dienmattroi96
Sinh Thái Nông Nghiệp Việt
- User ID
- 176131
- Tham gia
- 20 Tháng mười 2020
- Bài viết
- 92
- Điểm tương tác
- 0
- Tuổi
- 41
- Địa chỉ
- Bắc Ninh
- Website
- tbdbacninh.vn
- Đồng
- 0
Tên sản phẩm | Hạt giống Lúa lai F1 GS999 | ||||||||||||||||||||
Loại sản phẩm | Hạt giống Lúa Lai | ||||||||||||||||||||
Quy cách đóng gói | gói PE 1kg/bao 20kg | ||||||||||||||||||||
Khối lượng | 20 kg | ||||||||||||||||||||
Nguồn gốc xuất xứ | – GS999 có nguồn gốc từ Chengdu, Sichuan, China. – do Công Ty Cổ Phần Đại Thành nhập khẩu và cung ứng tại Việt Nam. Thông qua hệ thống khảo nghiệm Quốc Gia được đánh giá là giống triển vọng có những đặc tính tốt: – Cây con chịu rét tốt, sinh trưởng phát triển khỏe. Chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt bệnh đạo ôn, khô vằn và bạc lá vụ Mùa. Năng suất cao chất lượng gạo tốt, được Bộ NN & PTNT công nhận là giống cây mới vào tháng 12 năm 2016. | ||||||||||||||||||||
1. Cách bảo quản | – Bảo quản hạt giống nơi khô ráo và thoáng mát. – Không sử dụng hạt giống sau thu hoạch để làm giống cho vụ sau vì năng suất sẽ giảm. | ||||||||||||||||||||
Hình ảnh sản phẩm | |||||||||||||||||||||
QUY TRÌNH KỸ THUẬT GIEO TRỒNG | I. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC GS999 là giống lúa lai ba dòng có thời gian sinh trưởng ngắn: miền Bắc: vụ Xuân 115 – 120 ngày; vụ Mùa 95 – 100 ngày – Chiều cao cây thấp: 95 – 100 cm, cứng cây, chống đổ tốt. – Khả năng đẻ nhánh khỏe & chịu rét tốt. – Cây gọn, lá đòng to bền, vẫn giữ được màu xanh khi lúa chín. – Chống chịu tốt với bệnh đạo ôn và rầy nâu. – Thể hiện ưu thế vượt trội trên đất vàn và vàn cao (chủ động tưới tiêu). Tuyệt đối không gieo cấy trên đất trũng, đất bị ô nhiễm nguồn nước… – Trỗ nhanh, tập trung & thoát cổ bông; bông dài, khá to, tỷ lệ hạt chắc/bông rất cao, hạt thóc màu vàng sáng. – Hạt gạo thon dài >7,2 mm, trắng trong; cơm ngon vị đậm, có mùi thơm. Rất thích hợp cho xuất khẩu và người ăn có khẩu vị cơm ngon, chất lượng cao. – Năng suất trung bình 7,0- 8,0 tấn/ha vụ Xuân; 6,5-7,0 tấn vụ Mùa; thâm canh cao đạt trên 12 tấn/ha. | ||||||||||||||||||||
KỸ THUẬT CANH TÁC | 1. Thời vụ gieo cấy – Cấy vụ Xuân muộn, Mùa sớm Tuỳ theo lịch thời vụ ở địa phương để gieo trồng cho phù hợp. Mạ dược cấy khi mạ được: 3,5 –4,0 lá; mạ sân hoặc dầy xúc cấy khi mạ được 3 – 3,5 lá. 2. Kỹ thuật làm mạ 2.1. Chuẩn bị hạt giống: – Lượng hạt giống: Chỉ cần 01 hộp 0,5kg/sào 360m2; 03 hộp(1,5kg) /1000m2 và 30 hộp (15kg)/ha đối với lúa cấy ở miền Bắc. – Ngâm ủ: Xử lý hạt giống trong nước ấm 540C (3 sôi + 2 lạnh) trong vòng 15 phút để diệt trừ nấm bệnh & kích thích nảy mầm, lượng nước khi ngâm cần ngập 3-5 lần lượng thóc.Vớt bỏ các hạt lép, lửng & tạp chất sau đó ngâm vào nước sạch trong thời