Đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp

phanlawvietnam

New member
User ID
177867
Tham gia
20 Tháng một 2021
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
Tuổi
34
Đồng
0
Cùng tác giả
Mỗi một sản phẩm, dịch vụ trên thị trường đều được gắn liền với một nhãn hiệu cần bảo hộ. Tuy nhiên muốn được bảo vệ thì nhãn hiệu đó phải đáp ứng các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Sau đó doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký để yêu cầu xác lập quyền đối với đối tượng đó. Vì theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu muốn được bảo hộ trước hết phải đáp ứng được các điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định hiện hành.

Dieu-kien-dang-ky-nhan-hieu.jpeg

Điều kiện đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp.
Những điều cần biết về điều kiện đăng ký nhãn hiệu
Không phải bất cứ nhãn hiệu nào khi nộp đơn đăng ký cũng đều được cấp văn bằng bảo hộ. Chỉ có những nhãn hiệu đáp ứng được điều kiện cũng như không thuộc các trường hợp ngoại trừ thì mới được phê duyệt.

Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Ngoài các điều kiện chung thì nhãn hiệu của doanh nghiệp muốn bảo hộ phải bảo đảm không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 73 Luật này. Những trường hợp đó bao gồm:

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Dieu-kien-dang-ky-nhan-hieu-1-550x321.png

Điều kiện về quyền đăng ký nhãn hiệu.
Điều kiện về quyền đăng ký nhãn hiệu
Quyền đăng ký nhãn hiệu cũng là một trong những điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi thực hiện thủ tục này. Vì chỉ có những chủ thể quy định tại Điều 88 Luật này mới có quyền tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Theo đó:

– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu

– Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

Trên đây là thông tin chung về điều kiện đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp. Để biết cách thực hiện thủ tục này hiệu quả nhất, bạn có thể liên hệ Phan Law Vietnam để được tư vấn.

Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam
Trang chủ: phan.vn
Tổng đài: 0794808888
Tổng đài hôn nhân: 1900599995
Email: info@phan.vn
Địa chỉ:
- 224 - 226 Nguyễn Phúc Nguyên, P.09, Q.3, TP.HCM.
- 91 Nguyễn Khuyến, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, Hà Nội.
- 160 Trần Nguyên Hãn, Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom