Thái giám là người thân cận nhất và biết rõ nhất đời tư của vua; có nhiệm vụ ghi chép lại tỉ mỉ chuyện “ngự dâm” của hoàng đế với mỹ nữ...
Ở phương Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng, trong các triều đại phong kiến, thái giám là những người giúp việc không thể thiếu trong cung cấm.
Theo sử cũ, vào giai đoạn đầu triều Nguyễn, mỗi triều đại thường có khoảng 200 thái giám, bao gồm cả giám sinh (những người bẩm sinh không có bộ phận sinh dục) và giám lặt (những người tự nguyện hiến thân vào cung). Trạng Quỳnh đã có một câu đối nghịch ngợm rất nổi tiếng khi trêu chọc một vị thái giám: “Thị vào chầu, thị đứng, thị trông, thị thấy cũng muốn... thị không có ấy” (thị nghĩa là thái giám).
Trong số các viên thái giám, triều đình cũng có phân biệt. Có nhóm được hầu hạ nhà vua, truyền đạt giấy tờ, có mặt trong các buổi chầu, có người làm vệ sĩ hoặc thành các tướng tả hữu. Nhóm khác chuyên việc hầu hạ hoàng hậu, phi tần. Có nhóm chuyên theo dõi việc ăn ngủ của vua. Lại có cả những người được đấm bóp, cầm tay, xoa phấn cho các bà hoàng... Vì lẽ thế mới nói, từ thân phận thấp hèn, đại đa số thái giám lúc khởi đầu đều chỉ là những người đẹp trai, khỏe mạnh, có nhiều tài vặt: hát xướng, làm trò, đá cầu... nhưng có vị trí trọng yếu trong hoàng cung, thái giám dần dần trở nên có quyền uy, không chỉ trong cung mà cả nơi triều nội.
Những nấm mồ thái giám bị lãng quên theo thời gian
Vai trò của thái giám trở nên lớn một cách không ngờ nhờ nắm được nhiều thông tin, được các quan to nhỏ vị nể. Thế nên, nhằm tránh sự lộng quyền, nhà Nguyễn chỉ dùng thái giám để sai vặt, chứ không cho dự vào chính sự. Thái giám thân tín của vua được tuyển chọn rất kỹ; không mọc râu, ngực nhô, mông nở, giọng nói the thé, hành động yểu điệu... như phụ nữ. Công việc đặc biệt nhất và nặng nề nhất của họ là sắp đặt chuyện "ngự dâm" của nhà vua. Cụ thể, ban đêm, sau giờ vua làm việc, đọc sách, làm thơ, hoặc xem hát bội, thái giám đệ lên vua một cái khay đựng các phiến thạch ghi tên các bà phi tần. Vua đọc và chọn những phiến thạch ghi tên người muốn gặp.
Thái giám có bổn phận đem miếng phiến thạch được chọn treo trước cửa phòng của người được chọn. Người được chọn mừng rỡ “đội ơn mưa móc” liền đi tắm rửa sạch sẽ và xức một loại nước hoa đặc biệt do các bà tự tạo, sau đó choàng lên mình một tấm vải lớn và ngồi chờ... Thái giám sẽ quấn chăn, bế mỹ nhân đang độ xuân thì không mặc gì vào phòng vua, rồi lui ra ngoài.
Trong suốt thời gian vua ân ái, mọi tiếng động lúc to lúc nhỏ vang ra trong phòng, thái giám phải ghi chép lại tỉ mỉ bằng cách nghe ngóng, đếm thời gian "mây mưa" của vua với mỹ nữ, nhất là phải ghi rõ tên tuổi người đươc vua yêu, ngày giờ ngự dâm để báo cho Quốc sử quán ghi vào sổ để theo dõi những chuyện về sau. Chẳng hạn, Vua Minh Mạng thông thường mỗi đêm chấm cho thái giám gọi năm bà vào hầu, mỗi canh một bà. Trong năm bà ấy thì có khi đã có ba bà thụ thai. Vì vậy, để cẩn thận "tìm" đúng con vua, thái giám phải chuyển danh sách năm bà ấy cho Tôn nhơn phủ; phủ này lại chuyển một danh sách khác cho Quốc sử quán. Sau này, khi bà nào mãn nguyệt khai hoa, Quốc sử quán có trách nhiệm rà soát, đối chiếu xem thử từ ngày vua "đòi" đến kỳ sinh nở có đúng ngày đúng tháng không.