gian từ 14 – 16 giờ, cứ 4 – 5 giờ thì thay nước rửa chua 1 lần, đãi sạch trong nước sạch đến khi không còn mùi chua để ráo nước rồi đem đi ủ ấm khoảng 24 – 36 giờ. Lưu ý trong điều kiện vụ Xuân thời tiết lạnh cần phải giữ nhiệt đủ ấm thời gian ủ sẽ kéo dài hơn: Ủ khoảng 36 – 40 giờ). Hạt giống phải được ủ ấm bằng vải bông (Cotton), không để hạt thóc bị khô hoặc chua trong khi ủ. Nếu thấy nóng quá hoặc có mùi chua thì phải mở ra rửa sạch mùi chua rồi đem ủ tiếp đến khi nẩy mầm. Khi rễ dài bằng hạt thóc, mầm dài bằng 1/3 – 1/2 hạt thóc thì đem đi gieo. 2.2. Gieo mạ và chăm sóc – Gieo mạ: Sau khi kiểm tra thấy thóc giống nứt nanh thì hôm sau làm đất để gieo ngay. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để có mạ tốt, phát triển đồng đều, sạch bệnh, đủ mạ. 3. Kỹ thuật sản xuất lúa cấy 3.1. Mật độ cấy: Lúa cấy mật độ 35 – 40 khóm/m2, cấy 1 – 2 dảnh/khóm 3.2. Bón phân cho lúa: Bón đạm vừa phải, tăng cường bón phân kali. Lượng phân bón cho đất có dinh dưỡng trung bình khá như sau:
– Cách bón phân: Tập trung bón phân sớm và đúng thời điểm để nâng cao năng suất của giống: + Bón lót trước khi bừa cấy: Toàn bộ số phân chuồng, phân lân và 30% đạm urê (1-2 kg/sào 360m2) + Bón thúc đẻ nhánh: (sau cấy: 10 – 12 ngày vụ Xuân, 5 – 6 ngày trong vụ Mùa) khi lúa đã bén rễ hồi xanh: 70% đạm urê (4-5 kg/sào 360m2) và 50% kali kết hợp với làm cỏ. + Bón đón đòng (Sau cấy 35-40 ngày): Cần bón sớm khi lúa kết thúc đẻ nhánh, bắt đầu phân hóa đòng để đòng to, bông nhiều hạt, tỷ lệ hạt chắc cao: Bón hết 50% kali còn lại (4-5 kg/sào 360m2). Tùy theo chân đất, mùa vụ, nếu lúa sinh trưởng phát triển kém có thể bón đón đòng thêm 0,5 kg đạm/sào 360m2. Tuyệt đối không dùng đạm bón đón đòng khi lúa sinh trưởng phát triển tốt. Trong trường hợp cuối vụ không có mưa thì sau khi lúa trỗ báo (khoảng 5%) có thể bón tăng thêm 0,5 kg đạm, 1 kg kali để tăng tỷ lệ hạt chắc. Chú ý: Có thể bón phân hữu cơ vi sinh, phân tổng hợp NPK theo tỷ lệ nguyên chất trên để thay thế phân chuồng và đạm, lân , kali đơn theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Chủ động tưới tiêu để tạo cho rễ lúa ăn sâu, hút được nhiều dinh dưỡng, chuyển hóa giai đoạn tốt: đẻ nhanh, trỗ và chín tập trung Thường xuyên thăm đồng phát hiện sâu bệnh hại để kịp thời phun thuốc. 4. Phòng trừ sâu bệnh Thường xuyên thăm đồng theo dõi & phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời. Phòng trừ sâu bệnh theo sự chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn theo nguyên tắc 4 đúng bằng các loại thuốc đặc hiệu. (Cách phun, nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc). Chú ý: Cần bố trí đúng thời vụ, kết hợp bón phân cân đối đúng thời điểm để giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh. |