Triple A Solution
Triple A Solution
Từ xưa đến nay, căn bếp không chỉ là nơi giữ lửa cho gia đình mà còn cung cấp năng lượng sống cho cả nhà và mang đến sự hưng thịnh cho gia đình. Bố trí phòng bếp hợp phong thủy sẽ giúp “thu hút” tài lộc cho gia đình cũng như mang lại sức khỏe dồi dào, cuộc sống sung túc. Ngày nay, không gian bếp ngày càng được chú trọng với thiết kế đa dạng, độc đáo và tối đa hóa công năng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những mẫu thiết kế nhà đẹp và hiện đại nhé!
1. Các mẫu thiết kế không gian bếp đẹp
Thiết kế bếp đẹp chữ U: Khu vực bếp được thiết kế với dạng hình chữ U không khép kín, bao quanh bởi ba mặt tủ bếp và tủ để đồ. Thiết kế bếp chữ U tạo nên không gian nấu nướng biệt lập và linh hoạt trong cách sử dụng. Trong trường hợp phòng ăn có diện tích nhỏ, bếp chữ U có thể biến một cạnh bếp thành quầy bar hay bàn soạn thức ăn với không gian mở.
Thiết kế bếp đẹp chữ L: Đây là kiểu thiết kế phổ biến hiện nay với góc vuông mở ra hai cạnh, tận dụng triệt để các góc trong nhà. Vị trí bếp nấu được rút ngắn tạo cảm giác thông thoáng, tận dụng tối đa không gian trống từ hai phía.
Thiết kế bếp đẹp một phía: Thiết kế bếp một phía được sử dụng cho nhà có bề ngang từ 4m trở xuống để tận dụng chiều dài và nới rộng không gian theo bề ngang. Di chuyển trong khu vực bếp trở nên dễ dàng hơn cũng như hạn chế tối đa sự bất tiện trong việc nấu nướng.
Thiết kế bếp đẹp với vách ngăn kính: Vách ngăn kính được sử dụng để ngăn chia 2 khu vực riêng biệt như các vách ngăn thông thường. Ưu điểm nổi bật của vách ngăn kính chính là sự linh hoạt, gọn, nhẹ và dễ sử dụng. Đặc biệt, vách ngăn kính giúp không gian trở nên thông thoáng hơn, không bị hạn chế bởi tường và tràn ngập ánh sáng.
Thiết kế bếp đẹp với vách ngăn gỗ tự nhiên: Vách ngăn gỗ tự nhiên sở hữu mẫu mã đa dạng, hình thức đẹp cùng tính thẩm mỹ cao, bền bỉ theo thời gian. Các loại gỗ tự nhiên được sử dụng phổ biến gồm có gỗ sồi, gỗ xoan đào,… thể hiện được sự sang trọng và đẳng cấp cho phòng bếp của gia chủ.
Thiết kế bếp đẹp với vách ngăn CNC: Vách ngăn CNC hay còn được gọi là vách ngăn gỗ công nghiệp được gia công cắt gọt bằng máy CNC, thường sử dụng chất liệu gỗ công nghiệp. Điểm độc đáo của vách ngăn CNC chính là những hoa văn đặc sắc với thiết kế đa dạng. Ngoài việc phân định không gian thì vách ngăn CNC còn có tác dụng trang trí và đảm bảo lưu thông không khí, ánh sáng.
Thiết kế bếp đẹp có quầy bar: Nhiều gia đình chọn cách thiết kế phòng khách và phòng bếp liên thông với nhau nhằm tạo sự thông thoáng, rộng rãi cho căn phòng. Để tối đa hóa diện tích sử dụng, quầy bar được dùng để phân chia khu vực phòng khách và phòng bếp giúp nới rộng không gian tụ tập, tiếp khách và sinh hoạt.
