➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
cmmbvietnam
New member
Trình độ B1 là trình độ đầu của bậc trung cấp về khả năng sử dụng ngoại ngữ, và tương đương Ielts 6.5 tiếng Anh. Thi đạt chứng chỉ B1 là yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho những học viên muốn sang Đức theo diện du học tất cả các cấp
1. Vì sao phải đạt được B1 để du học Đức?
Đây là câu hỏi mà ai cũng sẽ đặt ra khi tìm hiểu về chương trình du học nghề tại Đức. Tại sao lại là B1 mà không phải A2 hay B2 hay cao hơn nữa là C1?
Trình độ B1 là trình độ đầu của bậc trung cấp về khả năng sử dụng ngoại ngữ, và tương đương Ielts 6.5 tiếng Anh. Thi đạt chứng chỉ B1 là yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho những học viên muốn sang Đức theo diện du học tất cả các cấp: cấp 3, học nghề, đại học, thạc sỹ...Sang Đức học viên còn phải tiếp tục hoàn thành các khóa học dự bị ngoại ngữ đạt trình độ cao hơn B2, C1 rồi mới tiếp tục vào chương trình học chính thức.
Vậy khi đạt được B1 thì chúng ta có thể đạt được khả năng sử dụng ngôn ngữ ra sao?
Trình độ B1 – Trung cấp: Có thể hiểu được các ý chính nếu người đối thoại nói chuẩn và nếu nội dung câu chuyện liên quan đến các ngữ cảnh quen thuộc như công việc, trường học, giải trí… Có thể tự vượt qua được hầu hết các vấn đề giao tiếp khi du lịch. Có thể diễn đạt một cách đơn giản và logic về các chủ đề cá nhân thường nhật. Đã có thể kể về các kinh nghiệm, sự kiện, ước mơ và hy vọng. Có thể giải thích đơn giản về các kế hoạch và dự định.
Từ A1 đến B1, chúng ta có thể học liền mạch, và nó sự liên kết hoàn hảo và vẫn có thể đạt được với hầu hết những ai chăm chỉ, quyết tâm và có phương pháp học phù hợp. Tuy nhiên càng lên trình độ cao sẽ càng khó, từ trình độ B1 sang B2 (trình độ cao hơn của bậc trung cấp về khả năng sử dụng ngoại ngữ) lại hoàn toàn khác và nó cần một sự cố gắng cực kỳ cao cũng như khả năng tự học, tự rèn luyện của học viên.
2. Tiếng Đức B1 có đủ dùng tại Đức?
Có thể nói hơn 90% học viên sang Đức học nghề là với trình độ B1 và 100% học viên sang Đức đều sốc nặng vì trong 6 tháng đầu gần như “câm - điếc”, đặc biệt với chương trình học có nhiều từ mới, từ chuyên ngành, cấu trúc ngôn ngữ phức tạp.
Để khẳng định 100% rằng tiếng Đức B1 qua Đức không đủ dùng thì là hoàn toàn sai. Nhưng thực sự sẽ có những khó khăn nhất định, đặc biệt trong thời gian đầu. Một số lý do khiến học viên Việt Nam khi sang Đức gặp rất nhiều khó khăn với tiếng Đức như sau:
Để cải thiện, và để có thể có một vốn tiếng Đức “đủ dùng” khi bước chân sang Đức, mình rút ra những kinh nghiệm sau:
- Cần luôn khẳng định: tiếng Đức rất khó.
- Cùng thi đỗ B1 nhưng không có nghĩa trình độ ai cũng tương đương. Hầu hết học viên có B1 là B1 “vớt” tức là thi đi thi lại nhiều lần, điểm thi thấp, nghĩa là còn chưa đạt được trình độ cứng của B1.
- Không tiếp tục học sau khi đã đỗ được B1 “vớt”. Hầu hết thời gian từ khi thi đỗ B1 đến khi bay là “xõa”, “mất động lực”. Với ngôn ngữ thì đã “đỗ vớt” sau đó lại ngừng học thì rất nhanh chóng bị tụt lại vạch xuất phát.
- Khả năng Nghe - Nói là thảm họa: Khi ở Việt Nam môi trường giao tiếp quá ít vì thế khi tiếp xúc một môi trường mới sẽ cảm thấy sốc. Nghe còn kém, nói còn ấp úng do phản xạ nói chưa tốt. Phát âm sai cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng nghe nói của học viên. Khi sang Đức với những ai chăm chỉ giao tiếp thì trình độ sẽ lên dần, và ngược lại.
- Từ vựng và cấu trúc cực kỳ yếu. Chưa kể sẽ có những vùng sử dụng nhiều tiếng địa phương, kể cả với trình độ B2 thì cũng sẽ phải mất một khoảng thời gian để làm quen, huống chi với trình độ B1.
- Vốn từ vựng chuyên ngành còn hạn chế. Vì thế khi tham gia học nghề, đặc biệt là du học nghề điều dưỡng, vốn từ chuyên sâu, từ vựng dài và khó, với B1 có lẽ sẽ không đủ để có thể học tốt chương trình du học nghề điều dưỡng tại Đức.
- Học viên Việt Nam hay thích tụ tập lại với nhau dù ở nơi ở, nơi học tập hay đi vui chơi, ít kết giao/không biết cách kết giao với bạn người Đức nên tiếng không tiến bộ được.
Để tự học thì cần phải có động lực, và cách học hiệu quá. Hãy nghĩ và tạo cho mình cách học tiếng Đức hiệu quả như sau:
Tham khảo thêm bí kíp học tiếng Đức hiệu quả
- B1 chỉ là điều kiện “vòng gửi xe” - đích đến của chúng ta không phải là B1.
- Sự quyết tâm, không bao giờ nghĩ học bây giờ là thừa, là quá sớm. Mỗi khi rảnh, chúng ta đều học tiếng Đức, không cần học quá nhiều quá lâu, quan trọng là đều đặn.
- Lập cho mình một thói quen rằng mỗi ngày, mỗi tháng phải tiếp xúc tiếng Đức liên tục, không ngắt quãng. Hãy yêu thích nó, sử dụng nó mỗi ngày như tiếng mẹ đẻ.
- Học thụ động, đó là hãy sử dụng Radio hay xem các Video về tiếng Đức trên Youtube mỗi khi làm gì đó. Như vậy kể cả đang làm việc khác nhưng chúng ta vẫn có thể nghe và ngấm dần vào não bộ những từ mới, các phát âm chuẩn của chúng.
- Về ngữ pháp, cần sử dụng đúng khi viết câu và cố gắng hình thành câu theo những mẫu câu đã có sẵn. Mỗi ngày, cần trau dồi ngữ pháp với cuốn Grammatik Aktiv. Mạnh dạn nói, sai cố gắng sửa như vậy mới có sự tự nhiên khi giao tiếp.
Tóm lại, với B1 sẽ không ai dám khẳng định có đủ dùng hay không. Nhưng với B1 của những người chăm chỉ học, chịu khó giao tiếp, tự tạo môi trường tiếng Đức cho bản thân thì sẽ hoàn toàn có thể đủ dùng. Sự tiếp xúc, nhận thức, mối liên kết tương quan khi mới qua Đức sẽ tốt hơn những bạn lười. Những bạn chỉ chăm chú thi B1 lấy lệ, rồi qua Đức thì B1 sẽ hoàn toàn không đủ để sử dụng.
Trên đây là một vài chia sẻ, cũng như có thể xen lẫn những điều thực tế mà học sinh du học nghề tại Đức đã trải qua. Nó sẽ có đúng hoặc sai, đây là những tương đồng ý kiến. Mọi người có thể tham khảo.
----------------------
Trung tâm Tiếng Đức CMMB Việt Nam
Vp. Hà Nội: Đức Đại Office, 302 Nguyễn Trãi, Nam Từ Liêm
Vp. Sài Gòn: 72/29/1A Phan Đăng Lưu, P. 5, Quận Phú Nhuận.
Hotline (Viber, Zalo, Whatsapp):
Hà Nội: 0986.504.482
Sài Gòn: 0948.701.380/ 0962.388.871
cmmbvietnam@gmail.com