Theo sử sách, việc chọn lựa người để ân ái là do vua chúa quyết định, nhưng các thái giám cũng có nhiều “mánh khóe” để có thể tiếp thị với bậc đế vương nên chọn bà nào. Do đó, nhiều thái giám rất được các bà đút lót quà bánh để được vua chúa “sủng ái” nhiều lần. Có nhiều bà khinh thường thái giám nên suốt đời chưa bao giờ được nhìn thấy mặt người đàn ông quyền lực duy nhất chốn cung cấm.
Để chứng minh thực quyền này của thái giám, câu chuyện tình một đêm của bà hoàng Ngọc Hoan là một ví dụ điển hình. Là người làng Long Phúc (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), bà Dương Thị Ngọc Hoan không có tài sắc gì, nhưng được chị gái - ái phi của Chúa Trịnh Doanh - đưa vào làm cung tần của Trịnh Sâm. Sách Hoàng Lê nhất thống chí ghi: "Sau khi vào cung, Dương Thị Ngọc Hoan vẫn ngày đêm sống cô quạnh. Bỗng một đêm, bà nằm mơ thấy vị thần đem cho tấm tranh có vẽ đầu rồng. Bà không hiểu đó là điềm gì, đem hỏi viên hoạn quan là Khê trung hầu. Khê trung hầu biết chắc là điềm sinh thánh".
Thế là hôm sau, khi Chúa Trịnh Sâm cho vời cung tần Ngọc Khoan vào hầu, Khê trung hầu cố ý giả nghe lầm, đưa ngay Ngọc Hoan đến. Thấy bà, Chúa có vẻ không thích, nhưng đã gọi đến, không nỡ đuổi ra và miễn cưỡng ái ân. Sau đó, Chúa đòi Khê trung hầu vào trách mắng. Khê trung hầu cúi đầu tạ tội, đoạn thuật rõ đầu đuôi chuyện Ngọc Hoan nằm mơ cho Chúa nghe. Chúa nín lặng không nói sao cả.
Bà Ngọc Hoan trải qua một đêm mặn nồng với Chúa, liền có thai ngay. Đến kỳ, bà sinh ra một trai, tên Trịnh Khải (còn có tên khác là Trịnh Tông). Đó là năm Quí Mùi, Cảnh Hưng 24 (1763).
Như vậy, rõ là có những chuyện cung cấm tế nhị... chỉ thái giám biết, có thể làm và làm tốt!
Ở phương Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng, trong các triều đại phong kiến, thái giám là những người giúp việc không thể thiếu trong cung cấm.
Theo sử cũ, vào giai đoạn đầu triều Nguyễn, mỗi triều đại thường có khoảng 200 thái giám, bao gồm cả giám sinh (những người bẩm sinh không có bộ phận sinh dục) và giám lặt (những người tự nguyện hiến thân vào cung). Trạng Quỳnh đã có một câu đối nghịch ngợm rất nổi tiếng khi trêu chọc một vị thái giám: “Thị vào chầu, thị đứng, thị trông, thị thấy cũng muốn... thị không có ấy” (thị nghĩa là thái giám).
Trong số các viên thái giám, triều đình cũng có phân biệt. Có nhóm được hầu hạ nhà vua, truyền đạt giấy tờ, có mặt trong các buổi chầu, có người làm vệ sĩ hoặc thành các tướng tả hữu. Nhóm khác chuyên việc hầu hạ hoàng hậu, phi tần. Có nhóm chuyên theo dõi việc ăn ngủ của vua. Lại có cả những người được đấm bóp, cầm tay, xoa phấn cho các bà hoàng... Vì lẽ thế mới nói, từ thân phận thấp hèn, đại đa số thái giám lúc khởi đầu đều chỉ là những người đẹp trai, khỏe mạnh, có nhiều tài vặt: hát xướng, làm trò, đá cầu... nhưng có vị trí trọng yếu trong hoàng cung, thái giám dần dần trở nên có quyền uy, không chỉ trong cung mà cả nơi triều nội.
Những nấm mồ thái giám bị lãng quên theo thời gian
Vai trò của thái giám trở nên lớn một cách không ngờ nhờ nắm được nhiều thông tin, được các quan to nhỏ vị nể. Thế nên, nhằm tránh sự lộng quyền, nhà Nguyễn chỉ dùng thái giám để sai vặt, chứ không cho dự vào chính sự. Thái giám thân tín của vua được tuyển chọn rất kỹ; không mọc râu, ngực nhô, mông nở, giọng nói the thé, hành động yểu điệu... như phụ nữ. Công việc đặc biệt nhất và nặng nề nhất của họ là sắp đặt chuyện "ngự dâm" của nhà vua. Cụ thể, ban đêm, sau giờ vua làm việc, đọc sách, làm thơ, hoặc xem hát bội, thái giám đệ lên vua một cái khay đựng các phiến thạch ghi tên các bà phi tần. Vua đọc và chọn những phiến thạch ghi tên người muốn gặp.
Thái giám có bổn phận đem miếng phiến thạch được chọn treo trước cửa phòng của người được chọn. Người được chọn mừng rỡ “đội ơn mưa móc” liền đi tắm rửa sạch sẽ và xức một loại nước hoa đặc biệt do các bà tự tạo, sau đó choàng lên mình một tấm vải lớn và ngồi chờ... Thái giám sẽ quấn chăn, bế mỹ nhân đang độ xuân thì không mặc gì vào phòng vua, rồi lui ra ngoài.
Trong suốt thời gian vua ân ái, mọi tiếng động lúc to lúc nhỏ vang ra trong phòng, thái giám phải ghi chép lại tỉ mỉ bằng cách nghe ngóng, đếm thời gian "mây mưa" của vua với mỹ nữ, nhất là phải ghi rõ tên tuổi người đươc vua yêu, ngày giờ ngự dâm để báo cho Quốc sử quán ghi vào sổ để theo dõi những chuyện về sau. Chẳng hạn, Vua Minh Mạng thông thường mỗi đêm chấm cho thái giám gọi năm bà vào hầu, mỗi canh một bà. Trong năm bà ấy thì có khi đã có ba bà thụ thai. Vì vậy, để cẩn thận "tìm" đúng con vua, thái giám phải chuyển danh sách năm bà ấy cho Tôn nhơn phủ; phủ này lại chuyển một danh sách khác cho Quốc sử quán. Sau này, khi bà nào mãn nguyệt khai hoa, Quốc sử quán có trách nhiệm rà soát, đối chiếu xem thử từ ngày vua "đòi" đến kỳ sinh nở có đúng ngày đúng tháng không.
Theo sử sách, việc chọn lựa người để ân ái là do vua chúa quyết định, nhưng các thái giám cũng có nhiều “mánh khóe” để có thể tiếp thị với bậc đế vương nên chọn bà nào. Do đó, nhiều thái giám rất được các bà đút lót quà bánh để được vua chúa “sủng ái” nhiều lần. Có nhiều bà khinh thường thái giám nên suốt đời chưa bao giờ được nhìn thấy mặt người đàn ông quyền lực duy nhất chốn cung cấm.
Để chứng minh thực quyền này của thái giám, câu chuyện tình một đêm của bà hoàng Ngọc Hoan là một ví dụ điển hình. Là người làng Long Phúc (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), bà Dương Thị Ngọc Hoan không có tài sắc gì, nhưng được chị gái - ái phi của Chúa Trịnh Doanh - đưa vào làm cung tần của Trịnh Sâm. Sách Hoàng Lê nhất thống chí ghi: "Sau khi vào cung, Dương Thị Ngọc Hoan vẫn ngày đêm sống cô quạnh. Bỗng một đêm, bà nằm mơ thấy vị thần đem cho tấm tranh có vẽ đầu rồng. Bà không hiểu đó là điềm gì, đem hỏi viên hoạn quan là Khê trung hầu. Khê trung hầu biết chắc là điềm sinh thánh".
Thế là hôm sau, khi Chúa Trịnh Sâm cho vời cung tần Ngọc Khoan vào hầu, Khê trung hầu cố ý giả nghe lầm, đưa ngay Ngọc Hoan đến. Thấy bà, Chúa có vẻ không thích, nhưng đã gọi đến, không nỡ đuổi ra và miễn cưỡng ái ân. Sau đó, Chúa đòi Khê trung hầu vào trách mắng. Khê trung hầu cúi đầu tạ tội, đoạn thuật rõ đầu đuôi chuyện Ngọc Hoan nằm mơ cho Chúa nghe. Chúa nín lặng không nói sao cả.
Bà Ngọc Hoan trải qua một đêm mặn nồng với Chúa, liền có thai ngay. Đến kỳ, bà sinh ra một trai, tên Trịnh Khải (còn có tên khác là Trịnh Tông). Đó là năm Quí Mùi, Cảnh Hưng 24 (1763).
Như vậy, rõ là có những chuyện cung cấm tế nhị... chỉ thái giám biết, có thể làm và làm tốt!