➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Dược sỹ Hồ Hà
New member
Tụt huyết áp đột ngột có thể khiến bạn bị ngã, chấn thương, nghiêm trọng hơn là gặp những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Chính vì vậy, bạn cần tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về cách xử trí nhanh khi gặp tình trạng này để có thể tự bảo vệ cho chính mình và người thân. Các bước sơ cứu nhanh khi bị tụt huyết áp
Tụt huyết áp thường xảy ra đột ngột với các dấu hiệu điển hình như choáng váng, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, đầu óc quay cuồng, nhìn mờ, buồn nôn, chân tay lạnh, mệt mỏi…
Nếu gặp phải các biểu hiện này, bạn nên tạm thời ngừng ngay mọi việc và nhờ sự trợ giúp của mọi người xung quanh (nếu có thể) hoặc tự thực hiện sơ cứu cho bản thân mình theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Từ từ nằm xuống trên một mặt bằng phẳng, gác hai chân lên cao hơn đầu để giúp đẩy máu đến tim và não, lưu ý không gối đầu. Hoặc có thể ngồi xuống, co hai chân, vòng tay ôm lấy chân để ép hai chân về phía bụng và cúi đầu xuống chạm gối, tư thế này cũng giúp tăng lượng máu lên não.
Bước 2: Uống một ly trà gừng ấm, nếu không có trà gừng có thể uống 2 cốc nước lọc hoặc 1 cốc nước đường, nước muối nhằm kéo huyết áp lên nhanh hơn.
Bước 3: Dùng ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến huyệt thái dương và day đi day lại vào 2 huyệt thái dương nằm ở cuối mi mắt. Thực hiện khoảng 30 lần để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Bước 4: Nếu có máy đo huyết áp nên kiểm tra huyết áp thường xuyên để đánh giá chỉ số, tránh để huyết áp tụt thấp quá mức.
Bước 5: Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng và nằm nghỉ ngơi đến khi khỏe hẳn. Lưu ý khi huyết áp đã ổn trở lại, nếu muốn đứng dậy cần vận động tay chân một lúc để máu lưu thông và đứng lên từ từ để không bị tụt huyết áp nữa.
Khi bị tụt huyết áp nên uống một cốc trà gừng
Đa phần nếu sơ cứu đúng cách, cơn tụt huyết áp chỉ xuất hiện thoáng qua, người bệnh sẽ hồi phục bình thường sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, có những trường hợp bị tụt huyết áp nặng, với những biểu hiện như: Thở nhanh, nông, mạch đập nhanh và yếu, da lạnh, tái nhợt, vã mồ hôi, nhầm lẫn, lơ mơ, lú lẫn, ngất xỉu, hôn mê…. Khi đó cần phải khẩn trương đưa người bệnh đi cấp cứu vì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sốc, suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Cần làm gì để phòng ngừa tụt huyết áp tái phát?
Ngoài các bước sơ cứu trên, để phòng ngừa bị tụt huyết áp trở lại, bạn nên lưu ý:
- Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột, không đột ngột đứng lên khi đang ngồi hoặc nằm vì dễ gây hạ huyết áp tư thế.
- Tránh ngồi vắt chéo chân, tránh đứng hoặc ngồi lâu ở một tư thế, tránh tắm nước nóng lâu.
- Uống đủ nước 8 - 10 ly/ngày, tránh xa các loại đồ uống dễ gây tụt huyết áp như rượu, bia.
- Sử dụng thêm tất/vớ nén y khoa nếu bị hạ huyết áp tư thế. Nên chọn loại dài quá đầu gối, vớ nén có độ đàn hồi cao giúp ngăn ứ máu ở chân nên sẽ cải thiện được tình trạng hạ huyết áp cho bạn.
- Ăn mặn hơn, ăn nhiều thực phẩm bổ máu như các loại rau lá xanh thẫm, bí đỏ, thịt đỏ, cá biển, đậu đỗ, hải sản…
- Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa/ngày, tránh ăn quá no hoặc hoạt động ngay sau khi ăn.
- Tập thể thao hằng ngày sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu và điều hòa ổn định huyết áp.
- Sử dụng các sản phẩm thảo dược có tác dụng bổ máu, tăng cường lưu thông máu và nâng huyết áp tốt, điển hình như viên uống Hồng Mạch Khang chứa Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân. Kết quả nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy, sau 60 ngày sử dụng sản phẩm này, 96.7% người bệnh không còn bị tụt huyết áp đột ngột, huyết áp nâng cao ổn định, tình trạng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, mệt mỏi cải thiện rõ rệt. Bạn có thể lắng nghe cảm nhận về sản phẩm trong video sau:
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã biết được khi bị tụt huyết áp nên làm gì, từ đó hạn chế được rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, bạn hãy duy trì một thói quen sống tích cực, khi đó tình trạng tụt huyết áp sẽ không còn làm phiền đến cuộc sống của bạn.