Thiết kế bếp đẹp với vách ngăn bằng cây xanh: Sử dụng cây xanh để phân chia không gian sống là một giải pháp sáng tạo cũng như mang lại sức sống cho căn nhà. Những loại cây leo trồng thành giàn tạo thành một tấm rèm cây xanh tươi mát, vừa đẹp mắt, vừa tạo cảm giác thoải mái cho gia chủ. Đây là một trong những cách bố trí phòng bếp đẹp và đơn giản.
2. Nguyên tắc thiết kế không gian bếp hợp phong thủy
Với ý nghĩa phong thủy quan trọng, việc bố trí không gian bếp phải đảm bảo theo các quan niệm và nguyên tắc phong thủy. Theo đó, đòi hỏi kiến trúc sư cần phải tính toán phương vị đặt bếp sao cho phù hợp với niên mệnh của gia chủ.
2.1 Đặt bếp theo hướng phong thủy
Theo các chuyên gia thiết kế bếp theo phong thủy và các chuyên gia phong thủy, hướng tốt cho nhà bếp là hướng Nam, Tây, Đông Bắc và các hướng xấu là hướng đứng nấu quay lưng lại với hướng nhà. Ngoài ra, không nên đặt bếp đối diện với cửa chính vì năng lượng tốt của phòng bếp dễ bị thất thoát, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia chủ. Không được đặt bếp ở hướng chính Bắc sẽ khiến gia đạo bất hòa, không sung túc.
2.2 Kích thước kệ, tủ bếp hợp lý
Một thiết kế nhà bếp đẹp phải đảm bảo không gian hợp lý, không quá rộng cũng như không quá chật hẹp. Theo phong thủy nhà bếp, khi thiết kế nhà bếp sở hữu không gian quá mở, quá rộng sẽ khiến tài lộc, may mắn và sự ấm áp bị cuốn ra ngoài.
Tuy nhiên, thiết kế nhà bếp quá nhỏ hoặc quá kín sẽ gây ra sự u ám, lạnh lẽo, âm khí tích tụ không tốt cho phong thủy nhà bếp. Ngoài ra, thiết kế nhà bếp quá kín cũng hại cho sức khỏe khi tràn ngập khói, bụi mù mịt và dầu mỡ. Với các gian bếp cho diện tích nhỏ, chật hẹp cần có biện pháp thông khí hợp lý giúp cho việc nấu nướng thoải mái, tạo cảm giác dễ chịu.
3. Nguyên tắc tam giác vàng trong thiết kế không gian nhà bếp
Ba vị trí mà người nội trợ di chuyển nhiều nhất trong khu vực bếp chính là bếp nấu, chậu rửa bát và tủ lạnh. Dựa vào tính chất của các vị trí đó mà nguyên tắc tam giác bếp đã được ra đời và được ứng dụng phổ biến từ năm 1950.
Tam giác bếp được biết đến như một nguyên tắc tiêu chuẩn để bố trí và sắp xếp nhà bếp hiệu quả, vừa thuận tiện công năng, vừa đáp ứng tính thẩm mỹ. Đặc biệt nó còn có tác dụng giúp việc di chuyển của người nội trợ là ngắn nhất.
Khu vực nấu (bếp nấu), khu vực rửa (chậu rửa), khu vực lưu trữ thực phẩm (tủ lạnh, giá lưu trữ đồ khô) là ba vị trí hình thành tam giác bếp. Và tam giác bếp đạt hiệu quả cao nhất khi 3 khu vực này được sắp xếp gần nhau.
3.1 Chất liệu nội thất bếp
Nội thất phòng bếp hiện đại hỗ trợ rất nhiều cho việc nấu nướng cũng như mang đến cảm giác thoải mái nhất cho những người phụ nữ đảm đang. Trong tất cả chất liệu, gỗ sồi hay MDF, HDF, CDF chống ẩm thường được ưa chuộng nhất. Những vật liệu này có cấu tạo kháng ẩm cao, chống mối mọt và có bề mặt diện tích lớn giúp thỏa mãn ý tưởng thiết kế.
Bên cạnh đó, gỗ được xem là một loại vật liệu thú vị với đủ chủng loại, kiểu vân, màu sắc từ nhạt đến đậm cùng cách xử lý bề mặt khác nhau. Mang trong mình tính ứng dụng cao, vật liệu nội thất cho không gian bếp đại diện cho cá tính phóng khoáng của gia chủ, sang trọng và không bao giờ lỗi thời.
3.2 Ánh sáng phòng bếp
Khu vực bếp lò và bồn rửa bát đòi hỏi được chiếu sáng vừa đủ thấp để có thể nấu nướng và làm sạch. Bằng cách bố trí thâm ánh sáng tinh tế, các kiến trúc sư sẽ tạo nên sự chú ý đặt biệt cho không gian phòng bếp.
Đối với bàn bếp, đèn chiếu sáng là rất cần thiết và đặc biệt ở những nhà bếp lớn. Khi được thiết kế khéo léo, những ánh đèn phía dưới tủ bếp có thể soi sáng cho bề mặt đá granite hay cẩm thạch của bàn bếp. Chiếu sáng còn mang lại hiệu quả làm cho thức ăn trông hấp dẫn hơn.
Nếu cầu kỳ hơn, bạn có thể nhấn nhá điểm chiếu sáng ở các hốc tường được bố trí cách nhau ở những vị trí đặc trưng. Có thể dùng đèn điện treo hoặc đèn treo nhiều ngọn cố định với màu sắc đơn giản sẽ giúp không gian rộng hơn cũng như tầm nhìn không bị che khuất.
3.3 Bàn thờ Táo quân cho bếp
Đây là một điểm lưu ý quan trọng cho việc thờ cúng liên quan đến phong thủy cũng như phong tục tập quán của người Việt. Bố trí vị trí bàn thờ Táo quân hợp lý sẽ giúp cho việc cúng kiếng thuận tiện và nâng cao đời sống tinh thần của gia chủ.
4. Đơn vị thi công nội thất không gian bếp đẹp và hiện đại
Triple A Solution tự hào là đơn vị thiết kế và thi công nội thất uy tín, chất lượng, cung cấp giải pháp tối ưu cho không gian sống của khách hàng. Liên hệ ngay đến Hotline 083 488 8808 để nhận những xu hướng thiết kế đẹp mắt mới mất!
1. Các mẫu thiết kế không gian bếp đẹp
Thiết kế bếp đẹp chữ U: Khu vực bếp được thiết kế với dạng hình chữ U không khép kín, bao quanh bởi ba mặt tủ bếp và tủ để đồ. Thiết kế bếp chữ U tạo nên không gian nấu nướng biệt lập và linh hoạt trong cách sử dụng. Trong trường hợp phòng ăn có diện tích nhỏ, bếp chữ U có thể biến một cạnh bếp thành quầy bar hay bàn soạn thức ăn với không gian mở.
Thiết kế bếp đẹp chữ L: Đây là kiểu thiết kế phổ biến hiện nay với góc vuông mở ra hai cạnh, tận dụng triệt để các góc trong nhà. Vị trí bếp nấu được rút ngắn tạo cảm giác thông thoáng, tận dụng tối đa không gian trống từ hai phía.
Thiết kế bếp đẹp một phía: Thiết kế bếp một phía được sử dụng cho nhà có bề ngang từ 4m trở xuống để tận dụng chiều dài và nới rộng không gian theo bề ngang. Di chuyển trong khu vực bếp trở nên dễ dàng hơn cũng như hạn chế tối đa sự bất tiện trong việc nấu nướng.
Thiết kế bếp đẹp với vách ngăn kính: Vách ngăn kính được sử dụng để ngăn chia 2 khu vực riêng biệt như các vách ngăn thông thường. Ưu điểm nổi bật của vách ngăn kính chính là sự linh hoạt, gọn, nhẹ và dễ sử dụng. Đặc biệt, vách ngăn kính giúp không gian trở nên thông thoáng hơn, không bị hạn chế bởi tường và tràn ngập ánh sáng.
Thiết kế bếp đẹp với vách ngăn gỗ tự nhiên: Vách ngăn gỗ tự nhiên sở hữu mẫu mã đa dạng, hình thức đẹp cùng tính thẩm mỹ cao, bền bỉ theo thời gian. Các loại gỗ tự nhiên được sử dụng phổ biến gồm có gỗ sồi, gỗ xoan đào,… thể hiện được sự sang trọng và đẳng cấp cho phòng bếp của gia chủ.
Thiết kế bếp đẹp với vách ngăn CNC: Vách ngăn CNC hay còn được gọi là vách ngăn gỗ công nghiệp được gia công cắt gọt bằng máy CNC, thường sử dụng chất liệu gỗ công nghiệp. Điểm độc đáo của vách ngăn CNC chính là những hoa văn đặc sắc với thiết kế đa dạng. Ngoài việc phân định không gian thì vách ngăn CNC còn có tác dụng trang trí và đảm bảo lưu thông không khí, ánh sáng.
Thiết kế bếp đẹp có quầy bar: Nhiều gia đình chọn cách thiết kế phòng khách và phòng bếp liên thông với nhau nhằm tạo sự thông thoáng, rộng rãi cho căn phòng. Để tối đa hóa diện tích sử dụng, quầy bar được dùng để phân chia khu vực phòng khách và phòng bếp giúp nới rộng không gian tụ tập, tiếp khách và sinh hoạt.
Thiết kế bếp đẹp với vách ngăn bằng cây xanh: Sử dụng cây xanh để phân chia không gian sống là một giải pháp sáng tạo cũng như mang lại sức sống cho căn nhà. Những loại cây leo trồng thành giàn tạo thành một tấm rèm cây xanh tươi mát, vừa đẹp mắt, vừa tạo cảm giác thoải mái cho gia chủ. Đây là một trong những cách bố trí phòng bếp đẹp và đơn giản.
2. Nguyên tắc thiết kế không gian bếp hợp phong thủy
Với ý nghĩa phong thủy quan trọng, việc bố trí không gian bếp phải đảm bảo theo các quan niệm và nguyên tắc phong thủy. Theo đó, đòi hỏi kiến trúc sư cần phải tính toán phương vị đặt bếp sao cho phù hợp với niên mệnh của gia chủ.
2.1 Đặt bếp theo hướng phong thủy
Theo các chuyên gia thiết kế bếp theo phong thủy và các chuyên gia phong thủy, hướng tốt cho nhà bếp là hướng Nam, Tây, Đông Bắc và các hướng xấu là hướng đứng nấu quay lưng lại với hướng nhà. Ngoài ra, không nên đặt bếp đối diện với cửa chính vì năng lượng tốt của phòng bếp dễ bị thất thoát, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia chủ. Không được đặt bếp ở hướng chính Bắc sẽ khiến gia đạo bất hòa, không sung túc.
2.2 Kích thước kệ, tủ bếp hợp lý
Một thiết kế nhà bếp đẹp phải đảm bảo không gian hợp lý, không quá rộng cũng như không quá chật hẹp. Theo phong thủy nhà bếp, khi thiết kế nhà bếp sở hữu không gian quá mở, quá rộng sẽ khiến tài lộc, may mắn và sự ấm áp bị cuốn ra ngoài.
Tuy nhiên, thiết kế nhà bếp quá nhỏ hoặc quá kín sẽ gây ra sự u ám, lạnh lẽo, âm khí tích tụ không tốt cho phong thủy nhà bếp. Ngoài ra, thiết kế nhà bếp quá kín cũng hại cho sức khỏe khi tràn ngập khói, bụi mù mịt và dầu mỡ. Với các gian bếp cho diện tích nhỏ, chật hẹp cần có biện pháp thông khí hợp lý giúp cho việc nấu nướng thoải mái, tạo cảm giác dễ chịu.
3. Nguyên tắc tam giác vàng trong thiết kế không gian nhà bếp
Ba vị trí mà người nội trợ di chuyển nhiều nhất trong khu vực bếp chính là bếp nấu, chậu rửa bát và tủ lạnh. Dựa vào tính chất của các vị trí đó mà nguyên tắc tam giác bếp đã được ra đời và được ứng dụng phổ biến từ năm 1950.
Tam giác bếp được biết đến như một nguyên tắc tiêu chuẩn để bố trí và sắp xếp nhà bếp hiệu quả, vừa thuận tiện công năng, vừa đáp ứng tính thẩm mỹ. Đặc biệt nó còn có tác dụng giúp việc di chuyển của người nội trợ là ngắn nhất.
Khu vực nấu (bếp nấu), khu vực rửa (chậu rửa), khu vực lưu trữ thực phẩm (tủ lạnh, giá lưu trữ đồ khô) là ba vị trí hình thành tam giác bếp. Và tam giác bếp đạt hiệu quả cao nhất khi 3 khu vực này được sắp xếp gần nhau.
3.1 Chất liệu nội thất bếp
Nội thất phòng bếp hiện đại hỗ trợ rất nhiều cho việc nấu nướng cũng như mang đến cảm giác thoải mái nhất cho những người phụ nữ đảm đang. Trong tất cả chất liệu, gỗ sồi hay MDF, HDF, CDF chống ẩm thường được ưa chuộng nhất. Những vật liệu này có cấu tạo kháng ẩm cao, chống mối mọt và có bề mặt diện tích lớn giúp thỏa mãn ý tưởng thiết kế.
Bên cạnh đó, gỗ được xem là một loại vật liệu thú vị với đủ chủng loại, kiểu vân, màu sắc từ nhạt đến đậm cùng cách xử lý bề mặt khác nhau. Mang trong mình tính ứng dụng cao, vật liệu nội thất cho không gian bếp đại diện cho cá tính phóng khoáng của gia chủ, sang trọng và không bao giờ lỗi thời.
3.2 Ánh sáng phòng bếp
Khu vực bếp lò và bồn rửa bát đòi hỏi được chiếu sáng vừa đủ thấp để có thể nấu nướng và làm sạch. Bằng cách bố trí thâm ánh sáng tinh tế, các kiến trúc sư sẽ tạo nên sự chú ý đặt biệt cho không gian phòng bếp.
Đối với bàn bếp, đèn chiếu sáng là rất cần thiết và đặc biệt ở những nhà bếp lớn. Khi được thiết kế khéo léo, những ánh đèn phía dưới tủ bếp có thể soi sáng cho bề mặt đá granite hay cẩm thạch của bàn bếp. Chiếu sáng còn mang lại hiệu quả làm cho thức ăn trông hấp dẫn hơn.
Nếu cầu kỳ hơn, bạn có thể nhấn nhá điểm chiếu sáng ở các hốc tường được bố trí cách nhau ở những vị trí đặc trưng. Có thể dùng đèn điện treo hoặc đèn treo nhiều ngọn cố định với màu sắc đơn giản sẽ giúp không gian rộng hơn cũng như tầm nhìn không bị che khuất.
3.3 Bàn thờ Táo quân cho bếp
Đây là một điểm lưu ý quan trọng cho việc thờ cúng liên quan đến phong thủy cũng như phong tục tập quán của người Việt. Bố trí vị trí bàn thờ Táo quân hợp lý sẽ giúp cho việc cúng kiếng thuận tiện và nâng cao đời sống tinh thần của gia chủ.
4. Đơn vị thi công nội thất không gian bếp đẹp và hiện đại
Triple A Solution tự hào là đơn vị thiết kế và thi công nội thất uy tín, chất lượng, cung cấp giải pháp tối ưu cho không gian sống của khách hàng. Liên hệ ngay đến Hotline 083 488 8808 để nhận những xu hướng thiết kế đẹp mắt mới mất!