ĐIỂM DANH 8 TRIỆU CHỨNG SỎI THẬN KHÔNG NÊN CHỦ QUAN

Dược sĩ An Chu

New member
User ID
179125
Tham gia
24 Tháng năm 2021
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Bệnh sỏi thận ngày càng trở nên phổ biến. Thời gian đầu khi viên sỏi còn nhỏ thường không có dấu hiệu điển hình nhưng qua thời gian chúng có thể gia tăng về kích thước gây nên nhiều khó chịu. Do đó, việc phát hiện sớm triệu chứng bệnh sỏi thận là vô cùng quan trọng.

8 biểu hiện bệnh sỏi thận điển hình nhất

Đau vùng mạn sườn thắt lưng, đau lưng


Nguyên nhân gây đau là do sỏi di chuyển qua niệu quản (đoạn tiếp nối giữa thận và bàng quang) làm tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu. Khi đó, nước tiểu sẽ bị ứ trệ tại thận và người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện cơn đau quặn thận với tính chất đau dữ dội vùng lưng, bên dưới xương sườn. Khi sỏi tiếp tục di chuyển xuống bàng quang, cơn đau sẽ lan tỏa tới vùng bụng, háng.

Trong trường hợp sỏi thận nhỏ, nằm trong bể thận thì sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ, đôi khi có thể nhầm lẫn với chứng đau lưng do bệnh xương khớp, thoái hóa khớp…

Tiểu rắt, tiểu nhiều lần

Sỏi thận có thể gây tiểu rắt lên đến 10 – 15 lần/ngày dù không uống quá nhiều nước. Nguyên nhân là do sỏi thận mắc kẹt trong niệu quản, điều này có thể làm chậm hoặc ngừng dòng chảy nước tiểu khiến người bệnh bị tiểu rắt, tiểu són vài giọt…

Tiểu buốt, tiểu rát, khó chịu khi đi tiểu

Viên sỏi có cạnh sắc nhọn và cọ xát vào niêm mạc tiết niệu hoặc khi sỏi di chuyển đến điểm nối giữa niệu quản - bàng quang, bàng quang – niệu đạo, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng bí tiểu, tiểu đau, tiểu rát.

Tiểu ra máu, nước tiểu có màu bất thường

Nguyên nhân thường là do sỏi di chuyển trong đường tiết niệu cọ xát và làm trầy xước niêm mạc đường niệu, dẫn đến chảy máu. Đây là một trong những biểu hiện sỏi thận dễ nhận biết nhất.

Nước tiểu đục, mùi hôi khó chịu, có mủ.

Nước tiểu có mùi hôi thối và có mủ chứng tỏ có hiện tượng nhiễm trùng tại thận hoặc một số vị trí khác như bàng quang, niệu quản. Biểu hiện sỏi thận này thường dễ bị bỏ qua trong thời kỳ đầu mắc bệnh.

Buồn nôn, nôn

Sỏi thận có thể kích hoạt các dây thần kinh chạy từ thận đến đường tiêu hóa, gây đau bụng cấp tính kèm theo buồn nôn, nôn mửa.

Sốt cao, ớn lạnh

Sốt cao, ớn lạnh, rét run… là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng tại thận - một biến chứng nguy hiểm do sỏi thận gây ra.

Giảm khả năng vận động, sức khỏe giảm sút

Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đi lại hay vận động mạnh, thậm chí là ngồi yên cũng không thoải mái. Việc đi tiểu cũng là một trở ngại lớn vì đau buốt nhiều, làm suy giảm chát lượng cuộc sống và mất tập trung trong công việc.
Lời khuyên để phòng ngừa và điều trị sỏi thận hiệu quả

Mục tiêu điều trị sỏi thận là giảm nhanh các triệu chứng, loại bỏ sỏi và phòng ngừa sỏi tái phát. Để đạt mục tiêu này, bạn hãy thực hiện theo những lời khuyên sau:

Dùng viên uống thảo dược hỗ trợ trị sỏi thận: Hiện nay, việc kết hợp sử dụng các viên uống thảo dược để bào mòn sỏi và giảm nguy cơ sỏi tái phát là giải pháp được các chuyên gia tiết niệu đánh giá cao. Nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye chứa 7 thành phần thảo dược Kim tiền thảo, Xa tiền tử, Râu mèo, Râu ngô, Nhọ nồi, Bán biên liên, Hoàng bá. Trong đó, Kim tiền thảo từ lâu được ví như “khắc tinh” của sỏi thận, sỏi tiết niệu khi vừa giúp kiềm hóa nước tiểu, ngăn ngừa lắng đọng khoáng chất tạo sỏi; vừa giúp lợi tiểu để tăng bào mòn sỏi nhằm dễ dàng tống đẩy sỏi ra ngoài.

Trên thực tế, hàng ngàn người bệnh bị sỏi thận, sỏi tiết niệu đã hết tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu khó; tránh được nguy cơ phải mổ/tán sỏi nhiều lần nhờ biết đến một sản phẩm an toàn và chất lượng như Stonebye.

- Uống nhiều nước: Bạn nên uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày.

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi: Những trái cây như bưởi, cam, chanh, kiwi,… có chứa nhiều

- Ăn giảm muối: Bạn không nên ăn quá 2,3g muối/ngày, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp chứa hàm lượng muối cao như cá khô, thịt hộp, dưa muối....

- Hạn chế protein động vật: Ăn nhiều protein từ các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn,… làm tăng nguy cơ xuất hiện sỏi uric. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng các protein thực vật có trong các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,… thay thế cho nguồn protein động vật.

- Cân bằng 2 nhóm thực phẩm chứa canxi và oxalat: Để phòng ngừa sỏi tăng kích thước sỏi và ngăn chặn nguy cơ tái phát sỏi, trong khẩu phần ăn bạn nên cân bằng hai nhóm thực phẩm này.

- Tập thể dục đều đặn: Vận động thường xuyên giúp hạn chế sự lắng đọng, tích tụ của các tinh thể tạo sỏi thận.

- Hạn chế chất kích thích (rượu, bia, cà phê): Các chất này khi vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi acid uric, gây mất nước và tổn thương thận.

- Không nhịn tiểu, không ngồi quá lâu một chỗ: Bạn nên vận động nhẹ nhàng sau mỗi 2 – 3 giờ làm việc một chỗ để không làm lắng đọng các khoáng chất tạo sỏi trong thận.

- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Để đánh giá đáp ứng với điều trị thông qua kích thước sỏi cũng như phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ sỏi thận.
 

phukhoatap

New member
User ID
179942
Tham gia
7 Tháng bảy 2021
Bài viết
75
Điểm tương tác
0
Địa chỉ
Hà Nội
Website
phukhoatap.com
Đồng
0
Nguyên nhân gây đau là do sỏi di chuyển qua niệu quản (đoạn tiếp nối giữa thận và bàng quang) làm tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu. Khi đó, nước tiểu sẽ bị ứ trệ tại thận và người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện cơn đau quặn thận với tính chất đau dữ dội vùng lưng, bên dưới xương sườn. Khi sỏi tiếp tục di chuyển xuống bàng quang, cơn đau sẽ lan tỏa tới vùng bụng, háng.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom