngày. Bởi vậy, cho con yêu ăn dặm vào thời điểm 6 tháng tuổi sẽ là hợp lý và cần thiết để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.

Đâu là dấu hiệu chứng tỏ bé đã sẵn sàng ăn dặm?

Cha mẹ hãy để ý những dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm nhé!


Cha mẹ hãy để ý những dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm nhé!

Bé yêu của cha mẹ thực sự đã sẵn sàng bước vào hành trình ăn dặm khi có những dấu hiệu như bé đòi bú nhiều hơn bình thường, bé có thể ngồi được, cổ cứng cáp và biết giữ đầu thăng bằng. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác nữa như bé thích đưa đồ chơi hoặc các vật có thể cầm nắm được vào miệng, bé rất thích thú và chóp chép nhai khi được người lớn cho một chút thức ăn loãng vào miệng. Đặc biệt là khi thấy cha mẹ ăn uống, bé lộ rõ vẻ háo hức và thích thú.

Nết ăn của bé từ những ngày đầu tiên sẽ theo bé lâu dài về sau. Được ăn dặm đúng thời điểm, bé chắc chắn sẽ hợp tác và hứng thú với với những đồ ăn mới và ăn sẽ ngon miệng hơn. Bé sẽ không gặp phải tình trạng chán ăn, cha mẹ sẽ không căng thẳng về vấn đề ăn uống của con.

Cho bé ăn dặm đúng cách để bé luôn hứng thú với việc khám phá đồ ăn


Cho bé ăn dặm đúng cách để bé luôn hứng thú với việc khám phá đồ ăn

Muốn vậy, cha mẹ hãy cho bé ăn dặm đúng cách. Theo đó, hãy tuân thủ nguyên tắc cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng tới đặc, từ thức ăn tinh đến thức ăn thô, từ một loại thực phẩm đến nhiều loại. Khi sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé ngày càng tốt hơn, các chủng loại thức ăn trong một bữa ăn cũng sẽ được tăng lên.

Đặc biệt, Smee lưu ý cha mẹ hãy luôn đảm bảo thức ăn cho bé thật an toàn, sạch sẽ và lưu ý là với trẻ dưới 12 tháng, không thêm bất kỳ loại gia vị gì cho bé nhé!
 

Smee

New member
User ID
179210
Tham gia
29 Tháng năm 2021
Bài viết
6
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Cập nhật kiến thức chăm con khoa học tại Smee.com.vn ba mẹ nhé!
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom