Trong bán kính 5km của dự án Thảo Điền Green sắp có gì?
1. Tuyến Metro Bến Thành - Suối tiên
1.1. Mục đích xây dựng
Tuyến Metro đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh với mục đích chính là giảm thời gian di chuyển nội thành từ quận 1 đến thành phố Thủ Đức, ngoại thành từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bình Dương và Đồng Nai. Các tuyến metro có tốc độ cao hơn vì lối đi được xây dựng riêng với các loại phương tiện thông thường, nhờ đó lượt đưa đón khách trong ngày sẽ tăng đáng kể, tiết kiệm thời gian cho những người bận rộn.
Tuyến metro số 1 có thời gian dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021, tuyến đường này chạy song song với Xa Lộ Hà Nội nên được mong đợi sẽ giảm phần nào sự ùn tắc trên đường.
Những nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Hàn, Nhật, Singapore,... đều có các hệ thống tàu sắt metro tốc độ cao, thể hiện được hình ảnh của một đô thị hiện đại, cân bằng sự phát triển kinh tế xã hội và thói quen sinh hoạt của người dân.
Tuyến metro có chiều dài 19,7 km trong đó gồm có 2,6 km tầng hầm và 17,1 km trên cao
1.2. Sự tác động của tuyến metro đến đời sống xã hội và cấu trúc đô thị
Việt Nam là nước mà phần lớn người dân sử dụng xe máy làm phương tiện di chuyển chính. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có đông dân nhất nước, nên số lượng xe lưu thông trên đường gần như trong tình trạng quá tải, luôn có sự tắc nghẽn vào giờ giờ cao điểm làm cho đời sống sinh hoạt của người dân có phần chậm trễ.
Hệ thống metro đi vào hoạt động sẽ làm thay đổi thói quen đi lại của người dân thành phố, trên đường sẽ giảm được số lượng lớn phương tiện đi lại cá nhân. Đặc biệt là khi diện tích nhiều con đường tại thành phố Hồ Chí Minh còn nhỏ hẹp so với số lượng lớn xe cộ lưu thông mỗi giờ. Với ưu điểm là tốc độ di chuyển lên đến 110km/h giúp tiết kiệm thời gian đáng kể. Khi người dân quen với việc sử dụng phương tiện này, thói quen sinh hoạt cũng theo đó thay đổi, phong cách sống hiện đại và nhanh nhẹn sẽ rất sớm hình thành và lan tỏa trong cộng đồng.
Về cấu trúc đô thị, khi có tuyến đường trên cao thì không gian thành phố cũng được nâng lên một bậc. Từ đây, các kiến trúc thượng tầng sẽ được đầu tư nhiều hơn và kéo theo sự tái cấu trúc đô thị, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở những khu vực đang phát triển. Đối với những nơi còn nhiều quỹ đất trống, nên có kế hoạch xây dựng làng đô thị gắn với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, có môi trường sống tốt và thân thiện với người dân.
Màu biểu trưng của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên là màu đỏ thẫm
2. Tuyến đường từ đường Nguyễn Văn Hưởng đến Xa Lộ Hà Nội
Đường Nguyễn Văn Hưởng là trục đường chính của phường Thảo Điền, có độ rộng và chiều dài lớn nhất và tập trung nhiều dự án chung cư, trường quốc tế. Để tạo điều kiện cho sự lưu thông bên dưới cầu Sài Gòn và khu vực dân cư xung quanh. Dự án này cũng mở rộng đường ra vào khu vực Thảo Điền từ 3 nút thành 4 nút: nút đường Võ Trường Toản - Nguyễn Ư Dĩ, đường Quốc Hương, đường Thảo Điền và thêm vào đó là nút Nguyễn Văn Hưởng - Xuân Thủy.
Mở rộng đường Xa lộ Hà Nội
Đường Xa Lộ Hà Nội là tuyến đường dẫn chính vào thành phố Hồ Chí Minh đi qua các quận 2, Thủ Đức, Bình Thạnh, QL1, dẫn đến cảng Cát Lái, long Phước, bến xe miền Đông và kết nối các trục đường sắt metro Bến Thành - Suối Tiên.
Mục tiêu là nâng cấp đường Xa Lộ Hà Nội từ 8 làn xe lên 16 làn xe điểm đầu từ chân cầu Sài Gòn 2 đến điểm tiếp giáp với cầu Đồng Nai mới. Việc mở rộng đường sẽ rút ngắn thời gian di chuyển ra vào nội thành thông qua tuyến đường huyết mạch này, giảm tình trạng kẹt xe, ô nhiễm không khí góp phần đem đến sự thuận lợi trong đời sông sinh hoạt của cư dân tại khu vực Thảo Điền
Dự án có tổng chiều dài 1,5 km với tổng vốn đầu tư dự án là 199,9 tỷ đồng
3. Hệ thống cầu Thủ Thiêm
Hệ thống 5 cây cầu Thủ Thiêm có mục đích xây dựng nhằm tăng tính kết nối khu vực Thủ Thiêm đến các khu vực lân cận. Trong đó cầu Thủ Thiêm 1 đã được đưa vào sử dụng, nối quận 2 đến Bình Thạnh. Cầu Thủ Thiêm 2 đang trong giai đoạn nước rút để hoàn thành trước 30/4/2022, cầu này sẽ giúp thông xe từ quận 2 đến quận 1. Cầu Thủ Thiêm 3 và Thủ Thiêm 4 đang trong quá trình chuẩn bị xây dựng, cầu Thủ Thiêm 3 sẽ bắt từ quận 2 sang quận 4 và cầu Thủ Thiêm 4 sẽ tạo lối đi thẳng từ quận 2 đến quận 7.
Ngoài ra, cầu đi bộ trong khu đô thị Thủ Thiêm được triển khai thi công vào đầu năm 2021, đây sẽ là lối đi bộ kết nối khu vực Thủ Thiêm với công viên Bạch Đằng quận 1. Như thế, dự kiến trong tương lai khu đô thị Thủ Thiêm sẽ có 5 cây cầu kết nối với những khu vực xung quanh tạo điều kiện thuận tiện trong di chuyển và hạn chế vấn đề ùn tắc giao thông.
Việc đẩy nhanh xây dựng hệ thống cầu kết nối giao thông rất cần thiết.
Xa hơn là hai công trình giao thông có ảnh hưởng không kém đến sự phát triển quận 2
4. Đường vành đai 2
Đường vành đai 2 nối từ đại lộ Nguyễn Văn Linh qua nút giao Mỹ Thủy thuộc quận 2, qua cầu Phú Hữu quận 9, kết nối với đường Xa Lộ Hà Nội, tuyến đường Phạm Văn Đồng và quốc lộ 1A ở đoạn đi qua quận Thủ Đức. Dự án có tổng chiều dài 64km, rộng từ 6 đến 10 làn xe chạy qua các quận 7, 8, 2, 9, 12, Thủ Đức và các huyện Hóc Môn, Bình Tân, Bình Chánh.
Đây là tuyến đường có ý nghĩa to lớn trong việc quy hoạch giao thông của thành phố Hồ Chí Minh, giúp giảm thiểu được tình trạng ùn tắc và tai nạn từ các xe tải trọng lớn. Đường vành đai 2 góp phần giảm mật độ di chuyển của các xe vận tải đi vào nội thành khi chở hàng từ miền Đông sang miền Tây và ngược lại.
Sau khi được kết nối với toàn bộ tuyến đường trong khu vực thì đây là điều kiện để thúc đẩy hạ tầng khu Đông phát triển. Thị trường bất động sản cũng thu hút đầu tư hơn và bộ mặt của khu vực này cũng sẽ có sự đổi mới.
Toàn tuyến dài 70 km là tuyến đường bộ đô thị cấp 1 vòng tròn ở TP.HCM
5. Vòng xoay Mỹ Thủy
Hệ thống cầu vượt và hầm chui tại nút giao Mỹ Thủy quận 2 với vốn đầu tư 838 tỷ đồng được xây dựng với mục đích giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông vào cảng Cát Lái. Đây hiện là cảng lớn nhất Việt Nam với 85% số lượng container vận chuyển hàng của thành phố Hồ Chí Minh di chuyển qua đây. Nút giao Mỹ Thủy là điểm cắt giữa tuyến đường dẫn vào cảng Cát Lái, bến phà Cát Lái và đường Vành Đai 2.
Công trình gồm 4 phần: hầm chui từ đường Vành đai 2 đến cảng Cát Lái, tầng 2 là vòng xoay, tầng 3 xây dựng cầu vượt trên đường Vành đai 2 và tầng 4 là cầu vượt từ Cát Lái về cầu Phú Mỹ thuộc quận 7.
Vòng xoay Mỹ Thủy được xem là trọng điểm giao thông của phía Đông thành phố. Mục đích xây dựng là để thông thoáng quãng đường vận chuyển hàng hóa đến cảng Cát Lái cũng như việc di chuyển đến khu công nghệ cao quận 9 và về cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.
Công trình có ổng đầu tư gần 840 tỷ đồng dự kiến sẽ hoàn thành sau 2 năm
6. Dự án Thảo Điền Green thừa hưởng những tiện ích giao thông khu vực
Những dự án giao thông kể trên đều nằm trong kế hoạch nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tăng sự thông thoáng đường phố, đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư. Điều đáng chú ý, các công trình trên đều có vị trí liên hệ với quận 2 - khu Đông thành phố Hồ Chí Minh.
Vì lý do này, Thảo Điền Green Towers được đánh giá là dự án có vị trí vàng tại khu vực. Tọa lạc trên con đường chính lớn nhất của phường Thảo Điền là đường Nguyễn Văn Hưởng gồm 25 tầng cao và 2 tầng hầm.
Sở hữu nhiều tiện ích ngoại khu và nội khu cao cấp, giá trị của khu căn hộ này dự đoán sẽ ở mức cao. Nhất là khi thị trường bất động sản tại Thảo Điền quận 2 luôn được săn đón bởi các nhà đầu tư.
Từ khi ra mắt, thông tin dự án Thảo Điền Green được đăng tải nhiều trên các trang chuyên bất động sản. Giá bán các căn hộ 2pn, 3pn, view sông và tầng cao thuộc dự án đều có lượt tìm kiếm cao và dự đoán sẽ ở mức 80 triệu trên mỗi mét vuông.
Green Towers Residence ược xem là khu căn hộ đáng sống nằm trên trục đường chính khu Thảo Điền
Truy cập trang Arental hoặc liên hệ hotline 0904 667 858 để nhận cập nhật thông tin cập về giá và chính sách bán hàng sớm nhất từ chủ đầu tư.