dienmattroi96
Sinh Thái Nông Nghiệp Việt
- User ID
- 176131
- Tham gia
- 20 Tháng mười 2020
- Bài viết
- 92
- Điểm tương tác
- 0
- Tuổi
- 41
- Địa chỉ
- Bắc Ninh
- Website
- tbdbacninh.vn
- Đồng
- 0
Ngộ độc thực phẩm và những điều bạn nên biết
Ngộ độc thực phẩm (hay còn gọi là ngộ độc thức ăn hoặc trúng thực) không phải là một vấn đề hiếm gặp. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh trong thời gian ngắn (cấp tính) và khá nghiêm trọng, có thể gây đe dọa tính mạng, cần được cấp cứu can thiệp kịp thời.
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Tình trạng ngộ độc thực phẩm (hay ngộ độc thức ăn, trúng thực) xảy ra khi bạn ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh, hoặc do ăn phải thức ăn ôi thiu, nấm mốc.
Trường hợp bị trúng thực nhẹ, người bệnh thường cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các ca ngộ độc nặng, biểu hiện những triệu chứng dữ dội hơn cần phải được nhập viện để điều trị và theo dõi.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thực phẩm là gì?
Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp bao gồm:
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến ngay trung tâm y tế nếu có các dấu hiệu ngộ độc nặng, đặc biệt khi xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em:
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là gì?
Bạn có thể bị ngộ độc nếu ăn phải thức ăn hoặc nước uống nhiễm độc tố, thường đến từ:
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thức ăn là gì?
Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Mặc dù vậy, rủi ro ở một số người có thể cao hơn những người khác bởi các yếu tố như:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những thủ thuật y tế dùng trong chẩn đoán ngộ độc thực phẩm là gì?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ bệnh sử, bao gồm:
Người bị ngộ độc thức ăn nên làm gì?
Khi bị trúng thực, điều quan trọng là bạn cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào và uống oresol để bù nước, điện giải. Tuy nhiên, với trẻ bị ngộ độc thực phẩm, bạn không nên cố gắng ép trẻ nôn vì điều này rất dễ làm bé sặc.
Nếu người bệnh bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, bạn hãy hô hấp nhân tạo. Nếu người bệnh hôn mê, bạn hãy đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, phòng chất nôn tràn vào phổi. Sau khi sơ cứu, bạn hãy nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện để được điều trị.
Đâu là cách chữa ngộ độc thực phẩm hiệu quả?
Đối với phần lớn bệnh nhân, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn không thể tự phục hồi, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng ngộ độc thực phẩm, bác sĩ sẽ đề xuất hướng điều trị phù hợp. Chúng có thể gồm:
Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của ngộ độc thực phẩm là gì?
Bạn có thể kiểm soát và thuyên giảm các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nếu áp dụng các biện pháp sau:
Khi sau khi nôn hết thức ăn, dạ dày và ruột sẽ rất yếu. Vì vậy, người bệnh phải chú ý dùng các loại thực phẩm không gây khó chịu. Nếu vẫn chưa biết bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Các cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm là gì?
Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn, chứa nhiều hóa chất độc hại đang diễn tiến hết sức phức tạp. Cẩn thận trong khâu chọn lựa và chế biến thực phẩm sẽ giúp bạn bảo vệ chính bản thân và người thân trong gia đình trước nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe trên. Việc này có thể gồm:
Ngộ độc thực phẩm (hay còn gọi là ngộ độc thức ăn hoặc trúng thực) không phải là một vấn đề hiếm gặp. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh trong thời gian ngắn (cấp tính) và khá nghiêm trọng, có thể gây đe dọa tính mạng, cần được cấp cứu can thiệp kịp thời.
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Tình trạng ngộ độc thực phẩm (hay ngộ độc thức ăn, trúng thực) xảy ra khi bạn ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh, hoặc do ăn phải thức ăn ôi thiu, nấm mốc.
Trường hợp bị trúng thực nhẹ, người bệnh thường cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các ca ngộ độc nặng, biểu hiện những triệu chứng dữ dội hơn cần phải được nhập viện để điều trị và theo dõi.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thực phẩm là gì?
Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp bao gồm:
- Ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy
- Đau bụng
- Sốt
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng
- Chán ăn
- Đau cơ
- Ớn lạnh
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến ngay trung tâm y tế nếu có các dấu hiệu ngộ độc nặng, đặc biệt khi xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em:
- Thường xuyên nôn mửa
- Nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu
- Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày
- Đau bụng dữ dội
- Nhiệt độ trong miệng cao hơn 38,6oC
- Mắt trũng, khát nước, khô miệng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, cơ thể yếu trầm trọng, hoa mắt, chóng mặt
- Tầm nhìn bị mờ, cơ yếu và ngứa ran cánh tay
- Tay hoặc chân lạnh
- Thở nhanh hoặc thở dốc
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là gì?
Bạn có thể bị ngộ độc nếu ăn phải thức ăn hoặc nước uống nhiễm độc tố, thường đến từ:
- Bản chất nguồn gốc thực phẩm chứa sẵn độc tố
- Thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc hóa chất
- Nấm mốc phát triển từ thức ăn để lâu bị ôi thiu
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thức ăn là gì?
Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Mặc dù vậy, rủi ro ở một số người có thể cao hơn những người khác bởi các yếu tố như:
- Tuổi tác: quá trình lão hóa khiến cho hệ miễn dịch của bạn bị yếu đi và không phản ứng lại với vi khuẩn gây hại.
- Mang thai: quá trình mang thai dẫn đến một số thay đổi trong chuyển hóa và tuần hoàn, khiến bạn có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm. Phản ứng của bạn có thể tệ hơn trong khi mang thai.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: đây là lứa tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện.
- Người mắc bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường, bệnh gan hoặc HIV/AIDS.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những thủ thuật y tế dùng trong chẩn đoán ngộ độc thực phẩm là gì?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ bệnh sử, bao gồm:
- Thời gian mắc bệnh
- Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm
- Thực phẩm bạn đã tiêu thụ
Người bị ngộ độc thức ăn nên làm gì?
Khi bị trúng thực, điều quan trọng là bạn cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào và uống oresol để bù nước, điện giải. Tuy nhiên, với trẻ bị ngộ độc thực phẩm, bạn không nên cố gắng ép trẻ nôn vì điều này rất dễ làm bé sặc.
Nếu người bệnh bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, bạn hãy hô hấp nhân tạo. Nếu người bệnh hôn mê, bạn hãy đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, phòng chất nôn tràn vào phổi. Sau khi sơ cứu, bạn hãy nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện để được điều trị.
Đâu là cách chữa ngộ độc thực phẩm hiệu quả?
Đối với phần lớn bệnh nhân, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn không thể tự phục hồi, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng ngộ độc thực phẩm, bác sĩ sẽ đề xuất hướng điều trị phù hợp. Chúng có thể gồm:
- Bù nước và chất điện giải để khắc phục tình trạng mất nước do tiêu chảy hoặc nôn
- Uống thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây trúng thực đến từ vi khuẩn
- Sử dụng một số loại thuốc như loperamide hoặc bismuth subsalicylate nếu bạn không sốt và không tiêu chảy ra máu
Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của ngộ độc thực phẩm là gì?
Bạn có thể kiểm soát và thuyên giảm các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Để cho dạ dày nghỉ ngơi bằng cách hạn chế ăn trong vài giờ.
- Uống nhiều nước và nên uống từng ngụm nhỏ. Lưu ý không dùng thức uống chứa cồn hay caffeine.
- Khi bắt đầu ăn uống lại, bạn nên chọn những thức ăn nhạt, ít béo, dễ tiêu hóa.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn do bệnh và mất nước khiến bạn yếu đi và mệt mỏi.
Khi sau khi nôn hết thức ăn, dạ dày và ruột sẽ rất yếu. Vì vậy, người bệnh phải chú ý dùng các loại thực phẩm không gây khó chịu. Nếu vẫn chưa biết bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Các loại thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa. Những món ăn dễ tiêu hóa sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho ruột và dạ dày. Một số món ăn dễ tiêu hóa phổ biến gồm bột yến mạch, khoai tây nghiền nấu chín, các loại trái cây mềm…
- Nước. Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn thường bị nôn và tiêu chảy. Do đó, cơ thể mất nước rất nhiều, từ đó mất cân bằng điện giải. Vì vậy, việc bổ sung nước sau khi ngộ độc thức ăn là rất quan trọng. Bên cạnh nước, bạn cũng có thể uống oresol để bù chất điện giải cho cơ thể.
- Thực phẩm chứa lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Việc bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột sau khi bị ngộ độc thức ăn sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột. Yogurt chính là thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi nhất.
Các cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm là gì?
Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn, chứa nhiều hóa chất độc hại đang diễn tiến hết sức phức tạp. Cẩn thận trong khâu chọn lựa và chế biến thực phẩm sẽ giúp bạn bảo vệ chính bản thân và người thân trong gia đình trước nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe trên. Việc này có thể gồm:
- Chọn mua những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không hết hạn sử dụng, có xuất xứ rõ ràng
- Bảo quản những thức ăn chưa chế biến và đã chế biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp
- Không nên để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ thường quá hai giờ
- Thực hiện quy tắc ăn chín uống sôi
- Đảm bảo dụng cụ chế biến thức ăn sạch sẽ
- Khi đi ăn ngoài, nên chọn ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn bụi bẩn, ẩm thấp…
- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn